Thể thao Việt Nam 2020: Vì Olympic không phải là SEA Games
Thể thao Việt Nam (TTVN) hướng đến Olympic 2020 bằng vị thế á quân tại SEA Games 30 với những thành tích lịch sử nhưng điều này không làm vơi bớt khó khăn với các tuyển thủ trong hành trình chinh phục đỉnh cao nhất của thể thao thế giới.
Giành vé đã khó
Vào thời điểm hiện tại 4 năm trước đây, 6 tháng trước khi Olympic 2016 diễn ra, TTVN đã có thể tạm yên lòng với số lượng VĐV giành suất tham dự, thì đến lúc này, số lượng vé chính thức tới Tokyo vào năm 2020 mà các tuyển thủ đem về đúng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đó là 2 chuẩn A của kình ngư Nguyễn Huy Hoàng ở nội dung 800m tự do và 1.500m tự do, là tấm vé của Lê Thanh Tùng ở môn thể dục và 2 vé ở môn bắn cung của Nguyễn Hoàng Phi Vũ và Đỗ Thị Ánh Nguyệt. Con số 5 vé chính thức là một con số đầy lo ngại với thể thao nước nhà lúc này, nếu nhìn vào tổng số 23 vé dự Olympic vào thời điểm 4 năm về trước.
Vẫn biết có tình trạng này là do rất nhiều môn thể thao khác của TTVN vẫn đang trong quá trình thi đấu và chờ đợi kết quả cuối cùng từ phía các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc tế. Ngoài ra, còn một thực tế không thể phủ nhận là độ khó trong việc sở hữu 1 tấm vé dự Olympic 2020 đang ngày một tăng dần. Đơn cử ví dụ ở môn điền kinh.
Sau SEA Games 28 diễn ra tại Singapore, TTVN có 2 vé dự Olympic 2016 của Nguyễn Thị Huyền (nội dung 400m nữ, 400m rào nữ). Nhưng theo cách tính mới đây của Liên đoàn Điền kinh quốc tế về suất dự Olympic, thành tích đạt chuẩn chỉ là một tiêu chí quy đổi ra điểm nhất định, còn lại là điểm số thi đấu ở giải VĐQG, các giải quốc tế trong hệ thống và được cộng lại lấy từ cao xuống thấp.
Hay một ví dụ khác ở môn bắn súng. Đến lúc này, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh – người từng giành 1 HCV, 1 HCB tại Olympic 2016 và cả ĐTQG bắn súng không ai có vé tới Tokyo. Đáng lo ngại nhất, cá nhân Hoàng Xuân Vinh cũng như các đồng đội đã thất bại ở toàn bộ các giải đấu tuyển chọn trong hệ thống và con đường tới Olympic 2020 bằng cửa chính coi như đã khép lại.
Những ví dụ nêu trên đã chỉ ra, việc giành vé dự Olympic 2020 với TTVN đã là một thách thức không nhỏ khi mặt bằng trình độ chuyên môn của các nền thể thao trên thế giới đang ngày một nâng lên đáng kể. 4 năm sau kể từ Olympic 2016, TTVN không xuất hiện thêm nhiều gương mặt xuất sắt đạt đến trình độ châu lục và thế giới, trong bối cảnh, không ít tuyển thủ đã ở bên kia sườn dốc của sự nghiệp.
Video đang HOT
Thành công tại SEA Games 30, nhưng TTVN đang gặp thách thức lớn tại Olympic Tokyo 2020. Ảnh: Hoàng Linh
Ở những môn thành tích có thể đo đếm như điền kinh, bơi, cử tạ số niềm hi vọng đang rơi rụng dần với tốc độ đáng lo ngại. Còn ở những môn thi đấu có tính đối kháng cao như Taekwondo, Karatedo, Judo, đấu kiếm, cầu lông, xe đạp, đua thuyền khả năng giành vé cũng chỉ 50/50, nghĩa là có thể có vé mà cũng có thể trắng tay.
Giành huy chương còn khó hơn
Sẽ là áp lực rất lớn nếu đem 1 HCV, 1 HCB 4 năm trước ra làm chỉ tiêu để đoàn TTVN phấn đấu ở Olympic 2020 hay nói một cách khác, đó là một mục tiêu thiếu căn cứ và gần như không thể hoàn thành nếu chúng ta nhìn vào lực lượng hiện tại. Thành tích của 4 năm trước là lịch sử, là mốc son chói lọi nhưng không có nghĩa TTVN có thể duy trì và phát huy thành tích đó trong nhiều kỳ Olympic tiếp theo. Bởi nó là sự kết tinh của nhiều yếu tố trong một chu kỳ có muôn vàn thuận lợi của TTVN từ con người, quá trình đầu tư và trình độ của các đối thủ cạnh tranh.
Không nên chỉ trích một cá nhân VĐV nào đó về phong độ thất thường hay thành tích đi xuống trong lúc này, khi chất lượng công tác đào tạo, huấn luyện và tập huấn ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích nhưng đây là điều còn khiến chính các nhà chuyên môn trăn trở. Hãy nhìn ngay môn bắn súng với 1 HCV, 1 HCB Olympic từ năm 2016 nhưng đến nay các xạ thủ vẫn chưa có nổi 1 trường bắn bia điện tử đủ tiêu chuẩn để tập luyện trong nước thì rất khó để nói chuyện duy trì hay nâng cao thành tích.
Vậy nên, sự sa sút của những xạ thủ xuất sắc hay không có tay súng trẻ tiềm năng nào xuất hiện là điều dễ hiểu và cũng không thể đòi hỏi thành tích kỳ này phải cao hơn kỳ trước. Một tấm huy chương Olympic giành được nó không đơn thuần là kết quả của việc nuôi gà nòi với số tiền tập huấn nào đó (kể cả lên tới vài tỷ đồng cho 1 VĐV mỗi năm), mà nó là quá trình đào tạo, bồi dưỡng, sàng lọc lực lượng trên cơ sở một phong trào phát triển thực sự về cả chất và lượng ở một môn thể thao.
Trên thực tế, TTVN đến với Olympic 2020 mà không có một gương mặt nào đủ sức gánh vác nhiệm vụ giành huy chương, tất cả chỉ là hi vọng mong manh. Thành tích thi đấu của các tuyển thủ đã có vé dù là nỗ lực đáng khen ngợi nhưng nó chưa đủ để thắp sáng hi vọng tranh chấp ở một đấu trường hội tụ tất cả những VĐV xuất sắc nhất của từng khu vực trên thế giới.
Nếu 4 năm trước đây, hi vọng giành huy chương được đặt ở môn bắn súng và cử tạ, thì giờ đây cả 2 môn này đều chưa cầm vé trong tay. Kể cả khi cử tạ có thể giành được vé, gương mặt nhiều hi vọng nhất là Thạch Kim Tuấn hiện cũng chỉ đứng trong tốp 5 lực sỹ hàng đầu ở hạng 61kg và thành tích gần nhất là giành HCB tại SEA Games 30.
Với các môn khác, dường như hi vọng đang được dồn cả vào Karatedo ở lần đầu tiên có mặt trong chương trình thi đấu tại Olympic với 8 bộ huy chương (2 biểu diễn và 6 đối kháng). Căn cứ vào thành tích gần đây, cơ hội giành huy chương là có nhưng trước tiên là giành vé thì vẫn chưa có võ sỹ nào hoàn thành nhiệm vụ. Không hoàn toàn là bi quan nhưng cũng chẳng thể lạc quan với hi vọng TTVN sẽ có huy chương Olympic 2020 nếu như số lượng tuyển thủ có vé tới Tokyo cứ ít ỏi thế này.
Bóng đá nam tạo đột phá?
Ở thời điểm bài viết này đến tay độc giả thì đội tuyển U23 Việt Nam bước vào chinh phục vòng chung kết giải vô địch U23 châu Á 2020 tại Thái Lan với vị thế của đương kim á quân. Nếu thầy trò HLV Park Hang Seo tái lập được kỳ tích vào đến trận chung kết như 2 năm trước đây, điều đó đồng nghĩa với việc TTVN sẽ có 1 tấm vé dự Olympic 2020 ở môn bóng đá. Hoặc nếu U23 Việt Nam lọt vào tới bán kết trong bối cảnh U23 Nhật Bản cũng vào bán kết, thầy trò HLV Park Hang Seo cũng chính thức giành vé tới Tokyo. Hơn ai hết, thầy trò nhà cầm quân người Hàn Quốc hiểu rất rõ về kỳ vọng của người hâm mộ sau những bước tiến vượt bậc thời gian qua và họ cũng đã sẵn sàng chinh phục thử thách với mong muốn tạo thêm một kỳ tích cho bóng đá Việt Nam.
Theo Thethaovanhoa.vn
CĐV Nhật Bản: 'Tổ chức Olympic làm gì khi thảm bại ở châu Á'
Những CĐV đội bóng xứ sở mặt trời mọc không giấu được sự thất vọng sau khi đội U23 Nhật Bản lần đầu tiên trong lịch sử bị loại khỏi giải châu Á ngay từ vòng bảng.
Trang mạng xã hội chính thức của LĐBĐ Nhật Bản không đăng tải kết quả trận thua 1-2 của U23 Nhật Bản trước Syria sau khi trận đấu kết thúc, nhưng các CĐV xứ sở phù tang vẫn biết cách trút giận vào bài đăng đội hình xuất phát trước đó.
"Một trận đấu thất vọng và quá sức thảm hại. Chẳng biết phải nói gì về màn trình diễn yếu kém này đây. Chúng ta còn tổ chức Olympic đấy!". tài khoản Wataru Takai bình luận. "Đội Olympic Nhật Bản yếu nhất mọi thời đại", CĐV có tên Masahiro Sato quả quyết.
HLV Hajime Moriyasu chịu chỉ trích nặng nề vì kết quả nghèo nàn này. Ảnh: AFC.
"Dạo gần đây tôi chỉ xem bóng đá học đường, còn lại chẳng thấy hứng thú gì cả. Đá với Syria mà chỉ biết phòng ngự xong phá bóng lên thôi sao. Chúng ta đang giấu bài ư?", CĐV Takashige Morimae bình luận cay nghiệt.
"Tổ chức Olympic làm gì đây khi thảm bại ở châu Á? Chúng ta sẽ đá với Brazil, Argentina bằng đội hình này sao?", CĐV Takahiro Nakano đặt câu hỏi.
Nhiều CĐV hướng mũi dùi tới HLV Hajime Moriyasu sau kết quả không tưởng này. "Đã đủ để sa thải HLV Hajime Moriyasu chưa? Thế hệ cầu thủ dự Olympic trên sân nhà đã bị hủy hoại rồi", tài khoản Taichi bình luận trên Twitter.
"Biến đi Moriyasu", tài khoản Mitsuo Ohkuao lên tiếng, trong khi tài khoản Takeshi Soeta thì khẩn cầu: "Tôi xin các người hãy sa thải Moriyasu đi. Thật xấu hổ cho nền bóng đá Nhật Bản".
U23 Nhật Bản thua Syria 1-2 trong trận đấu tối 12/1 và bị loại sau khi nhận thất bại trong cả 2 lượt trận.
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản bị loại ngay từ vòng bảng ở VCK U23 châu Á. Trước đó, đội tuyển xứ sở mặt trời mọc vào tứ kết ở giải đấu năm 2013, vô địch vào năm 2016, lại bị loại ở tứ kết vào năm 2018. Tuy vậy, U23 Nhật Bản vẫn được tham dự Olympic 2020 với tư cách chủ nhà.
Ở lượt đấu cuối cùng, U23 Nhật Bản sẽ đối đầu với Qatar lúc 20h15 ngày 15/1.
Theo Zing
Công bố tốp 3 cuộc đua Cúp chiến thắng Từ kết quả của người hâm mộ và hội đồng bình chọn, ban tổ chức Cúp chiến thắng đã công bố danh sách tốp 3 cho từng hạng mục. Các hạng mục năm nay rất sôi nổi bởi thành công của thể thao Việt Nam tại đấu trường SEA Games 30 cùng hai bộ HCV bóng đá. Một trong những điều bất ngờ...