Thế nào là mũi hư cần sửa lại?
Chiếc mũi bị cho là hư sau khi phẫu thuật nâng mũi khi có những biểu hiện như sống mũi bị lệch, vẹo, đầu mũi bị bóng đỏ hoặc mũi bị lộ sống, xương mũi bị gồ lên. Một số trường hợp sau khi nâng mũi bị nhiễm trùng hoặc kích ứng với chất liệu dùng để nâng mũi.
Mũi sau phẫu thuật thường xảy ra biến chứng nếu như bạn chọn phải một trung tâm thẩm mỹ không đạt chất lượng, bác sĩ trình độ chuyên môn chưa cao, thiếu kinh nghiệm, điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất không được đảm bảo, hay quy trình phẫu thuật chưa được vô trùng đúng theo tiêu chuẩn của Bộ y tế.
Thế nào là mũi hư sửa lại?
Phẫu thuật sửa mũi hư là cách duy nhất giúp bạn khắc phục được biến chứng trên. Tùy vào tình trạng mũi hư của bạn, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp phẫu thuật sửa mũi hỏng phù hợp.
- Trường hợp mũi hỏng làm lộ sóng mũi bác sĩ sẽ phẫu thuật lại rút sóng mũi ra và đặt sóng mũi mới vào. Vật liệu này phải đảm bảo không dị ứng với khách hàng và sụn được gọt để đặt vừa vặn với mũi.
- Nếu gặp trường hợp mũi đầu mũi bóng đỏ có thể dùng sụn tự thân và lớp sụn nhân tạo để bọc lên phần đầu mũi, giúp mũi trở nên thon gọn và đẹp tự nhiên.
- Trường hợp mũi trụ nghiêng hay lỗ mũi không cân xứng bác sĩ sẽ tiến chỉnh hình trụ mũi và điều chỉnh cánh mũi nếu cần.- Đối với mũi hư mà còn bị nhiễm
trùng thì khi đi phẫu thuật sửa mũi hỏng bác sĩ sẽ khắc phục tình trạng nhiễm trùng trước rồi mới tiến hành sửa mũi để đảm bảo an toàn
Những trường hợp nên chỉnh sửa mũi hỏng?
Video đang HOT
Vì sao nên lựa chọn Thẩm mỹ viện Nguyễn Thế Thạnh để sửa lại mũi đã phẫu thuật?
Cũng như phẫu thuật nâng mũi, phẫu thuật sửa mũi hư có đẹp và không xảy ra biến chứng không tùy thuộc vào trung tâm thẩm mỹ thực hiện. Bạn đừng nên tiếc tiền mà đi sửa mũi hư tại các trung tâm thẩm mỹ giá rẻ rồi lại lâm vào tình trạng “tiền mất tật mang”, tốn kém thời gian và hại đến sức khỏe.
Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động, Thẩm mỹ viện Nguyễn Thế Thạnh là trung tâm thẩm mỹ thực hiện phẫu thuật nâng mũi, phẫu thuật sửa mũi hư uy tín hàng đầu trong và ngoài nước. Phẫu thuật sửa mũi hư tại Thẩm mỹ viện Nguyễn Thế Thạnh được thực hiện bởi đội ngũ các bác sĩ chuyên nghiệp và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đã thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật.
Theo doisongphapluat.com
Mũi quý bà Sài Gòn cụt lủn sau nâng mũi tại thẩm mỹ viện
Trong 1 năm, chị Tuyết mổ liên tiếp tới 10 lần để chỉnh lại mũi nhưng càng chỉnh mũi càng cụt, mất toàn bộ chóp mũi, cánh mũi.
Chưa hết bàng hoàng vì những gì xảy đến với mình trong suốt 1 năm qua, chị Hoàng Thị Tuyết, 55 tuổi ở Bình Tân, TP.HCM chia sẻ, bản thân chị có diện mạo khá xinh xắn, nhưng vì muốn mũi cao thon hơn nên chị tìm đến một thẩm mỹ viện tại TP.HCM để nâng mũi.
Ca phẫu thuật thực hiện từ tháng 3/2017 với tổng chi phí 35 triệu đồng. Sau đó vài tháng, chị không may bị ngã xe, mũi bị dập nhẹ sau sưng to. Khi đến thẩm mỹ viện khám lại, chị đề nghị bác sĩ lấy sụn nhân tạo ra nhưng bác sĩ sợ hỏng mũi nên không lấy.
Đến khi tình trạng viêm quá nặng kèm đau đớn, bác sĩ mới đồng ý rút sụn ra. Tuy nhiên sau rút, mũi không trở lại được hình dạng như cũ mà co kéo dần khiến lỗ mũi hếch lên.
Hình ảnh xinh đẹp của chị Tuyết trước khi phẫu thuật. NVCC
Sau đó chị Tuyết mổ thêm 8 lần nữa để bác sĩ sửa nhưng càng sửa, mũi càng cụt dần lên cao, mất luôn đầu mũi và 2 bên cánh mũi dù lần nào, bác sĩ cũng dùng cả dụng cụ hỗ trợ để kéo xuống.
Sau mỗi lần mổ, bác sĩ luôn yêu cầu chị Tuyết ăn nhiều rau muống và cua để vết mổ lồi dần. Tin lời, chị Tuyết thường đặt liền 15kg cua mỗi đợt để ăn dần nhưng mũi vẫn hoàn cụt.
Chị Tuyết cho biết, trong suốt 1 năm ròng, thời gian chị ở viện nhiều hơn ở nhà khi cứ chưa đầy 1 tháng lại lên bàn mổ. Tốn số tiền hơn 200 triệu chị không tiếc nhưng mũi không trở về được như xưa khiến chị vô cùng xấu hổ, nhất là công việc của chị thường xuyên phải giao tiếp với rất đông khách hàng.
Từ ngày mũi bị biến dạng, đi đâu chị cũng phải bịt khẩu trang kín mít, hễ có người nhìn thấy, chị liền bị chê "giống mũi heo". Chưa kể, sẹo co kéo khiến lỗ mũi thu hẹp hơn bình thường, ảnh hưởng đến chức năng thở. Sau này chị Tuyết có nhắn lại cho bác sĩ nhưng không nhận được hồi âm.
Chưa hết hy vọng, chị Tuyết gõ cửa nhiều thẩm mỹ viện ở TP.HCM nhờ sửa mũi, nhưng đi đâu cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu.
Cuối năm 2018, trong lúc bất lực, chị Tuyết đăng ảnh mình lên mạng xã hội với hy vọng mong manh tìm được chuyên gia giỏi giúp mình. May mắn, qua giới thiệu, chị Tuyết gặp được một bác sĩ phẫu thuật tạo hình, là học trò của GS Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ, BV Xanh Pôn, Hà Nội. Vị bác sĩ này ngay lập tức liên hệ với thầy và khuyên chị Tuyết nên bay ra Hà Nội để phẫu thuật lại.
Câu đầu tiên khi gặp GS Sơn, chị Tuyết nói không thành lời: "Thầy ơi, cứu em với!". GS Sơn sau đó đã nhận lời phẫu thuật cho chị Tuyết.
Kĩ thuật thế giới chưa từng làm
GS Trần Thiết Sơn cho biết, mũi chị Tuyết bị cụt dần do biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật.
TÀITheo GS Sơn, đây là ca khó, phức tạp, bệnh nhân bị mất hoàn toàn đầu mũi, trụ mũi và cánh mũi, do đó sẽ cần lượng da rất lớn để tái tạo. Chưa kể, việc tạo hình phải làm sao có hình thể giống với mũi tự nhiên nhất là thách thức lớn với các phẫu thuật viên quốc tế và trong nước.
Ca phẫu thuật do GS Sơn cùng 5 học trò thực hiện vào cuối tháng 2 vừa qua, kéo dài suốt 8,5 giờ đồng hồ.
Chị Tuyết bị khuyết tổn đầu mũi, trụ mũi và cánh mũi (ảnh trái) và hình ảnh sau phẫu thuật
Để tạo hình lại mũi cho bệnh nhân, bác sĩ phải dựng lại toàn bộ cấu trúc 3 chiều cho đầu mũi. Theo đó GS Sơn sử dụng một phần vành tai, nơi có cấu trúc cong tương tự như cánh mũi làm chất liệu chính, đồng thời lấy thêm vùng da phía trước tai để tạo hình 2 lỗ mũi.
Trực tiếp tham gia kíp mổ, TS.BS Phạm Thị Việt Dung, khoa khoa Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ, BV Xanh Pôn cho biết, trước đây một số bệnh nhân bị khuyết tổn mũi thường được tạo hình lại bằng các vạt da tại chỗ ở rãnh mũi, rãnh má, da ở trán hoặc vạt da ở cẳng tay, đùi, nhưng kết quả không thẩm mỹ do không tạo được đường viền cánh mũi.
Với kĩ thuật tái tạo lại toàn bộ đầu mũi, trụ mũi và cánh mũi bằng vạt da sụn vành tai như trường hợp của chị Tuyết hiện chưa nơi nào trên thế giới thực hiện. Trước đây, tại Hàn Quốc từng có ca tương tự nhưng bệnh nhân chỉ bị khuyết một bên cánh mũi.
Ngoài kinh nghiệm chuyển ghép các vạt da, thành thục kĩ thuật vi phẫu, việc tính toán diện tích vùng lấy chất liệu đòi hỏi phẫu thuật viên phải có óc tưởng tượng về không gian ba chiều rất tốt.
Trong quá trình phẫu thuật, do mạch máu ở vành tai rất nhỏ, mạch máu ở mũi cũng chỉ có kích thước 0,5 - 1mm nên bác sĩ phải dùng kính vi phẫu để nối.
Hiện tại, bệnh nhân đã ổn định, phần ghép nối sống tốt, hồng hào và có màu sắc, hình dáng tương đồng với mũi tự nhiên. Sau khi tạo hình mũi, chức năng hô hấp của bệnh nhân cũng đã được cải thiện.
Không giấu nổi hạnh phúc, chị Tuyết xúc động chia sẻ "tôi đã được sống thêm lần nữa".
*Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet.vn
Phẫu thuật nâng mũi Nên hay không? Ngày nay, phẫu thuật nâng mũi là phương pháp làm đẹp không còn xa lạ với các chị em. Thế nhưng, chúng ta luôn cảm thấy khó khăn khi phải đứng trước một quyết định hay lựa chọn quan trọng của cuộc đời. Do đó còn rất nhiều người phân vân với việc "có nên phẫu thuật nâng mũi hay không". Hiểu được...