Thế khó của Thụy Điển khi gia nhập NATO
Dư luận Thụy Điển đang chuyển hướng sang ủng hộ việc gia nhập NATO. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản đối nước này tham gia liên minh an ninh quân sự do Mỹ đứng đầu.
Theo báo Thelocal.se (Thụy Điển) ngày 14/3, các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số người được hỏi ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO, nhưng cũng xuất hiện nhiều quan điểm phản đối hành động này.
Xe bọc thép của Thụy Điển tuần tra đảo Gotland vào tháng 1/2022. Ảnh: AP
Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, Thụy Điển rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan liên quan đến việc trở thành thành viên NATO. Dưới đây là một số lập luận ủng hộ và phản đối gia nhập NATO tại Thụy Điển:
Các lập luận phản đối
Thứ nhất, theo nghị sĩ Kenneth Forslund thuộc Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển, việc nước này gia nhập NATO có thể bị Nga coi là hành động khiêu khích. Nếu Nga tiến hành chiến dịch quân sự trước khi Thụy Điển chính thức trở thành thành viên của NATO, Liên minh này có thể sẽ không can thiệp. Mặt khác, nếu Nga phản ứng sau khi Thụy Điển đã tham gia NATO, thì hành động này có thể gây ra một cuộc xung đột lớn.
Video đang HOT
Thứ hai, khi gia nhập NATO, Thụy Điển sẽ bị ràng buộc vào một liên minh quân sự với các quốc gia, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ và cả Mỹ, những quốc gia có các mục tiêu chính sách đối ngoại khác nhau và có thể thực hiện các hoạt động quân sự mà Thụy Điển không chấp nhận, ví dụ năm 2003, nước này phản đối NATO nắm quyền kiểm soát Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (ISAF) chiếm đóng Afghanistan.
Thứ ba, NATO là một “liên minh vũ khí hạt nhân” và việc tham gia có nghĩa là chấp nhận học thuyết vũ khí hạt nhân, Pierre Schori, cựu Bộ trưởng Viện trợ của Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển, lập luận.
Ngoài ra, nếu Thụy Điển bị ràng buộc bởi điều khoản phòng thủ chung của NATO, thì nước này có thể dễ bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn ở châu Âu trong tương lai.
Các quan điểm ủng hộ
Đầu tiên, dù Thụy Điển và NATO có sự hợp tác sâu rộng, nhưng trong bối cảnh nước này không là thành viên của Liên minh quân sự, Thụy Điển không nằm trong điều khoản quan trọng của Điều 5 về bảo đảm phòng thủ chung.
Việc NATO không có hành động quân sự trước cuộc tấn công của Nga ở Ukraine là một lời cảnh báo về những gì có thể xảy ra trong trường hợp Thụy Điển bị tấn công. Mặc dù một cuộc tấn công của Nga vào Thụy Điển là khó xảy ra, nhưng nếu Thụy Điển được bảo vệ bởi điều Điều 5 của NATO, thì khả năng đó sẽ càng thấp hơn.
Hai là, việc Thụy Điển (và Phần Lan) trở thành thành viên của NATO sẽ giúp toàn bộ khu vực an toàn hơn trước một cuộc tấn công tiềm tàng trong tương lai.
Bên cạnh đó, khi trở thành thành viên NATO, Thụy Điển sẽ có ảnh hưởng lớn hơn nhiều đối với chính sách của NATO và khả năng phối hợp quốc phòng tốt hơn với các thành viên NATO khác ở châu Âu.
Ukraine tuyên bố NATO sẽ bảo vệ đoàn xe chở vũ khí viện trợ
Một cuộc tấn công nhằm vào đoàn xe chở vũ khí của phương Tây tới Ukraine được cho là sẽ thúc đẩy Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kích hoạt Điều 5 của Hiệp ước.
Ông Alekey Danilov, thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine. Ảnh: Topwar
Ngày 13/3, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Ukraine (NSDC) Aleksey Danilov tuyên bố nếu lực lượng Nga mở cuộc tấn công vào một xe chở vũ khí của phương Tây tới Ukraine, NATO sẽ coi đây là lý do để kích hoạt Điều 5 của Hiệp ước.
Ông Danilov cho biết đây là thông tin được Tổng thư ký NATO Jens Jens Stoltenberg đưa ra.
Theo lời ông Danilov phát biểu trước Quốc hội Ukraine, ông Stoltenberg đã nói rằng nếu một vật thể bay, một viên đạn bắn trúng xe chở vũ khí tới Ukraine, NATO sẽ coi đây là cơ sở để kích hoạt Điều 5 của Hiệp ước.
Đến thời điểm này, NATO và cá nhân ông Stoltenberg chưa đưa ra tuyên bố chính thức xác nhận hay phủ nhận thông tin mà ông Danilov đưa ra.
Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov ngày 12/3 cảnh báo việc Mỹ và một số nước chuyển vũ khí cho Ukraine là hành động mạo hiểm, biến những đoàn xe chở vũ khí này thành mục tiêu chính đáng. Ông không nói rõ đoàn xe này có thể bị Nga đánh chặn khi ở lãnh thổ Ukraine hay nước khác.
Điều 5 trong Hiệp ước NATO quy định rằng bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào vào một hay một số thành viên của liên minh đều được coi là một cuộc tấn công vào toàn bộ liên minh và tất cả các thành viên sẽ hỗ trợ nước bị tấn công, kể cả biện pháp sử dụng vũ lực.
Trước đó, Moskva liên tục cảnh báo các nước có ý định viện trợ quân sự cho chính quyền Kiev. Ngày 9/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Moskva đã thông qua đại sứ quán của mình tại các nước cảnh báo về hậu quả của việc cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine.
Bà Zakharova nhấn mạnh Nga đã cảnh báo các quốc gia liên quan tới việc cung cấp vũ khí hoặc cử những người được gọi là tình nguyện viên đến Ukraine sẽ phải hứng chịu trách nhiệm. Các nhà ngoại giao, đại sứ của Nga đã truyền đạt rõ ràng quan điểm này tới chính quyền các nước sở tại.
Nga cảnh báo Phần Lan, Thụy Điển về việc gia nhập NATO Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã cảnh báo về những hậu quả quân sự và chính trị mà Thụy Điển và Phần Lan sẽ phải gánh chịu nếu cố gắng gia nhập NATO. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo Phần Lan, Thụy Điển về việc gia nhập NATO. Ảnh: Newsweek Theo Newsweek, trong một cuộc họp...