Thế thượng phong của bà Merkel
Dù gặp phải nhiều chỉ trích trong vấn đề đón nhận người di cư Trung Đông song nữ Thủ tướng Angela Merkel vẫn chiếm thế thượng phong trên chính trường nước Đức để sẵn sàng cho nhiệm kỳ thứ tư liên tiếp, một kỷ lục vô tiền khoáng hậu.
Nữ Thủ tướng Angela Merkel (thứ hai hàng đầu từ trái qua) đang chiếm thế thượng phong trên chính trường
Viện Forsa nghiên cứu dư luận của Đức ngày 25-5 công bố kết quả một cuộc thăm dò dư luận cho thấy, Thủ tướng Angela Merkel vẫn nhận được sự ủng hộ cao nhất của dân chúng nước này, mong muốn bà tái cử để lãnh đạo nước Đức. Theo đó, dù số người được hỏi ý kiến ủng hộ bà Merkel trở thành Thủ tướng tiếp theo của nước Đức có giảm nhẹ so với tuần trước, song vẫn đạt tỷ lệ 44%, cao hơn 29% so với tỷ lệ dành cho đối thủ chính là Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội (SPD) Sigmar Gabriel.
Những kết quả trên cho thấy nữ Thủ tướng Merkel vẫn đang chiếm ưu thế trên chính trường Đức, dù đang vấp phải nhiều sự phản đối và chỉ trích trong chính sách đối với người tị nạn Trung Đông. Thủ tướng Merkel là một trong số không nhiều người kiên trì với lập trường ủng hộ mạnh mẽ việc tiếp nhận những người tị nạn Trung Đông như Syria, Iraq… phải bỏ quê hương bản quán tới châu Âu để tránh đạn bom xung đột vũ trang.
Đức là một trong những quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) tiếp nhận số người tị nạn Trung Đông, Nam Á đến định cư nhiều nhất với khoảng 1 triệu người chỉ trong năm 2015. Chính sách hào phóng tiếp nhận người tị nạn đã ngốn của ngân sách nước Đức số tiền khổng lồ, lên tới 93,6 tỷ euro (gần 106 tỷ USD) từ nay đến cuối năm 2020.
Dang tay đón nhận hàng triệu người tị nạn với bao vấn đề kèm theo từ công ăn việc làm cho tới an sinh xã hội, song điều này khiến cho nước Đức và liên minh cầm quyền của Thủ tướng Merkel những điều đau đầu khác. Một trong số đó là việc người tỵ nạn gây ra vụ náo loạn, “tấn công tình dục tập thể”, xâm hại và cưỡng bức nhiều cô gái Đức trong đêm Giao thừa bước sang năm mới 2016 tại thành phố Cologne để rồi liên minh cầm quyền của Thủ tướng Merkel phải “trả giá” bằng thất bại trong cuộc bầu cử nghị viện một số bang hồi tháng 3 vừa qua.
Tuy nhiên, bất chấp việc sụt giảm uy tín trong chính sách ưu ái với người nhập cư, bà Merkel vẫn mang lại những thành quả tích cực cho nước Đức trong bối cảnh khủng hoảng nợ công hoành hành tại châu Âu. Số liệu mới nhất cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Đức trong tháng 4 vừa qua tiếp tục duy trì ở mức thấp kỷ lục là 6,2%. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu này cũng được đánh giá “đi đúng hướng” bất chấp những khó khăn chung của kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng 1,5-1,7% trong năm 2016 này.
Là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2015 theo sự bầu chọn của Tạp chí Forbes và là nhà lãnh đạo duy nhất ở châu Âu vững vàng trên chiếc ghế quyền lực thời gian dài qua bất chấp “cơn bão” khủng hoảng và suy thoái kinh tế quét qua châu Âu, nữ Thủ tướng Merkel được cho là có cơ hội giành chiến thắng cao nhất trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 2017. Bà Merkel – hiện là người thứ ba của nước Đức sau các Thủ tướng Korad Adenauer và Helmut Kohl cầm quyền 3 nhiệm kỳ liên tiếp – sẽ đi vào lịch sử nước Đức và châu Âu nói chung nếu tiếp tục ra tranh cử và chiến thắng trong cuộc bầu cử vào năm tới.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
Crimea thoát Ukraine, đón ánh sáng mới
Người dân ở bán đảo Crimea đón nhận tin mừng khi việc xây dựng tuyến cáp điện từ Nga đã gần hoàn tất.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chủ trì lễ khởi công xây dựng tuyến cáp thứ tư và cũng là cuối cùng trong dự án cung cấp điện cho bán đảo Crimea.
Theo Reuters, với công đoạn này, ông Putin khẳng định sẽ giúp Crimea dẹp bỏ tình trạng cấm vận năng lượng mà ông cáo buộc chính quyền Kiev đã áp lên bán đảo thuộc về Nga thời gian qua.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cùng xuất hiện trong hình ảnh video truyền trực tiếp tại lễ khởi công tuyến cáp cuối cùng trong đường dây tải điện từ Nga tới Crimea ngày 11/5. Ảnh: Reuters
Phát biểu với các công nhân và kỹ sư đang tham gia xây dựng tuyến cáp cung cấp điện qua đường truyền video từ Sochi, ông Putin nói: "Tôi chúc mừng tất cả mọi người vì đã hoàn thành việc xây dựng tuyến kết nối năng lượng sẽ gắn chặt hơn nữa Crimea với nước Nga.
Chúng ta đã cố gắng phá bỏ tình trạng cấm vận năng lượng ở Crimea trong một thời gian ngắn, và chúng ta cũng sẽ loại bỏ tương tự như vậy với bất cứ sự cấm vận nào khác với nước Nga nếu như ai đó muốn thử thách chúng ta lần nữa".
Tuyên bố của ông Putin trong lễ khởi công tuyến cáp cuối cùng tới Crimea thể hiện phần nào ý chí kiên quyết bảo trợ cho bán đảo này kể từ tháng 3/2014.
Tuyến cáp điện tới Crimea sẽ chạy xuyên dưới đáy biển, băng qua eo biển Kerch ngăn cách giữa Nga và Crimea.
Đường dây mới sẽ giúp truyền tải 800 megawatt điện từ Nga tới Crimea. Cộng thêm với năng lực có sẵn tại bán đảo, nước Nga tin tưởng sẽ cung cấp đủ nguồn điện đáp ứng nhu cầu sử dụng ở khu vực này.
Giai đoạn tiếp theo của Nga trong dự án nhằm chấm dứt thế cô lập của Crimea sẽ là xây dựng tuyến đường bộ và cả đường sắt trên chiếc cầu băng qua eo biển Kerch.
Dự án trị giá 3,2 tỉ USD này theo dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2019 và khi đó sẽ trở thành một công trình cầu - đường dài nhất châu Âu.
Tháng 11 năm ngoái, Crimea lâm vào cảnh mất điện nhiều ngày khi các cột điện trong mạng điện của Ukraine cung cấp điện cho Crimea đã bị một số kẻ chưa xác định phá hỏng. Kiev phủ nhận có liên quan trong vụ việc.
Hôm 9/5, nhà máy đóng tàu More tại bán đảo này cũng tổ chức buổi lễ khởi công tàu- tên lửa mới "Storm".
Nhà lãnh đạo Crimea Sergey Aksenov cho biết, qua 23 năm bán đảo này thuộc thành phần của Ukraine nhà máy More cũng như nhiều xí nghiệp công nghiệp khác đã không được đầu tư và chỉ mang tính phá hoại.
"Thật đáng tiếc, trong 23 năm "quản lý" các quan chức Ukraine chỉ phá hoại xí nghiệp. Một trong những người cũ của công ty kể rằng chính quyền Ukraine đã có vô số kế hoạch lạ đời dành cho xí nghiệp: nào là làm kho rau quả, làm bến tàu, nhưng không bao giờ vạch kế hoạch phục hồi sản xuất công nghiệp", lãnh đạo mới của Crimea cho biết.
Lễ khởi công tàu- tên lửa mới "Storm" ở xưởng More, Crimea. Ảnh: Portnews.ru
Vị lãnh đạo Crimea cũng cho hay hiện xưởng này đang được đầu tư trở lại, ca ngợi sự hỗ trợ của Nga và hiện đã nhận được nhiều đơn đặt hàng mới.
Trong khi đón nhận tin mừng từ nước Nga, Crimea vừa được lọt vào đơn kiến nghị trên trang web của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko rằng nên tạo một con kênh và nó có vai trò tách Ukraine với bán đảo này.
Tài liệu này nêu rõ, nếu làm được như vậy Crimea sẽ trở thành một hòn đảo, kênh đào mới có thể là đường thủy ngắn nối liền biển Azov và Biển Đen.
Ông Vladimir Konstantinov đứng đầu quốc hội Crimea nhận xét đề xuất của Ukraine tách riêng Crimea bằng con kênh nhân tạo qua eo biển của bán đảo giống như một dự án của kẻ mất trí.
"Đó là chính sách không hợp lý. Đó là mong muốn điên rồ", ông Konstantinov nói với các phóng viên.
Theo quan điểm của ông, người ta đăng những kiến nghị tương tự nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của nhân dân Ukraine khỏi tình hình kinh tế- xã hội buồn thảm trong nước này.
Đông Phong (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Đâu là vũ khí bí mật giúp Nga chiếm thế thượng phong tại Syria? Tờ Người quan sát đưa tin, với việc triển khai các tàu ngầm im lặng và tiên tiến nhất ở ngoài khơi bờ biển Syria, Nga đang tăng cường can dự vào cuộc chiến quyền lực mà họ đang tham gia tại Trung Đông. Theo tờ báo, Moscow có thể triển khai và sử dụng "vũ khí bí mật" của mình trong chiến...