Thế khó của Tổng thống Biden ở Syria trong những ngày cuối cùng tại Nhà Trắng
Trong những ngày cuối nhiệm kỳ, Tổng thống Joe Biden đối mặt với thách thức ngoại giao tại Syria, nơi Mỹ duy trì lực lượng để ngăn chặn IS.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Ibrahim Al-Assil, thành viên cấp cao tại Viện Trung Đông ngày 1/12, trong những ngày cuối nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang phải đối mặt với một thách thức ngoại giao và chiến lược phức tạp tại Syria – một quốc gia vẫn chìm trong hỗn loạn và xung đột sau nhiều năm nội chiến.
Cuộc nội chiến kéo dài từ năm 2011 đến 2016 đã biến Syria thành một bàn cờ địa chính trị phức tạp, nơi các cường quốc quốc tế đối đầu. Iran và Nga đứng về phía Tổng thống Bashar al-Assad, trong khi Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ lại ủng hộ các lực lượng nổi dậy.
Hiện tại, Washington dường như đang trong tình thế khó xử. Chính quyền của Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden đã áp dụng một chiến lược thụ động tại Syria, để ngỏ những quyết định then chốt cho chính quyền kế nhiệm.
Video đang HOT
Trọng tâm chú ý của Mỹ đang dồn vào các cuộc xung đột tại Ukraine và Israel, khiến Syria trở thành một “điểm mờ” trong chính sách đối ngoại.
Hiện khoảng 900 quân nhân Mỹ vẫn còn ở Syria, với nhiệm vụ chính là ngăn chặn sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Tuy nhiên, sự hiện diện này đang trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Các chuyên gia cảnh báo rằng bất kỳ sự rút lui hoặc tái triển khai nào của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) – đồng minh chính của Mỹ – đều có thể tạo cơ hội cho IS tập hợp lại, đặc biệt là ở khu vực Badiya.
Mặc dù Mỹ không quan tâm đến việc can thiệp vào cuộc giao tranh giữa các nhóm vũ trang do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và lực lượng của chính quyền Syria, nhưng ưu tiên của quân đội Mỹ có thể là hỗ trợ đồng minh người Kurd trong việc duy trì quyền kiểm soát Đông Bắc và ngăn chặn IS tái xuất hiện tại đó.
Trong bối cảnh này, vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhiều nhóm phiến quân tham gia vào cuộc tấn công của nhóm thánh chiến Hayat Tahrir al-Sham (HTS) được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn. Nhưng Ankara khó có thể lường trước được quy mô – và những hậu quả tiềm tàng – của cuộc tấn công. Các quan chức gọi đây là “cuộc tấn công hạn chế”, một điều có vẻ gần như không đúng khi các nhóm phiến quân lan rộng khắp Syria.
Tuy nhiên, sự thận trọng của Thổ Nhĩ Kỳ là dễ hiểu. Nếu HTS bám trụ ở Aleppo và chính quyền Syria phát động một cuộc phản công được hỗ trợ bởi không quân Nga, điều này có thể gây ra một làn sóng người tị nạn mới hướng về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, làm suy yếu nhiều năm nỗ lực đẩy người di cư theo hướng ngược lại.
Có thể nói tình hình Syria tiếp tục là một thử thách ngoại giao phức tạp. Quyết định của Tổng thống Biden trong những ngày cuối nhiệm kỳ sẽ không chỉ định hình Syria mà còn có thể ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ khu vực Trung Đông trong những năm tới.
Nga và Iran lên tiếng về diễn biến 'nóng' tại Syria
Một số nhóm nổi dậy tại Syria đã bất ngờ tấn công vào các khu vực do chính phủ kiểm soát tại phía Bắc tỉnh Aleppo, dẫn đến giao tranh dữ dội nhất trong vài năm trở lại đây.
Cả Nga và Iran đề lên tiếng bày tỏ quan ngại về diễn biến này.
Lực lượng cứu hộ khẩn cấp làm nhiệm vụ tại hiện trường vụ oanh tạc ở Damascus, Syria ngày 1/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Syria đã chìm trong bất ổn do nội chiến dai dẳng hơn 1 thập niên, cho dù xung đột đã hạ nhiệt trong những năm gần đây.
Vào ngày 27/11, nhóm phiến quân Hayat Tahrir al-Sham (HTS) và một số nhánh liên kết đã tấn công tỉnh Idlib và Aleppo, nhiều mục tiêu chỉ cách ngoại ô thành phố Aleppo 10 km. Những kẻ nổi dậy đã cắt đường cao tốc nối Damascus với Aleppo. Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), đã có 182 người thiệt mạng trong vụ đụng độ, trong đó có 102 thành viên của HTS. Tiền thân của HTS là Mặt Trận Nusra. Cả Syria, Nga và nhiều quốc gia khác đều coi HTS là tổ chức khủng bố.
Một vị tướng trong Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã thiệt mạng tại Syria ngày 28/11, trong cuộc giao tranh giữa quân đội Syria và các nhóm nổi dậy. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Esmail Baghaei Hamaneh cùng ngày bày tỏ quan ngại về sự trỗi dậy của các nhóm khủng bố tại Syria. Ông Esmaeil Baghaei kêu gọi kiên quyết hành động và phối hợp để ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố lây lan trong khu vực.
Ông Esmail Baghaei cũng đề cập đến các thỏa thuận hiện có theo tiến trình Astana - sáng kiến do Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga dẫn đầu - chỉ định các khu vực như Aleppo và Idlib là vùng giảm leo thang. Ông chỉ trích các cuộc tấn công gần đây của nhóm nổi dậy nhằm những vùng này, gọi chúng là hành vi vi phạm nghiêm trọng các thỏa thuận và là mối đe dọa đối với tiến triển đạt được thông qua tiến trình Astana. Bên cạnh đó, ông Baghaei nhắc nhở cộng đồng quốc tế về trách nhiệm chung trong chống khủng bố và cảnh báo rằng tình trạng chậm trễ trong giải quyết các mối đe dọa ngày càng gia tăng ở Syria có thể đảo ngược nhiều năm thành tựu chống khủng bố.
Đến ngày 29/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cáo buộc Mỹ, Anh và một số quốc gia phương Tây khác gieo rắc hỗn loạn qua các nhóm khủng bố trên khắp Syria.
Bà cũng nhắc lại lập trường ủng hộ Syria của Nga. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, người dân Syria là cơ sở để đảm bảo an ninh và ổn định ở khu vực Tây Á.
Phát biểu này được đưa ra sau khi chiến đấu cơ Syria và Nga ném bom vào nơi ẩn náu của nhóm khủng bố Takfiri được nước ngoài hậu thuẫn ở khu vực Tây Bắc Syria. Quân đội Syria cho biết họ đang hợp tác với Nga và "các lực lượng thân thiện" để giành lại lãnh thổ đồng thời khôi phục tình hình như trước.
Nội chiến bùng phát tại Syria sau các cuộc biểu tình chống chính phủ năm 2011. Nội chiến đã khiến hơn 500.000 người thiệt mạng, hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa và gây tàn phá nặng nề cho cơ sở hạ tầng cũng như các ngành công nghiệp địa phương.
Quân nổi dậy tràn vào dinh thự Tổng thống Syria ở Aleppo Lực lượng nổi dậy tại Syria đã xông vào dinh thự của Tổng thống Syria tại Aleppo, sau khi lần đầu tiên đặt chân vào thành phố này kể từ năm 2016. Ngoài ra, truyền thông đưa tin rằng có khả năng lực lượng nổi dậy đã tiếp cận được vũ khí của Nga do quân đội Syria để lại Aleppo. Tòa nhà...