The Pandas’ Flavor: Từ nhân viên văn phòng đến hot blogger sở hữu 92K followers trên MXH
Một food blogger với gu ẩm thực tinh tế đồng thời là food photographer với những shoot ảnh “vạn người mê”, khó mà tin được rằng 8X này vốn là dân văn phòng và chỉ mới bắt đầu “khởi nghiệp” blogger từ năm 30 tuổi…
Khi ăn uống bây giờ không chỉ gói gọn trong việc để cho no thì ẩm thực liền mở ra nhiều chân trời khám phá mới, trong đó có food blogger. Để thoát khỏi nỗi ám ảnh mỗi khi set kèo ăn uống lại mất 8 tỷ phút không biết “Hôm nay ăn gì? Ở đâu?” thì việc follow các food blogger đình đám trên Insta sẽ thay bạn đưa ra cả ngàn câu trả lời hấp dẫn.
Riêng tại Việt Nam, The Pandas’ Flavor có thể coi là một trong những cái tên đưa Food Blog thành xu thế mới của giới trẻ. Sở hữu kho dữ liệu món ăn phong phú cùng lối đánh giá chi tiết, ảnh chụp “nhìn là mê”, những tưởng “cha đẻ” của The Pandas’ Flavor – Lê Trung Kiên phải là dân chuyên ẩm thực lâu năm nhưng trên thực tế, anh chàng này lại xuất thân là dân nghiên cứu chính sách cơ nhé!
Lê Trung Kiên – 8X Hà Nội nổi tiếng với vai trò là một food blogger, “cha đẻ” của blog ẩm thực đình đám The Pandas’ Flavor. Lý lịch trích chéo
Lê Trung Kiên hay còn được gọi là Kiyoshi Jiro, sinh năm 1986 tại Hà Nội
Chủ tài khoản Instagram @thepandasflavor với hơn 92K người theo dõi
Từng là Head Food Photographer cho Kitchen Art & The Kafe
Top 4 danh sách đề cử hạng mục ẩm thực giải Influence Asia tổ chức tại Malaysia năm 2017
Mặc dù mỗi ngày dành 8 tiếng cho công việc nghiên cứu, phân tích chính sách nhưng Trung Kiên lại được mọi người biết đến nhiều hơn với tư cách là một food blogger tinh tế cũng như food photographer tài năng.
Theo đuổi đam mê – Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu
Trước khi nổi tiếng trong giới ẩm thực, Trung Kiên từng có quá trình học tập và nghiên cứu tại nước ngoài. Khoảng thời gian 5 năm ở Châu Âu, anh chàng không chỉ theo học chuyên ngành Quốc tế học mà còn thử sức ở nhiều lĩnh vực khác như thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh, thậm chí mày mò cả biên tập âm thanh. Trở về Việt Nam, Trung Kiên tham gia nhóm nhiếp ảnh thời trang của stylist nổi tiếng Hoàng Ku và tiếp tục có cơ hội thử sức mình với việc hỗ trợ quay dance cover cho nhóm ST.319.
Video đang HOT
Đến năm 2012, sự nghiệp của Trung Kiên lại có bước “chuyển mình” khi anh trở thành nhiếp ảnh gia ẩm thực cho Kitchen Art – công ty khởi nghiệp về đồ dùng và nội thất nhà bếp. Giữa năm 2016, sau khoảng thời gian tìm hiểu, tham khảo một số trang blog ở nước ngoài, Trung Kiên quyết định lập ra blog về ẩm thực mang tên The Pandas’ Flavor. 30 tuổi mới bắt đầu xây dựng The Pandas’ Flavor và nghiêm túc với công việc của một food blogger nhưng chỉ đến tháng 3/2017, Trung Kiên đã lọt Top 4 danh sách đề cử hạng mục ẩm thực giải Influence Asia tổ chức tại Malaysia.
Tới nay, The Pandas’ Flavor đã trở thành trang chia sẻ thông tin được hội sành ăn vô cùng tín nhiệm. Chỉ từ 3 – 5 giây sau khi vào trang blog của Trung Kiên, bạn chắc chắn sẽ bị chinh phục bởi tính thẩm mĩ và chuyên nghiệp bởi ở đó, các món ăn đều được phô bày một cách đẹp đẽ và tinh tế nhất. Song song với blog The Pandas’ Flavor, tài khoản Instagram @thepandasflavor cũng sở hữu lượng followers “khủng” lên tới 92K người. Không có gì ngoài ảnh đẹp, review chất lượng và đồ ăn ngon, @thepandasflavor có khả năng khiến bất cứ ai cũng cồn cào ruột gan mỗi khi ghé tới.
Tối giản mà bắt mắt, tinh tế mà thời thượng, nhưng bức ảnh chụp đồ ăn của Trung Kiên đẹp không kém gì các blog hay tạp chí ẩm thực quốc tế.
Những chiếc bàn gỗ là background quen thuộc trong những bức hình của Trung Kiên.
Sự sáng tạo cùng lối tư duy hình ảnh chuyên nghiệp, tinh tế đã giúp Kiên cho ra đời những bức hình khiến hội sành ăn không thể không mê đắm!
Kết hợp màu sắc tinh tế cùng nghệ thuật sắp đặt công phu, những món ăn được giới thiệu trên blog của Trung Kiên đều khiến người ta tò mò và nhất định một lần ghé tới.”Đặc sản” làm xiêu lòng giới mộ điệu ẩm thực
Thế giới ẩm thực vốn rất phong phú và food blogger tuy được ví là những người “ăn cả thế giới” nhưng họ không “tham” đến mức đưa tất cả những trải nghiệm đó vào blog của mình. Thay vào đó, mỗi trang sẽ thể hiện một phong cách riêng, từ lựa chọn món ăn, ảnh chụp đến văn phong đều mang dấu ấn “không lẫn vào đâu” của food bloggerđó. The Pandas’ Flavor chính là một minh chứng khi nó luôn khẳng định được màu sắc riêng biệt giữa cả “rừng” trang viết về ẩm thực hiện nay.
Điểm nhấn của The Pandas’ Flavor nằm ở lối chụp flatlay với ánh sáng dịu nhẹ, tinh tế, cùng với đó là việc xếp đặt món ăn đặc biệt công phu, khiến người xem ngắm ảnh thôi mà chỉ muốn… nuốt luôn màn hình điện thoại! Khác với nhiều food blogger chủ trương giới thiệu ẩm thực đa dạng từ sang chảnh đến bình dân, The Pandas’ Flavor chọn lối đi riêng khi phần lớn tập trung vào phong cách ẩm thực hiện đại, sang trọng và mang hơi hướng Châu Âu hơn cả. Nét riêng này khiến cho blog “cộp mác” Kiyoshi Jiro và cũng dễ dàng hơn trong việc giữ chân lâu dài những độc giả có cùng gu ẩm thực với food blogger 8X.
Những bức hình được đăng tải trên Instagram của Trung Kiên đều đẹp lung linh và khiến người ta cồn cào ruột gan vì quá ngon và bắt mắt.
Theo đuổi đam mê một cách nghiêm túc nên không chỉ chụp món ngon thật bắt mắt, Trung Kiên còn đăng kèm những bài giới thiệu, đánh giá “có tâm” về đồ ăn.
Trung Kiên từng chia sẻ rằng để có được những bức hình đẹp, đối với những lần đi ăn uống ở bên ngoài anh chàng thường mất từ 15 – 30 phút để chụp đủ số ảnh ưng ý. Còn nếu set up để chụp ở nhà thì sẽ mất nhiều thời gian hơn, bao gôm cả thời gian chuẩn bị đồ ăn. “Mỗi bức ảnh mình chụp đều có những câu chuyện trong một khoảng thời gian nhất định. Mình cũng không được học qua trường lớp đào tạo chuyên môn về chụp ảnh, chủ yếu là tự mày mò qua sách, tạp chí và học hỏi các tấm hình đẹp trên mạng xã hội hình ảnh” – anh chàng tâm sự.
Mặc dù không được đào tạo bài bản về chuyên môn, nhưng nhờ đam mê và lòng ham học hỏi, nghiêm túc trong công việc, Trung Kiên đang ngày một khẳng định vị trí của mình trong giới ẩm thực tại Việt Nam. Câu chuyện xây dựng thương hiệu The Pandas’ Flavor của anh chàng đã truyền cảm hứng và khích lệ các bạn trẻ theo đuổi đam mê với niềm tin rằng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu với công việc khiến mình thực sự chuyên tâm và yêu thích!
Theo hoahoctro.vn
Mua chó về nuôi mãi không lớn, thanh niên lên WeChat hỏi mới biết đã nuôi nhầm con chuột
Điều đáng nói không nằm ở những con thú cưng "không đúng", mà là hệ thống xác minh thông tin dựa vào chính người dùng của WeChat.
Quá đơn côi giữa đô thị rộng lớn, một anh nhân viên văn phòng ở Trung Quốc quyết định đi mua con chó nhỏ về nuôi cho đỡ buồn. Tuy nhiên, sau khi đem chó về nuôi, anh chàng bắt đầu thấy là lạ nhưng không hiểu vì sao.
Trong bài đăng trên WeChat, anh chàng chia sẻ: Không phải tiệm thú kiểng sang trọng gì, chú cún màu đen được mua với giá cực rẻ từ một anh lái chó. Ban đầu, anh chàng thấy thân hình nần nẫn của nó khá đáng yêu. Tuy nhiên, chú cún lớn rất chậm và bắt đầu lộ ra những đặc điểm chẳng-giống-chó.
Băn khoăn quá chẳng biết làm thế nào, anh chàng bèn đăng hình con thú cưng "không đúng" của mình lên WeChat, nhờ đông đảo người dùng xác minh hộ xem đây là con gì.
Và sự thật, nó không phải chó, mà là chuột tre, một loài gặm nhấm sống ở phía nam Trung Quốc. Cái tên đến từ việc chúng thích ăn tre, ngoài ra chuột tre còn là... đặc sản tại Quảng Đông.
Sau khi biết sự thật, anh nhân viên văn phòng bèn đem nó cho người khác vì không biết chăm sóc như nào cho hợp lý. Rõ ràng, anh trai cô đơn này không phải người đầu tiên mua phải thú cưng bịp.
Ông chú Trung Quốc tưởng bở mua được chó Phốc sóc với giá 1 triệu, 8 tháng sau mới phát hiện ra đó là gấu mèo
Điều đáng nói không nằm ở những con thú cưng "không đúng", mà là hệ thống xác minh thông tin dựa vào chính người dùng của WeChat. Khá đơn giản nhưng có lẽ, Facebook còn phải học hỏi
WeChat có một cách rất hay: Họ đăng tải top 10 tin đồn hot nhất tháng lên một tài khoản chính thức, để người dùng vào xác nhận/vạch trần sự thật - tấm ảnh và thông tin về con cún "bịp" của anh nhân viên văn phòng trở nên "viral" và lọt tóp 10 tin đồn.
Bí quyết chính là tính năng "WeChat rumor debunking assistant" (trợ lý vạch trần tin đồn trên WeChat), mà WeChat tuyên bố được sử dụng bởi 300.000 người mỗi ngày.
Đây là cách chương trình "mini" này hoạt động: Trang đầu tiên hiện thị nguồn cấp dữ liệu các bài viết đã bị vạch trần gần đây, với ô tìm kiếm ở trên cùng, nơi bạn có thể tìm kiếm các cụm từ và bài viết liên quan đến chúng.
Phần tiếp theo (liên quan trực tiếp đến người dùng) biên soạn tất cả các bài viết lan truyền tin giả mà bạn đã đọc hoặc chia sẻ. Phần cuối cho thấy số lượng bài viết đã bị vạch trần và "fact-checker" (người xác minh thông tin) là ai.
Nhìn cách đối phó với tin giả của WeChat mới thấy Facebook còn phải học hỏi nhiều
Ngoài lực lượng người dùng đông đảo, WeChat nói rằng họ có đội ngũ hơn 800 fact-checker từ bên thứ 3, gồm 289 tổ chức trong hệ thống quản lý dược phẩm và thực phẩm Trung Quốc, 5 trung tâm truyền thông cấp tỉnh và 32 văn phòng kiểm soát tại địa phương. Các tổ chức khác cũng có thể đăng ký tham gia chương trình xác minh thông tin, miễn là có đủ điều kiện và tài liệu cũng như tài khoản WeChat công khai đã được kiểm duyệt.
Ngoài ra, WeChat rumor debunking assistant sẽ gửi thông báo đến tài khoản WeChat nếu bài viết bạn đã đọc bị "bóc phốt". Với 19,7 triệu người dùng (tính đến cuối năm 2017), hơn 1 triệu bài viết sai sự thật trên WeChat đã bị vạch trần, hơn 180.000 tài khoản công khai bị trừng trị.
Chương trình vạch trần tin đồn trên WeChat đã được triển khai nửa năm sau khi Facebook bị chỉ trích nặng nề vì để tin giả phát tán vào năm 2016.
Theo ngoisao.vn
Ngay cả dậy sớm 10 phút bạn cũng không làm được, vậy dựa vào cái gì mà bạn muốn thành công? Hãy bắt đầu bằng một sự thay đổi nhỏ, nó sẽ mang đến sự đổi thay lớn cho cuộc sống của bạn. Là một nhân viên văn phòng, không biết bạn đã từng: thức dậy mỗi sáng, vội vàng rửa mặt, vơ lấy túi xách và lao ra khỏi nhà. Bạn cố gắng bắt kịp chiếc xe buýt, bữa sáng cũng được "thưởng...