Thế nào là tư tưởng kinh tế “bình thường mới” của ông Tập Cận Bình?
Với học thuyết “ Bình thường mới”, Chủ tịch Tập Cận Bình muốn đảm bảo về sức sống của nền kinh tế Trung Quốc bất chấp tốc độ tăng trưởng đang chậm lại.
Học thuyết “Bình thường mới” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được Tân Hoa xã đánh giá là một trong những điểm nổi bật nhất tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC. Ảnh News.cn
Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC với sự tham gia của hơn 1.500 lãnh đạo doanh nghiệp ngày 9/11, Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu tiên đã phác thảo bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế trong giai đoạn “bình thường mới” của Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình nói: “Sự bình thường mới của nền kinh tế Trung Quốc đã xuất hiện với nhiều đặc điểm đáng chú ý”.
Thứ nhất, nền kinh tế Trung Quốc đang từ tăng trưởng tốc độ cao chuyển sang tăng trưởng với tốc độ từ trung bình đến cao. Thứ hai, cơ cấu kinh tế không ngừng cải thiện và nâng cấp. Thứ ba, nền kinh tế ngày càng được thúc đẩy nhờ sự đổi mới thay vì nhờ vào các nguồn đầu tư.
“Mới” và “cũ”
Khái niệm “bình thường mới” thực sự không phải là thuật ngữ quá mới mẻ. Quỹ trái phiếu khổng lồ của Mỹ là Công ty Quản lý đầu tư Thái Bình Dương đã lần đầu tiên sử dụng khái niệm này để mô tả sự tăng trưởng dưới mức trung bình sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tháng 5/2014, trong chuyến thanh tra tại tỉnh Hà Nam, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố về sự cần thiết trong vấn đề thích ứng với sự “bình thường mới” và phải “giữ cái đầu lạnh” khi tăng trưởng kinh tế bắt đầu chậm lại.
Nền kinh tế lớn thứ 2 của thế giới đang có một năm khó khăn khi tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống mức thấp chưa từng có kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 vào quý 3 năm nay, kéo theo sự sụt giảm của thị trường bất động sản, nhu cầu mua sắm trong nước giảm và sự xuất khẩu không ổn định.
Trong 35 năm, kể từ năm 1978 đến năm 2013, tốc độ tăng trưởng hàng năm của kinh tế Trung Quốc trung bình khoảng 10%. Trong đó, từ năm 2003 đến năm 2007, con số này lên đến hơn 11,5%. Quá trình phát triển kinh tế Trung Quốc đã thay đổi cuộc sống của hàng trăm triệu người dân, giúp họ thoát khỏi nghèo đói.
Tuy nhiên, “những ngày tháng tươi đẹp” không thể tồn tại mãi mãi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã bị sụt giảm xuống còn 7,7% trong giai đoạn 2012-2013 và trong 3 quý đầu của năm 2014, con số này chỉ còn là 7,4%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn 2000-2013 (Nguồn IMF)
Và ngay cả khi Trung Quốc vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số như 3 thập kỷ qua, quốc gia này cũng sẽ đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí trầm trọng và khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.
Video đang HOT
Do đó, đây là lúc để Trung Quốc cần phải tái định hướng tăng trưởng nền kinh tế trong giai đoạn “bình thường mới” với tư duy mới và khuôn khổ.
Phương thức mới
Theo Tân Hoa xã, kinh tế Trung Quốc không được phép được gián đoạn quá trình phát triển và cần phải trải qua một cuộc đại tu, từ bỏ phương thức tăng trưởng không bền vững như trước đây.
Một số nhà phân tích nhận định thuật ngữ “bình thường mới” đồng nghĩa với một cuộc suy thoái kinh tế gây ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu.
Một bài báo đăng trên tờ Daily Telegraph của Anh vào tháng 9 đánh giá sự sụt giảm tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc chiếm vị trí hàng đầu trong “10 dấu hiệu cảnh báo về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu”.
Tuy nhiên, việc tăng trưởng chậm lại chỉ là một phần trong học thuyết “Bình thường mới” nhưng lại không phải bản chất của học thuyết này.
“Bình thường mới” không chỉ là câu chuyện về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu của học thuyết nhằm thay đổi cơ cầu nền kinh tế, tăng cường cải thiện các ngành dịch vụ và lĩnh vực tiêu dùng cũng như đổi mới nền kinh tế.
Các nhân viên bán đồ điện tử tại Trung Quốc chào đón khách đến mua Iphone 6. Ảnh CNS
Quá trình biển đổi này đang dần diễn ra. Theo thống kê chính thức, trong 3 quý đầu năm nay, lĩnh vực tiêu dùng đã đóng góp tới 48,5% GDP, vượt qua tỉ lệ đóng góp từ đầu tư.
Trong khi đó, ngành công nghiệp dịch vụ chiếm 46,7% GDP, tiếp tục vượt qua ngành công nghiệp thứ cấp.
Ngành công nghiệp công nghệ cao và ngành công nghiệp cơ khí lần lượt tăng trưởng 12,3 và 11,1%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân.
Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, những con số này cho thấy Trung Quốc đang trải qua những thay đổi sâu sắc về cơ cấu và chất lượng.
“Bình thường mới” không có nghĩa là không có rủi ro. Nền kinh tế Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn từ bong bóng bất động sản, lĩnh vực tài chính, ngân hàng “ngầm”, tình trạng dư thừa sản phẩm và thiếu sáng tạo.
Ông Tập Cận Bình biết rõ những rủi ro này nhưng theo ông, những nguy cơ này “không có gì là ghê gớm”.
“Khả năng thích ứng nhanh chóng sẽ giúp Trung Quốc giải quyết rủi ro. Với chiến lược và chính sách đang theo đuổi, chúng tôi có đủ tự tin và khả năng để đối phó với những nguy cơ tiềm ẩn”, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2014.
Cơ hội mới
Các nhà quan sát nhận định, việc nhà lãnh đạo Trung Quốc lần đầu tiên giới thiệu học thuyết “Bình thường mới” trên một diễn đàn quốc tế được ví như một sự đảm bảo với thế giới về “ sức khỏe” và “sức sống” của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay.
Theo ông Wang Xiaoguang, chuyên gia hoạch định chính sách của Học viện Quản trị Trung Quốc, việc nền kinh tế Trung Quốc bước vào giai đoạn “bình thường mới” là tin tốt cho cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới”.
Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, trong giai đoạn “bình thường mới”, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang trên đà tăng trường bất chấp tốc độ đã chậm lại. Tăng trưởng kinh tế đang trở nên ổn định hơn và được thúc đẩy từ nhiều nguồn lực đa dạng hơn. Ngoài ra, cơ cấu kinh tế Trung Quốc đã được cải thiện và nâng cấp, hứa hẹn triển vọng phát triển bền vững hơn. Chính phủ Trung Quốc cũng đã tinh gọn bộ máy hành chính, phân cấp quyền lực một cách hợp lý hơn, cải thiện “sức sống” của thị trường.
Theo ông Wang, cho dù tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đang chậm lại thì nền động lực thức đẩy kinh tế toàn cầu cũng sẽ không bị suy giảm bởi quy mô nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng lớn hơn.
Khối lượng tăng trưởng chỉ tính riêng năm 2013 của Trung Quốc đã tương đương với tổng khối lượng nền kinh tế toàn cầu năm 1994 và đứng thứ 17 trên thế giới vào thời điểm này. Ngay cả khi tốc độ tăng trưởng chỉ đạt mức 7%, Trung Quốc vẫn là nền kinh tế số 1 thế giới về tốc độ và khối lượng tăng trưởng.
Ngoài ra, các chuyên gia đánh giá, giai đoạn “bình thường mới” sẽ mở ra những cơ hội đầu tư mới cho các công ty trong và ngoài nước trong các lĩnh vực dịch vụ, công nghệ cao, tiêu dụng và các lĩnh vực liên quan đến đô thị hóa.
Hơn nữa, chính quyền Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục dỡ bỏ những hạn chế gây ra bởi “bàn tay vô hình” của thị trường, đảm bảo vai trò của “bàn tay hữu hình” của chính phủ, giúp thị trường dễ dàng được tiếp cận hơn và hoạt động hiệu quả hơn.
Từ tất cả những điều trên, người Trung Quốc tin rằng, nền kinh tế nước này trong giai đoạn “bình thường mới” sẽ không thể bị sụp đổ trong tương lai như nhận định của những người theo chủ nghĩa bi quan mà còn mang đến những cơ hội mới cho thế giới.
Theo CTV Tạ Hiển/VOV.VN
Lật tẩy đường dây buôn người, hiếp dâm nữ sinh dân tộc nội trú
Một đường dây buôn người chuyên lừa gạt các nữ sinh dân tộc nội trú vừa được cục Cảnh sát Hình sự (C45 bộ Công an) phối hợp với Công an Lào Cai, Hà Giang triệt phá. Đặc biệt, trước khi bán các thiếu nữ làm vợ đàn ông Trung Quốc, những kẻ buôn người còn nhốt họ cả tuần, thay nhau hãm hiếp.
Từ cuộc giải cứu ngoạn mục hai nữ sinh lớp 10 ở bên kia biên giới, những góc khuất của vụ án đã dần hé lộ.
Cú điện thoại bất ngờ từ "tổ quỷ"
Cục Cảnh sát Hình sự cho biết, vừa phối hợp với các đơn vị địa phương bắt giữ hai đối tượng về hành vi buôn người, đồng thời đang củng cố tài liệu để xử lý chúng về tội hiếp dâm. Bọn chúng gồm: Thào Seo Lao (SN 1995) và Vàng Seo Vu (SN 1992), cùng trú tại thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Đây là hai mắt xích quan trọng trong đường dây buôn người, chuyên đảm nhận nhiệm vụ "săn mồi" các thiếu nữ để bán qua biên giới. Ban đầu, các đối tượng bán nạn nhân vào các nhà chứa làm gái mại dâm. Sau khi các cô gái không còn sức hấp dẫn đối với khách làng chơi, lúc này, chủ chứa đem bán họ làm vợ những người đàn ông nghèo ở Trung Quốc.
Với hình ảnh bảnh bao này, Thào Seo Lao đã tung lên Facebook để "câu nhử" các nữ sinh.
Ổ nhóm trên thường nhắm đến các nữ sinh trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu để lừa gạt. Bọn chúng cho rằng, những cô gái này sống xa gia đình nên dễ bề tiếp cận, làm quen rồi lừa. Hơn nữa, chúng cũng rất khôn ngoan khi tìm những nữ sinh thường biết chăm chút nhan sắc, làm đỏm hơn so với những cô gái ở quê, khi bán sang Trung Quốc sẽ được giá hơn rất nhiều. Ngoài ra, nữ sinh sống xa nhà, ít chịu sự quản lý trực tiếp của gia đình nên người thân khó có thể xác định được các mối quan hệ ngoài xã hội của con em mình, vì thế, khi họ bị mất tích, cơ quan chức năng mất rất nhiều thời gian để xác minh.
Theo các cán bộ Phòng 6 cục Cảnh sát Hình sự, từ tháng Năm vừa qua, đơn vị này đã nhận được văn bản của Công an Hà Giang đề nghị phối hợp xác minh, giải cứu hai nữ sinh lớp 10 ở huyện Hoàng Su Phì, bị một nhóm đối tượng đang bắt giữ bên Trung Quốc. Hai thiếu nữ được xác định là Vàng Thị D. (17 tuổi) và Lý Thị T. (16 tuổi).
Qua tìm hiểu, các điều tra viên phát hiện, D. và T. bỗng nhiên mất tích, người nhà không thể liên lạc được bằng điện thoại di động. Các bạn học cùng lớp dân tộc nội trú cho biết, trước đó hai nữ sinh vẫn đến trường bình thường, không có biểu hiện gì buồn chán hoặc lo lắng. Tuy nhiên, mọi người đã đi tìm và liên lạc khắp nơi cũng không thấy họ ở đâu. Đang vô cùng lo lắng cho tính mạng của con, bất ngờ một buổi chiều, gia đình em Vàng Thị D. nhận được tin nhắn từ số điện thoại của D., thông báo rằng, em và Lý Thị T. bị bọn buôn người đang bắt giữ trong một căn hộ trên tầng 3 khu tập thể cũ bên Trung Quốc và nhờ gia đình tìm cách giải cứu.
Trở về sau những ngày kinh hoàng
Nhiều thiếu nữ dân tộc thiểu số bị lừa bán sang Trung Quốc.
Nhận được thông tin đó, gia đình em D. lập tức làm đơn trình báo lên phòng Cảnh sát Hình sự (PC45) Công an tỉnh Hà Giang. Do nạn nhân đang ở nước ngoài nên PC45 Công an tỉnh Hà Giang đã gửi công văn đề nghị C45 phối hợp xác minh, giải cứu hai nữ sinh.
Được cấp trên giao nhiệm vụ, Trung tá Khổng Ngọc Oanh, Đội trưởng Đội 2 thuộc Phòng 6 C45 đã liên tục gọi vào số máy di động mà em D. dùng để nhắn tin về Việt Nam, tuy nhiên, số máy thường xuyên tắt. Đoán được tình hình hai nạn nhân đang bị các đối tượng canh giữ nên không thể thường xuyên mở máy điện thoại, Trung tá Oanh đã để lại tin nhắn với nội dung: "Chú ở cục Cảnh sát Hình sự, Công an Việt Nam. Chú nhận được tin báo từ gia đình là cháu đang bị các đối tượng buôn người bắt giữ bên Trung Quốc. Các cháu phải hết sức bình tĩnh. Nếu liên lạc được thì gọi ngay cho chú".
Đến chiều 21/5, Trung tá Oanh nhận được tin nhắn đáp lại của em D., nội dung nói rằng: "Cháu nhận được tin của chú rồi, nhưng không thể gọi được vì sợ chúng biết!". Lập tức, Trung tá Oanh nhắn lại động viên D. và Lý Thị T. phải thật bình tĩnh, tránh để các đối tượng nghi ngờ. Sau đó, anh hướng dẫn D. quan sát kỹ địa thế xung quanh nhà, nếu có sơ hở thì nhanh chóng bỏ trốn, chạy càng xa càng tốt, sau đó tìm đến đồn công an trình báo. Tối hôm đó, D. bàn bạc với T. để bỏ trốn. Vẫn như thường ngày, trong khi chờ người đến mua hai nữ sinh về làm vợ, hai đối tượng được giao nhiệm vụ canh giữ D. và T. thường xuyên bắt các em phải làm "nô lệ tình dục" cho chúng. Đêm hôm đó, sau khi thỏa mãn dục vọng, hai tên "quỷ dữ" lăn ra ngủ, còn hai cô gái chỉ chờ có vậy để tìm cách thoát thân.
Khoảng 12h đêm, D. và T. mở cửa sổ, trèo ra ngoài, lần theo cột tường để trốn. Tuy nhiên, do bị giam giữ trên tầng 3 nên khi leo được một đoạn, hết chỗ bám, các em phải thả tay, buông mình rơi xuống dưới đất. Sau cú rơi đó, T. bị xây xát nhẹ ở chân, còn D. bị đập đầu xuống nền, choáng váng và ngất xỉu. Sợ quá, T. ngồi trong bóng tối, nước mắt giàn giụa, vừa khóc vừa khẽ lay bạn tỉnh dậy. Một lúc sau, D. tỉnh lại nhưng vẫn còn choáng, T. gắng hết sức, lúc thì cõng, lúc lại dìu bạn chạy. May mắn cho hai em, ở quán internet gần đó có vị khách tốt bụng là người Trung Quốc nhưng cũng biết tiếng Mông nên đã hỏi chuyện hai cô gái. Khi biết tình cảnh đáng thương của D. và T., người khách đó đã gọi điện báo cho công an địa phương đến cứu hai cô gái.
Sáng sớm hôm sau, Công an Trung Quốc đã liên lạc với Trung tá Khổng Ngọc Oanh theo số điện thoại mà D. cung cấp, để thông báo. Sau đó, Trung tá Oanh trao đổi thông tin về tình hình của hai cô gái và nhờ các đồng nghiệp của Công an Trung Quốc đưa các em về trao trả ở cửa khẩu Hà Khẩu.
Sau khi lấy lời khai của các bị hại, rà soát xác minh, cơ quan điều tra xác định, hai kẻ đã lừa bán D. và T. chính là Thào Seo Lao và Vàng Seo Vu. Gần đây nhất, vào đầu tháng 8 vừa qua, Lao vẫn tiếp tục lừa bán hai nạn nhân là Chảo Mùi V. (SN 1998) và Chảo Mùi C. (SN 1997), cùng trú tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Sau khi sang đến Trung Quốc, hai cô gái này cũng may mắn trốn thoát trở về và trình báo với Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai. Ngoài ra, trước đó, Lao còn cùng đồng bọn lừa bán Phùng Thị M. (SN 1994), sinh viên cao đẳng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Thậm chí, năm 2013, Lao đã bán cả vợ mình sang Trung Quốc vì cái tội... "dám cãi lại mẹ chồng". Phải rất khó khăn, các trinh sát mới bắt được Lao và Vu. Hiện, cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ và truy bắt các đối tượng liên quan.
Gặp họa vì làm quen trên Facebook
Thủ đoạn của các đối tượng là ăn mặc thật sành điệu, đi xe máy đẹp, chụp ảnh "trưng" lên Facebook, sau đó làm quen với các nữ sinh. Khi "cá đã cắn câu", chúng giả vờ ngỏ lời yêu đương, rủ nạn nhân đi chơi và tỏ ra hào phóng để tạo thiện cảm, rồi đưa nạn nhân đến khu vực gần biên giới, ép sang Trung Quốc bán. Trước khi bán D. và T, hai đối tượng Lao và Vu đã cưỡng hiếp hai em. Khi sang đến Trung Quốc, D. và T. vẫn bị những kẻ canh giữ liên tục ép quan hệ tình dục. Rất may là trước khi bị chúng thu điện thoại, D. đã kịp tháo sim ra, cất vào trong người, bọn chúng tưởng sim bị rơi nên không chú ý. Sau đó, D. giả vờ mượn điện thoại của một tên để chơi điện tử, rồi lén vào nhà vệ sinh, nhắn tin về Việt Nam cầu cứu.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ làm công tác chính trị - tư tưởng Đó là mục tiêu đặt ra thông qua buổi nói chuyện thời sự chuyên đề "Những nhân tố tác động đến an ninh quốc gia Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và tình hình thời sự ở Biển Đông", được tổ chức hôm qua, 26-5. Tham dự buổi nói chuyện thời sự là CBCS làm công tác chính trị -...