Thế trận Biển Đông đang thay đổi
Tín hiệu đầu tiên đó là Philippines không còn đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, thay vào đó Manila chọn con đường đối thoại song phương.
Theo báo Philippines Star, trong cuộc gặp với giới kiều bào tại Đại sứ quán Philippines ở Washington (Mỹ) cuối tuần qua, Ngoại trưởng Perfecto Yasay cho biết Manila đang âm thầm dàn xếp với Bắc Kinh thông qua các kênh ngoại giao nhằm tiến tới đàm phán song phương vô điều kiện về tranh chấp trên Biển Đông.
Quân đội Trung Quốc và Nga tập trận tấn công đổ bộ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào ngày 14-9
Việc Manila thay đổi cách tiếp cận vấn đề Biển Đông kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền khiến đồng minh và các nước ủng hộ lập trường của họ bối rối.
“Cần đối thoại song phương”
Tại cuộc gặp ở Đại sứ quán Philippines tại Washington, Ngoại trưởng Yasay giải thích thêm do quân đội Philippines được trang bị thua kém nên “không thể thắng Trung Quốc trong bất cứ trận chiến nào”, đây cũng là lý do tại sao Tổng thống Duterte trước đó ra lệnh cho hải quân Philippines không được tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông.
Ông Yasay cho rằng từ góc nhìn của Bắc Kinh, có thể xem tuần tra chung là “một động thái khiêu khích”, khiến việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình càng trở nên khó khăn. “Điều quan trọng là chúng ta phải nói chuyện với họ (Trung Quốc)” – ông Yasay nhấn mạnh.
Video đang HOT
Trước đó, phát biểu tại tọa đàm ở Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington, Ngoại trưởng Yasay nói Philippines chưa sẵn sàng đàm phán vì Bắc Kinh không muốn đưa vào nghị trình phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).
“Quan điểm của chúng tôi là không đàm phán ngoài khuôn khổ phán quyết của Tòa trọng tài. Chúng tôi đang làm tất cả để đảm bảo đàm phán song phương (với Trung Quốc) sẽ diễn ra” – ông Yasay khẳng định.
Tuy nhiên ông Yasay không nói rõ Manila sẽ làm cách nào nếu Bắc Kinh không đồng ý. Cũng theo Ngoại trưởng Yasay, quan hệ Philippines – Trung Quốc không chỉ giới hạn ở mỗi tranh chấp lãnh hải. Hai nước còn các lĩnh vực đáng quan tâm khác như đầu tư, thương mại, du lịch… nếu thảo luận các vấn đề này trước có thể mở ra cánh cửa đàm phán về những bất đồng.
Trung Quốc cảnh cáo Nhật
Trong một diễn biến khác, cuộc tập trận hải quân quy mô nhất từ trước đến nay giữa Trung Quốc và Nga (Joint Sea-2016) diễn ra trên vùng biển ngoài khơi tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vừa kết thúc ngày 19-9.
Theo trang Sputnik của Nga, sự kiện này được lên kế hoạch trước vài tháng và trùng với kế hoạch diễn tập tuần tra “Tự do hàng hải” giữa Mỹ và Nhật Bản ở Biển Đông. Bắc Kinh nhiều lần cảnh báo Tokyo không được bước qua “lằn ranh đỏ” này nếu không muốn “gánh hậu quả”.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 17-9 cũng đồng loạt chỉ trích dữ dội sự can thiệp của Tokyo sau khi Bộ trưởng quốc phòng Tomomi Inada, trong chuyến thăm Mỹ hôm 15-9, tuyên bố Lực lượng phòng vệ Nhật sẽ tăng cường can dự vào Biển Đông thông qua hoạt động tuần tra chung với hải quân Mỹ.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu mô tả động thái này là “ngoại giao pháo hạm” và đe dọa Bắc Kinh có thể phản ứng bằng cách tăng tốc quân sự hóa hoặc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
Trong kịch bản ADIZ, tờ báo Trung Quốc còn giải thích thêm “tàu chiến Nhật sẽ là mục tiêu chính của Trung Quốc”. “Chiến đấu cơ Trung Quốc có thể được triển khai bay ở độ cao thấp trên các con tàu Nhật để gây áp lực” – Thời báo Hoàn Cầu mô tả.
Ông Trương Bảo Huy, giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương thuộc Đại học Lingnan (Hong Kong), nhận xét sự hiện diện của Nhật ở Biển Đông sẽ không tác động đến hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc, tuy nhiên các chiến dịch hàng hải của Nhật có thể gây ra các kịch bản nguy hiểm.
Ông Trương cũng cho rằng mối quan tâm của Nhật đối với Biển Đông chủ yếu xuất phát từ lợi ích chiến lược vì họ không muốn Trung Quốc độc chiếm tuyến hàng hải với 5.000 tỉ USD hàng hóa đi qua mỗi năm.
Theo Tuổi Trẻ
Sự thật sức mạnh quân đội Trung Quốc sau những đơn hàng vũ khí
Có rất ít quốc gia phải xếp hàng chờ mua các hệ thống vũ khí của Trung Quốc và nếu phải như thế, chắc chắn mua về họ cũng sẽ thay thế một số bộ phận bằng thiết bị an toàn và chất lượng hơn của phương Tây.
Theo trang mạng National Interest, một trong những lập luận thường xuyên của phía Trung Quốc khi đi chào hàng là kinh nghiệm 20 năm nghiên cứu và sản xuất vũ khí. Ở góc độ nào đó, điều này là đúng vì Trung Quốc cũng sản xuất được một số loại tương đối hiện đại như chiến đấu cơ J-10, tàu ngầm lớp Yuan và xe tăng Type-99.
Những loại mới này chắc chắn vượt trội so với các loại vũ khí bị thay thế vốn là những bản sao vũ khí của Xô viết có niên đại từ năm 1950 như chiến đấu cơ J-7, tàu ngầm lớp Ming và xe tăng Type-59.
Trên giấy tờ, Trung Quốc xuất khẩu vũ khí cũng khá thành công. Năm ngoái, theo số liệu của Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế (SIPRI) tại Stockholm (Thụy Điển), Bắc Kinh thu về gần 2 tỉ USD. Dữ liệu của SIPRI giai đoạn 2011-2015 cũng cho thấy Trung Quốc đã vươn lên hàng nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba trên thế giới, chiếm gần 6% tổng thị trường vũ khí. Đây là mức gần gấp đôi của giai đoạn 2006-2010.
Bằng chứng là hầu hết vũ khí Trung Quốc bán được chỉ cho một số rất ít nước. Trong 5 năm qua, hơn 2/3 (chính xác là 71%) doanh số bán vũ khí Trung Quốc rơi vào ba nước Pakistan, Bangladesh và Myanmar. Phần còn lại đi chủ yếu đến một số nước nghèo ở châu Phi, đặc biệt là Algeria, Nigeria, Sudan và Tanzania.
Phần lớn vũ khí Trung Quốc bán được cũng chỉ là hàng rẻ tiền như xe bọc thép, vũ khí nhỏ và đạn dược, hay máy bay chiến đấu bản nhái thời Xô viết. Một trong những trang thiết bị vũ khí bán chạy nhất của Trung Quốc loại máy bay K-8 và cũng chủ yếu bán cho các nước đang phát triển ít tiền, dùng cho công tác đào tạo để lái loại máy bay chiến đấu tiên tiến mua sau đó.
Nhìn chung, các loại vũ khí Trung Quốc sản xuất được và bán đi vẫn chưa đủ sức làm thay đổi cuộc chơi, tức tạo được tác động lớn đến cân đối quyền lực trong khu vực.
Bằng chứng là ở vị trí thứ ba trong thị trường vũ khí toàn cầu, nhưng Trung Quốc vẫn còn khoảng cách quá xa so với Mỹ (33%) và Nga (25%), chỉ nhỉnh hơn một chút so với Pháp (5,6%), Đức (4,7%) và Vương quốc Anh (4,5%). Hơn nữa, vị trí của Trung Quốc trong danh sách các nước buôn bán vũ khí toàn cầu cũng không thống nhất. Ví dụ, theo SIPRI, trong giai đoạn 2006-2010, Trung Quốc chỉ giành 3,7%, đứng thứ 6 trong danh sách này.
Để duy trì là một nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu, Trung Quốc cần đẩy mạnh cạnh tranh các sản phẩm hơn nữa. Trung Quốc cần nhiều hơn các đơn hàng về nhiều loại vũ khí tiên tiến- chẳng hạn như siêu máy bay chiến đấu, vũ khí dẫn đường chính xác, máy bay cảnh báo sớm trên không, và hệ thống phòng không tầm xa.
Cho đến nay, có rất ít quốc gia phải xếp hàng chờ mua các hệ thống vũ khí của Trung Quốc và nếu phải như thế, chắc chắn mua về họ cũng sẽ thay thế một số bộ phận bằng thiết bị an toàn và chất lượng hơn của phương Tây. Trung Quốc chủ yếu bán thiết bị quân sự cho các nước hoặc là quá nghèo để mua vũ khí phương Tây hay Nga, hay những nước đang phải chịu lệnh cấm vận vũ khí (như Venezuela). Iran từng là một nước tiêu thụ lượng lớn các vũ khí Trung Quốc, nhưng Tehran đã không tiếp tục đặt hang với Bắc Kinh trong nhiều năm. Điều này là do ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc vẫn còn rất yếu trong các công nghệ quan trọng như động cơ phản lực và thiết bị điện tử. Một bài báo của New York Times vào năm 2013 từng cho biết Algeria đã mua tàu hộ tống từ Trung Quốc, nhưng sau đó phải mua thêm rađa của Pháp và thiết bị thông tin liên lạc để trang bị thêm cho các tàu này.
Theo Danviet
Tham vọng xây dựng không quân cơ động toàn cầu của Trung Quốc Với việc xây dựng quân đoàn dù tinh nhuệ và mua sắm vận tải cơ chiến lược, Trung Quốc muốn tăng khả năng triển khai lực lượng toàn cầu của không quân. Vận tải cơ An-225 là máy bay lớn nhất thế giới hiện nay. Ảnh: Wikipedia Là quốc gia có lãnh thổ rất rộng lớn, Trung Quốc bắt buộc phải xây dựng...