Thể tích các hồ nước từ băng tan tăng 50% trong 30 năm
Theo một nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu vệ tinh của NASA, thể tích các hồ được hình thành khi các sông băng trên toàn thế giới tan chảy do biến đổi khí hậu đã tăng 50% trong 30 năm.
Tác giả chính, Phó giáo sư, nhà địa mạo Dan Shugar, Đại học Calgary, Canada cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi biết rằng không phải tất cả nước tan chảy đều chảy ngay vào đại dương. Nhưng cho đến nay không có dữ liệu nào để ước tính có bao nhiêu nước được lưu trữ trong các hồ hoặc nước ngầm”.
Ông cho biết phát hiện được công bố hôm 31-8 trên tạp chí Nature Climate Change sẽ giúp các nhà khoa học và chính phủ xác định các mối nguy tiềm ẩn đối với các cộng đồng ở hạ lưu những hồ thường không ổn định này.
Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng đáng kể về thể tích các hồ kể từ năm 1990. Các cộng đồng miền núi sống ở hạ lưu có nguy cơ bị lũ lụt tàn phá.
Phó giáo sư Dan Shugar cho biết: “Vào năm 2019, tôi đã lần theo dấu vết của trận lũ kinh hoàng ở Peru. Nhiều hồ trên dãy Andes nằm bên dưới những chỏm băng cao chót vót đang trải qua giai đoạn thay đổi khi biến đổi khí hậu khiến chúng thành nơi tích tụ nước trong các lưu vực phình to. Các cộng đồng dễ bị tổn thương nằm bên dưới những hồ này. Nhưng có rất ít dữ liệu về việc nhiều hồ băng đang ứ nước và nguy hiểm như thế nào”.
Theo nghiên cứu trước đó, từ năm 1994 đến 2017, các sông băng trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng núi cao, đã đổ khoảng 6,5 nghìn tỷ tấn nước.
Video đang HOT
Anders Levermann, giáo sư khí hậu tại Viện tác động biến đổi khí hậu Potsdam, nói với AFP: “Trong 100 năm qua, 35% mực nước biển dâng trên toàn cầu là do băng tan chảy. Các nguồn chính khác của mực nước biển dâng là các tảng băng và sự giãn nở của nước biển khi nhiệt độ ấm lên”.
Nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái đất đã tăng 1 độ C kể từ thời tiền công nghiệp, nhưng các vùng núi cao trên khắp thế giới đã ấm lên gấp đôi tốc độ đó, làm tăng tốc độ tan chảy của sông băng.
Hồ Lớn (Great Lakes) ở Bắc Mỹ qua ảnh vệ tinh NASA năm 2000.
Không giống như các hồ bình thường, các hồ nước từ sông băng không ổn định vì chúng thường được quây xung quanh bởi băng hoặc trầm tích bao gồm đá rời và các mảnh vụn. Khi tích tụ nước tràn qua các rào cản tình cờ này, lũ lụt lớn có thể xảy ra ở hạ lưu.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change, loại lũ lụt gây ra từ những hồ băng tan chảy đã gây ra cái chết cho hàng nghìn người trong thế kỷ trước, cũng như phá hủy làng mạc, cơ sở hạ tầng và giết chết gia súc.
Sự cố được ghi nhận gần đây nhất là một vụ vỡ hồ băng trôi qua Thung lũng Hunza ở Pakistan vào tháng 5.
Vào tháng 1, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc ước tính hơn 3.000 hồ băng đã hình thành ở khu vực Hindu Kush-Himalayan, với 33 hồ có nguy đe dọa đến cuộc sống của 7 triệu người.
Giải mã miệng hố khổng lồ hình thành sau vụ nổ lớn ở Nga
Qua mùa hè nóng bức kỷ lục, miệng hố khổng lồ có chiều sâu hơn 50 m bất ngờ xuất hiện sau một vụ nổ lớn ở cực bắc nước Nga.
Các chuyên gia tin rằng vụ nổ khủng khiếp xảy ra do sự tích tụ khí methane trong lớp băng vĩnh cửu ở khu vực này. Đây là miệng hố lớn thứ 17 được hình thành tại lãnh thổ của Nga ở vùng Bắc Cực trong vòng 6 năm qua. Sự xuất hiện đột ngột của các miệng hố khổng lồ đã gây liên tưởng đến nhiều thuyết âm mưu, từ dấu hiệu của vật thể bay không xác định (UFO) đến các phi vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Điện Kremlin.
Theo các nhà khoa học, lực phá hoại từ tâm chấn của vụ nổ có thể khiến các khối đất và băng văng xa hàng trăm mét. Lớp băng vĩnh cửu tại cực bắc đang tan chảy, tạo điều kiện cho khí methane thoát ra ngoài sau hàng nghìn năm bị đè nén, gây nên những vụ nổ kinh hoàng.
Hố sâu hun hút được một đoàn phim ở Vesti, đảo Yamal tình cờ phát hiện trong lúc làm việc. Nhận được tin tức, một nhóm nghiên cứu khoa học đã đến hiện trường để tìm hiểu về miệng hố sâu ít nhất 50 m này. Tiến sĩ Evgeny Chuvilin, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo, cho biết "hố tử thần" có kích thước đáng kinh ngạc, hình thành từ "nguồn sức mạnh khổng lồ trong tự nhiên".
Theo Giáo sư Vasily Bogoyavlensky thuộc Viện Nghiên cứu Dầu khí Nga ở Moscow, quy trình khai thác khí thiên nhiên ở Yamal để tập trung cung ứng cho thị trường châu Âu có thể là nhân tố dẫn đến sự hình thành miệng hố. Ông cũng bày tỏ lo ngại về nguy cơ thảm họa sinh thái nếu các vụ nổ xảy ra gần đường ống dẫn khí đốt, cơ sở sản xuất hoặc khu dân cư.
Các nhà khoa học gọi núi băng vĩnh cửu được tạo nên từ kết cấu của băng ngầm là pingo. Dưới sức ép của các mạch nước ngầm, núi băng này sẽ trồi lên mặt đất, gặp nhiệt độ lạnh hơn và đóng băng. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng cao, những ngọn núi này sẽ tan chảy tạo nên miệng hố khổng lồ. Bogoyavlensky cho biết núi băng pingo đang nâng đường ống dẫn khí đốt lên cao. Ở một số nơi, sự xuất hiện của chúng đã bắt đầu bẻ cong các ống dẫn này.
Tấn công khách cắm trại, gấu Bắc cực bị bắn chết Một người đàn ông đã tử vong sau khi bị một con gấu Bắc cực tấn công tại khu vực Longyearbyen thuộc quần đảo Svalbard ở Na Uy hôm 28/8. Con gấu sau đó đã bị người dân bắn hạ, Reuters đưa tin. Người phát ngôn văn phòng thống đốc Svalbard cho biết: "Cảnh sát nhận được thông báo vào lúc 3 giờ...