Thế trận mới Mỹ-Nga ở Ukraine
Thế trận mới của Mỹ Nga ở Ukraine được chỉ ra sau khi tổng thống Obama ký quyết định gia tăng cấm vận Nga thêm 1 năm
Mỹ gia tăng cấm vận Nga thêm 1 năm
Ngày 3/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký sắc lệnh gia hạn thời hiệu lệnh cấm vận nhằm vào Nga do can dự của Moskva trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Sắc lệnh mới này được công bố trên website chính thức của Nhà Trắng. Theo đó, các lệnh trừng phạt sẽ được gia hạn tới ngày 6/3/2017, mọi biện pháp vẫn được giữ nguyên.
“Những động thái và chính sách, như được nêu trong các sắc lệnh của tôi, vẫn tiếp tục gây đe dọa bất thường và đặt biệt cho lợi ích an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ”, Tổng thống Obama lý giải.
Tổng thống Obama ký quyết định kéo dài trừng phạt Nga thêm 1 năm.
Trước đó, hồi tháng 3/2014, ông chủ Nhà Trắng cũng đã ký sắc lệnh áp đặt trừng phạt nhằm vào nhiều công ty, quan chức, cá nhân người Nga sau vụ Crimea sáp nhập vào Nga. Các lệnh cấm tương tự cũng được Liên minh châu Âu (EU) và nhiều nước phương Tây dựng lên.
Washington nhiều lần tuyên bố, cấm vận sẽ chỉ được dỡ bỏ chừng nào Nga tuân thủ đầy đủ trách nhiệm được quy định trong Thỏa thuận Minsk về tạo lập ổn định ở miền Đông Ukraine.
Ngay sau công bố của Nhà Trắng, hãng Lenta ngày 3/3 dẫn lời Thư ký báo chí của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov cho biết, ban lãnh đạo Nga lấy làm tiếc về quyết định của Washington liên quan tới việc gia hạn thời hiệu lệnh cấm vận nhằm vào Nga “do sự can dự của Moskva trong cuộc xung đột ở Ukraine”.
Mỹ không dễ để Nga thượng phong
Quyết định gia tăng thêm cấm vận của Nhà Trắng nhằm vào Nga diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị tại Ukraine đang hết sức rối loạn, và dấu hiệu tác động từ phía Nga với cựu tổng thống.
Còn nhớ hôm 28/2, trao đổi trên chương trình truyền hình “10 phút với Thủ tướng”, ông Yatsenyuk nhắc lại cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ tại Quốc hội diễn ra vào giữa tháng 2 vừa qua, đồng thời cho rằng: “Chính phủ hoàn toàn hợp pháp và tiếp tục làm việc. Nhưng sự bất ổn chính trị vẫn còn và cần phải chấm dứt”.
Theo Thủ tướng Yatsenyuk, trách nhiệm về sự bất ổn trong nước thuộc về Tổng thống, các đảng phái cũng như các lực lượng chính trị khác trong liên minh “Châu Âu – Ukraine”.
Video đang HOT
Trong khi đó, Tổng thống Poroshenko đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích và yêu cầu ông Yatsenyuk rời ghế thủ tướng.
“Để khôi phục lòng tin trong chính phủ, Tổng thống (Poroshenko) yêu cầu Tổng Công tố viên và Thủ tướng (Yatsenyuk) từ chức”, ông Svyatoslav Tsigalko – phát ngôn viên của Tổng thống Poroshenko nhấn mạnh
Trong khi quan hệ căng thẳng giữa 2 nhà lãnh đạo Ukraine chưa được giải quyết xong thì Kiev lại đứng trước mối lo mới khi Cựu Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych đã công bố ý định quay trở lại Ukraine.
Ông Yanukovych mang ý định trở về nước sau khi các cuộc điều tra chống lại ông trong nước đã dừng lại. Cựu Tổng thống Ukraine không còn nằm trong danh sách truy nã quốc tế nên ông có thể tự do đi lại qua các nước.
“Ông ấy có ý định quay trở lại Ukraine và điều này sẽ được thực hiện một cách hợp pháp. Ông chưa từng từ chức và đã bị loại bỏ một cách thô bạo, vi hiến”, luật sư Vitaliy Serdyuk nói.
Rõ ràng có thể thấy rằng những mâu thuẫn trên chính trường Ukraine đều mang màu sắc và dấu hiệu của Nga. Bản thân Nhà Trắng rất muốn dùng ảnh hưởng của mình để giải quyết tình hình này nhưng không thể làm gì hơn. Chính vì thế việc gia tăng sức ép với Điện Kremlin thông qua lệnh trừng phạt mới là điều có thể lý giải được.
Vấn đề ở Ukraine làm nhiều người liên tưởng đến cách hành xử tương tự của Mỹ với Nga tại Syria.
Sau khi để Nga lấy mất vị trí dẫn đầu, Nhà Trắng cũng không để chính quyền Tổng thống Putin ở thế thượng phong bằng mọi biện pháp, trong đó có tăng cường bao vây cấm vận.
Tuấn Hùng (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Cựu Tổng thống Gruzia sẽ trở thành tân Thủ tướng Ukraine?
Cùng với việc đang 'ăn ý' với Tổng thống Ukraine Poroshenko và Quốc hội Ukraine đang gia tăng các nỗ lực phế truất Thủ tướng Yatsenuk, Saakashvili đang nổi lên là ứng cử viên hàng đầu cho chức Thủ tướng Ukraine.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và ông Saakashvili (bên phải).
Uy tín của tỉnh trưởng Odessa và là cựu Tổng thống Gruzia - Mikhail Saakashvili bất ngờ gia tăng mạnh trong thời gian gần đây. Cùng với việc đang "ăn ý" với Tổng thống Ukraine Poroshenko và Quốc hội Ukraine đang gia tăng các nỗ lực phế truất Thủ tướng Yatsenuk, Saakashvili đang nổi lên là ứng cử viên hàng đầu cho chức Thủ tướng Ukraine.
Khi uy tín cá nhân và chính đảng cùng gia tăng
Theo kết quả các cuộc thăm dò mới đây nhất do Viện Gorshenin tiến hành, uy tín cá nhân của ông Saakashvili đã gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó, chính đảng của ông Saakashvili cũng gia tăng mạnh và hiện chỉ đứng sau đảng "Tự cứu mình".
Theo kết quả do Viện Gorshenin công bố, đảng "Tự cứu mình" đang giành được nhiều sự ủng hộ nhất của cử tri Ukraine với tỷ lệ ủng hộ đạt 13,4%. Đảng của Saakashvili bất ngờ đứng ở vị trí thứ hai với 12,2% tỷ lệ ủng hộ.
Tiếp đến là các đảng Batkivshina của cựu Thủ tướng Yulia Timoshenko (12,1%), "Khối đối lập" (11,3%), "đảng Cấp tiến" (10,3%), "Khối Petr Poroshenko" (8,5%), đảng "Tự do" (7,3%), "Ukrop" (6,1%).
Đáng chú ý, đảng "Mặt trận dân tộc" của Thủ tướng Arseni Yatsenuk có thể sẽ không có chân trong Quốc hội mới khi chỉ đạt tỷ lệ ủng hộ rất thấp là 2,8%.
Theo quy định của luật pháp Ukraine, chỉ có những chính đảng giành được trên 5% phiếu bầu mới có thể có chân trong Quốc hội Ukraine.
Sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội trước thời hạn
Cho đến nay, Quốc hội Ukraine vẫn chưa đưa ra bất cứ tuyên bố nào về khả năng tổ chức một cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn. Ngược lại, trong các bài phát biểu của mình, Tổng thống Ukraine Petr Poroshenko luôn khẳng định tầm quan trọng của việc phải duy trì liên minh cầm quyền như hiện nay và duy trì khả năng làm việc của các cơ quan lập pháp Ukraine.
Tuy nhiên, trên thực tế, tình hình chính trường Ukraine đang khá rối ren. Sau khi Quốc hội Ukraine không thể thu thập đủ số phiếu cần thiết để phế truất Thủ tướng Yatsenuk, đảng Batkivshina và sau đó là đảng "Tự cứu mình" đã tuyên bố rút lui khỏi liên minh cầm quyền.
Cho đến nay, Quốc hội Ukraine vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: Liệu liên minh cầm quyền ở Ukraine vẫn đang tồn tại hay đã tan rã. Nguyên nhân là do mỗi một nghị sỹ Quốc hội Ukraine hiện nay đều có thể đặt bút ký vào danh sách ủng hộ việc gia nhập vào liên minh đa số hoặc rút khỏi liên minh này mà không phụ thuộc vào quyết định của đảng phái mình đại diện.
Tổng thống Ukraine Poroshenko hiện là người hưởng lợi từ sự đình trệ này vì Poroshenko cần phải duy trì liên minh cầm quyền như hiện nay, chí ít là đến mùa thu năm nay theo đúng những gì phương Tây yêu cầu.
Điển hình cho lời yêu cầu này là vào ngày 20/2 vừa qua, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi Tổng thống, Thủ tướng và giới lãnh đạo Ukraine cần phải "tăng cường đoàn kết".
"Ông ấy (Joe Biden) đã kêu gọi giới lãnh đạo Ukraine đoàn kết và khôi phục niềm tin của xã hội vào liên minh cầm quyền và các chương trình cải cách, gia tăng nỗ lực của Ukraine trong cuộc chiến chống nạn tham nhũng, củng cố sự công bằng và sự tối thượng của luật pháp, cũng như thực hiện các yêu cầu của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế)"- thông báo của Nhà Trắng nhấn mạnh.
Trong bối cảnh này, nếu như Ukraine không thể duy trì được liên minh cầm quyền và Ukraine phải tổ chức bầu cử lại thì nước này sẽ không đủ điều kiện để nhận các gói hỗ trợ tài chính tiếp theo từ IMF và các tổ chức tài chính quốc tế khác. Các gói cứu trợ này nhiều khả năng sẽ chỉ được trao cho Ukraine vào đầu mùa thu năm 2016.
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk bị đại biểu khối Poroshenko lôi ra khỏ bục khi đang đọc báo cáo trước quốc hội.
Cơ hội cho Saakashvili
Bất chấp những nỗ lực của giới lãnh đạo Ukraine, Quốc hội hiện nay của Ukraine nhiều khả năng khó có thể hoạt động đến cuối năm nay. Trên thực tế, Quốc hội Ukraine sẽ phải tiến hành thảo luận với các nghị sỹ trước từng phiên bỏ phiếu.
Đây chính là nguyên nhân làm phức tạp hóa quá trình phê chuẩn các điều luật quan trọng đối với Ukraine. Một nguồn tin trong nội bộ Chính phủ Poroshenko khẳng định rằng việc bầu cử Quốc hội nước này nhiều khả năng sẽ được tổ chức vào mùa thu năm 2016. "Quá trình chuẩn bị cho cuộc bầu cử này thực tế đã bắt đầu được triển khai"- nguồn tin này nhấn mạnh.
Mikhail Saakashvili đang có những bước chuẩn bị hết sức tích cực cho sự kiện có thể xảy ra vào mùa thu năm 2016. Cựu Tổng thống Gruzia đã thành lập đảng "Phong trào làm sạch" và đi khắp 22 tỉnh của Ukraine.
Trong quá trình công du của mình, Saakashvili liên tục đưa ra các tuyên bố chính trị mạnh mẽ, ví dụ như kêu gọi giải tán Quốc hội. Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận xã hội của Viện Gorshenin, những tuyên bố này của Saakashvili nhận được sự ủng hộ của 42,3% cử tri Ukraine.
Từ nay đến mùa thu 2016 là khoảng thời gian quý báu để Saakashvili tiếp tục củng cố uy tín cho đảng của mình.
Theo nhận định của Viện Gorshenin, để hình thành một liên minh cầm quyền trong Quốc hội mới của Ukraine, chỉ cần các đảng "Khối Poroshenko", đảng "Tự cứu mình" và đảng của Saakashvili liên kết với nhau là đủ.
Nếu như khả năng này xảy ra, Saakashvili sẽ có cơ hội rất lớn để trở thành Thủ tướng Ukraine. Khả năng này không chỉ được lực lượng thuộc phe Tổng thống Poroshenko mà cả lực lượng "Tự cứu mình" ủng hộ.
"Chúng tôi đã thảo luận 3 phương án nhân sự trong liên minh để đề xuất lên Tổng thống, 2 trong số đó là người nước ngoài, trong đó có Mikhail Saakashvili, người đã nhận được quốc tịch Ukraine"- nghị sỹ Egor Sobolev bình luận trong chương trình "Tự do ngôn luận" của Ukraine.
Một lợi thế khác của Mikhail Saakashvili để trở thành tân Thủ tướng Ukraine, theo nhận định của giới chuyên gia, là nhân vật này đã nhận được sự tin tưởng nhất định của giới chính trị gia phương Tây - những người sẵn sàng "chìa ra" những gói cứu trợ tài chính cho Chính phủ mới ở Ukraine.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo "gazeta", một trong những tờ báo điện tử uy tín, có lượng truy cập nhiều nhất tại Nga.
Đào Cảnh (Lược dịch)
Theo Infonet
Trung Quốc khiến cuộc chạy đua vũ trang châu Á tiếp tục gia tăng Tham vọng bành trướng và chiếm đoạt lãnh thổ của Trung Quốc đã không chỉ tác động đến việc tăng cường chi tiêu cho quốc phòng ở các nước trong khu vực mà xu hướng này đã lan ra toàn cầu. Quân đội Ấn Độ. Trong báo cáo thường niên về tình hình mua bán vũ khí trên thế giới được Viện Nghiên...