Thế kỷ châu Á gặp nguy: Mỹ, Trung Quốc và hiểm họa đối đầu – Phần cuối
Mối quan hệ vô vàn khó khăn giữa Mỹ và Trung Quốc đã đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cho tương lai châu Á và hình dạng của một trật tự quốc tế đang nổi lên.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nêu ra như vậy trong bài viết có tiêu đề “Thế kỷ châu Á gặp nguy: Mỹ, Trung Quốc và hiểm họa đối đầu”, đăng trên tạp chí Mỹ Foreign Affairs ngày 4/6:
Mỹ và Trung Quốc không phải là các nước lớn duy nhất có ảnh hưởng trong khu vực. Các chủ thể khác cũng đóng vai trò quan trọng.
Đặc biệt, Nhật Bản có nhiều đóng góp cho khu vực, với quy mô và sự phát triển của nền kinh tế này. Dưới quyền Thủ tướng Abe Shinzo, Tokyo đóng góp tích cực hơn bao giờ hết. Chẳng hạn, sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) năm 2017, Nhật Bản vẫn bước tiếp. Nước này thúc đẩy 11 thành viên còn lại hoàn tất Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tập hợp các nước phát triển và đang phát triển ở cả hai bờ Thái Bình Dương và là một bước đi hướng tới tự do thương mại trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ấn Độ cũng có nhiều ảnh hưởng tiềm năng. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, New Delhi tuyên bố một sự thay đổi chiến lược thông qua Chính sách Hành động Hướng Đông (Act East), và nhiều nước đang trông chờ chính sách này được thực thi. Hội nghị Đông Á bao gồm Ấn Độ như một thành viên vì các thành viên khác hy vọng khi nền kinh tế nước này tăng trưởng thì sẽ có nhiều giá trị hơn trong hợp tác khu vực.
Ấn Độ còn là một trong những nước ban đầu đàm phán thành lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) – một thỏa thuận thương mại tự do được đề xuất nhằm kết hợp các nền kinh tế lớn ở châu Á – Thái Bình Dương, tương tự cách mà Thỏa thuận Thương mại Tự do Bắc Mỹ (nay là Thỏa thuận Mỹ – Mexico – Canada) kết nối các quốc gia ở Bắc Mỹ. Sau các cuộc đàm phán mở rộng, Ấn Độ năm ngoái quyết định không gia nhập RCEP. 15 nước còn lại đang tiến bước mà không có Ấn Độ.
Hầu hết các nước châu Á nhận thấy, giá trị của những hiệp định như vậy vượt xa những lợi ích kinh tế mà chúng tạo ra. Chúng là nền tảng cho phép các nước châu Á – Thái Bình Dương hợp tác với nhau, phát triển thị phần trong sự thành công của nhau, và cùng nhau vun đắp cấu trúc khu vực và các quy định điều hành cấu trúc đó. Những sắp đặt khu vực như vậy phải để ngỏ và bao hàm. Chúng không nên để cho bên nào phải ở ngoài, làm suy yếu những thỏa thuận hợp tác hiện có, tạo ra các khối cạnh tranh, hoặc buộc các nước phải chọn theo phía nào. Đó là lý do các thành viên CPTPP để cửa mở cho Mỹ tham gia trở lại, và là lý do các nước đang nỗ lực hình thành RCEP vẫn hy vọng Ấn Độ một ngày nào đó cũng gia nhập.
Video đang HOT
Đây cũng là cơ sở để các nước châu Á – Thái Bình Dương ủng hộ các sáng kiến hợp tác khu vực như các khái niệm Ấn Độ – Thái Bình Dương khác nhau do Nhật Bản, Mỹ hay nước khác đề xuất, cũng như sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Nhiều nước châu Á coi sự ủng hộ đối với sáng kiến Vành đai và Con đường là một cách xây dựng để phù hợp với sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực. Nếu được thực hiện tốt và có kỷ luật tài chính thì các dự án của sáng kiến này có thể nâng cao sự hợp tác đa phương và khu vực, giải quyết nhu cầu cấp bách về cơ sở hạ tầng và sự kết nối tốt hơn ở nhiều nước đang phát triển.
Một số dự án như vậy bị chỉ trích vì thiếu minh bạch hoặc khả thi, nhưng không có lý do gì để tin tất cả các dự án của sáng kiến, theo định nghĩa, sẽ áp đặt những gánh nặng tài chính không bền vững lên các nước, hoặc ngăn cản họ phát triển các liên kết với các nền kinh tế lớn khác. Những hậu quả như vậy không phục vụ cho các lợi ích của Trung Quốc, vì chúng làm suy yếu vị thế và ảnh hưởng của nước này trên thế giới.
Phát triển các thỏa thuận khu vực mới không có nghĩa là từ bỏ hoặc đứng ngoài các thể chế đa phương hiện thời. Các thể chế và thỏa thuận đa phương phải khó khăn lắm mới đạt được tiếp tục mang lại cho các nước – đặc biệt là các nước nhỏ hơn – một khuôn khổ để hợp tác cùng nhau và thúc đẩy các lợi ích chung.
Nhưng nhiều thể chế đa phương đang tồn tại cũng cần cải tổ gấp: Chúng không còn hiệu quả nữa, do thực tế về chiến lược và kinh tế hiện tại. Chẳng hạn, kể từ khi kết thúc Vòng đàm phán thương mại Uruguay năm 1994, WTO thấy ngày càng khó khăn để đạt được các thỏa thuận thương mại có ý nghĩa, vì bất kỳ thỏa thuận nào cũng đều cần sự đồng thuận của 164 thành viên. Và kể từ năm ngoái, Cơ quan Phúc thẩm WTO đã bị tê liệt vì thiếu số đại biểu quy định.
Hy vọng
Các lựa chọn chiến lược mà Mỹ và Trung Quốc đưa ra sẽ định hình các đường viền của trật tự toàn cầu đang nổi lên.
Cạnh tranh là điều tự nhiên đối với các nước lớn. Nhưng chính khả năng hợp tác của họ mới là phép thử thực sự của năng lực quản lý nhà nước, và nó sẽ quyết định liệu loài người có đạt được tiến bộ trong các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, phổ biến hạt nhân hay sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm hay không.
Đại dịch Covid-19 là lời nhắc nhở rõ ràng về tầm quan trọng các nước hợp tác với nhau. Dịch bệnh không có biên giới và sự hợp tác quốc tế là hết sức cần thiết để đưa đại dịch vào tầm kiểm soát, giảm thiểu thiệt hại đối với kinh tế toàn cầu.
Kể cả với các mối quan hệ tốt nhất giữa Mỹ và Trung Quốc, thì việc đưa ra một phản ứng chung với Covid-19 vẫn là một thách thức lớn. Thật không may, đại dịch lại đang làm trầm trọng thêm sự kình địch giữa Mỹ và Trung Quốc, làm tăng ngờ vực và cáo buộc lẫn nhau. Chắc chắn tình hình còn xấu hơn nếu đại dịch trở thành vấn đề lớn trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Mọi người chỉ có thể hy vọng rằng sự nghiêm trọng của tình hình sẽ tập trung các khối óc lại và cho phép những dự định khôn ngoan hơn thắng thế.
Trong khi đó, các nước châu Á đã sẵn sàng đối phó với đại dịch và nhiều rào cản khác để cải thiện cuộc sống của người dân, tạo ra một khu vực an toàn và thịnh vượng hơn.
Thành công của họ – và triển vọng một thế kỷ châu Á – sẽ phụ thuộc lớn vào việc liệu Mỹ và Trung Quốc có thể vượt qua những khác biệt, xây dựng niềm tin lẫn nhau và làm việc có tính xây dựng để duy trì một trật tự quốc tế ổn định và hòa bình.
Đây là một vấn đề cơ bản của thời đại chúng ta.
Thủ tướng Singapore nói Trung Quốc không thể thay Mỹ
Thủ tướng Lý Hiển Long nói sức mạnh quân sự Trung Quốc không giúp nước này thay vai trò an ninh của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương.
"Sự hiện diện an ninh của Mỹ vẫn đóng vai trò sống còn với châu Á - Thái Bình Dương. Dù sở hữu sức mạnh quân sự ngày càng lớn, Trung Quốc sẽ không thể thay thế vai trò của Mỹ trong khu vực", Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết trong bài viết đăng trên tạp chí Foreign Affairs hôm 4/6.
Thủ tướng Singapore cho rằng tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông khiến các quốc gia trong khu vực "luôn coi sự hiện diện của hải quân Trung Quốc là âm mưu thúc đẩy những tuyên bố đó". "Nhiều nước Đông Nam Á cũng đặc biệt nhạy cảm với quan điểm rằng Trung Quốc đang gây ảnh hưởng tới cộng đồng người Hoa với dân số không nhỏ ở các quốc gia sở tại", bài viết có đoạn.
Thủ tướng Lý Hiển Long tại một hội thảo ở Singapore cuối năm 2019. Ảnh: Straits Times.
Ông Lý cũng cảnh báo việc Mỹ rút lực lượng khỏi Bắc Á sẽ buộc Nhật Bản và Hàn Quốc xem xét phát triển vũ khí hạt nhân để đối phó mối đe dọa từ Triều Tiên.
Bài viết của Thủ tướng Singapore được công bố trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung tiếp tục leo thang, xoay quanh cách Bắc Kinh xử lý đại dịch Covid-19 và cạnh tranh quân sự tại những vùng biển như Biển Đông, Hoa Đông và eo biển Đài Loan, cũng như dự luật an ninh Hong Kong vừa được quốc hội Trung Quốc thông qua.
Singapore là một trong những nước thường xuyên kêu gọi Washington và Bắc Kinh tránh gây xung đột trong khu vực. "Các nước châu Á - Thái Bình Dương không muốn buộc phải chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc. Họ muốn xây dựng quan hệ tốt với cả hai bên", ông Lý viết.
Lãnh đạo Singapore cảnh báo đối đầu có thể kéo dài hàng chục năm, đe dọa sự phát triển của thế kỷ châu Á nếu Mỹ tiếp tục tìm cách kiềm tỏa Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh muốn xây dựng vùng ảnh hưởng riêng tại châu lục.
"Cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường này khó có thể kết thúc giống Chiến tranh Lạnh", ông Lý nhận định, đồng thời kêu gọi xây dựng quan hệ hợp tác dựa trên các khuôn khổ luật pháp đa phương, thúc đẩy trách nhiệm và kiềm chế từ các bên.
Triều Tiên nói Mỹ 'xuống dốc', Trung Quốc 'đi lên'Trung Quốc quyết 'chiến đến cùng' trên mọi mặt trậnÝ nghĩa của công thư Mỹ phản đối Trung Quốc tới LHQ
Vợ Thủ tướng Singapore đăng tranh biếm họa về Trump Hà Tinh, vợ của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, gây tranh cãi khi chia sẻ tranh biếm họa so sánh cách phản ứng của Trump với biểu tình tại Mỹ và Hong Kong. Bà Hà ngày 1/6 đăng trên Facebook tranh biếm họa của họa sĩ Singapore Heng Kim Song. Tranh này thể hiện Trump bình luận hành vi người biểu tình...