Thế khó của Syria khi bị không kích
Với lý do thực hiện không kích nhằm tiêu diệt lực lượng khủng bố tại Syria được Mỹ và một số đồng minh đưa ra, Damascus đang lâm vào thế khó.
Không kích khủng bố
Kể từ khi cuộc chiến nhằm tiêu diệt lực lượng khủng bố tại Syria nổ ra, ngoài lực lượng quân đội chính phủ Syria còn có Nga, Pháp, Mỹ… và Israel đã thực hiện hàng loạt cuộc không kích tại nước này. Tuy nhiên, chỉ có Nga là lực lượng duy nhất là vị khách được mời.
Tuy nhiên, những lý do Israel và cả liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu đưa ra cho những cuộc không kích này nhằm tiêu diệt các tổ chức khủng bố để tự vệ đang đặt Syria vào thế khó. Nhất là nhóm Hezbollah luôn là lý do để Israel thực hiện những trận tập kích bất ngờ trên lãnh thổ Syria…
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của Syria theo nhận định của một số chuyên gia đó là lưới lửa phòng không chưa đủ mạnh, đặc biệt hệ thống S-300 được tiếp nhận chưa hoàn chỉnh vì vậy chúng không thể tham chiến trong lưới lửa phòng không của Damascus, Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (TSAMTO) cho biết.
Thương vụ tên lửa S-300 giữa Nga và Syria đã được chuyển giao cho Syria nhưng hiện tại không thể tham chiến. Trước khi xuất hiện thông tin này, ngay từ cuối năm 2013, Tổng thống Nga Putin cho biết, Nga đã ký hợp đồng xuất khẩu các hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-300PMU-2 cho Syria, nhưng hợp đồng “vẫn chưa hoàn thành”.
Theo giới phân tích quân sự đánh giá, câu nói này của ông Putin cho thấy là hợp đồng đã được chuyển giao một phần nào đó, chứ không phải là “chưa được thực hiện”. Để minh chứng cho việc Nga đã thực hiện một phần bản hợp đồng với Syria, RIA Novosti dẫn lời một quan chức quốc phòng Nga cho biết, bản hợp đồng này đã được được Nga chuyển giao một phần cho Damascus.
Video đang HOT
TSAMTO nhận định: “Theo tính toán của các chuyên gia, giai đoạn 1 trong kế hoạch triển khai hợp đồng có thể đã được thực hiện. Giai đoạn này bao gồm các nội dung là Nga sẽ bàn giao cho Syria các tổ hợp phóng và 1 số thiết bị bảo đảm kỹ thuật, vật tư khác”.
Đồng thời TSAMTO cũng cho biết thêm về các điều khoản có trong hợp đồng, theo đó Nga sẽ xuất khẩu cho Syria các hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-300PMU-2. Hợp đồng được chia thành rất nhiều giai đoạn phức tạp với nhiều nhóm tổ hợp linh kiện, thiết bị. Vấn đề lựa chọn các hệ thống thiết bị nào và trình tự lắp ráp ra sao sẽ do nước đặt mua quyết định.
TSAMTO nhấn mạnh, nếu chỉ thực hiện hợp đồng được một vài phần đầu, chưa bàn giao tổng thể hệ thống thì người mua sẽ không thể liên kết các tổ hợp đã nhận lại với nhau. Vì vậy, kể cả khi có thiết bị phóng và tên lửa thì hệ thống cũng không hoạt động được.
Phòng không đa tầng
Hiện nay, Syria đang sở hữu hệ thống phòng không nhiều tầng từ tầm thấp đến tầm cao. Đầu tiên phải kể đến là hệ thống S-200 Angara (NATO định danh là SA-5).
Hệ thống S-200 được sử dụng trong nhiều nhiệm vụ chống lại những mục tiêu (máy bay, trạm chỉ huy trên không, chống nhiễu, các thiết bị quan sát và tấn công đường không) có hoặc không người lái, bay với tốc độ 1.200 km/h trên độ cao từ 300m đến 40km trong các điều kiện kháng nhiễu điện tử mạnh.
Chiến đấu cơ Israel.
Hệ thống sử dụng đạn tên lửa có kích thước rất lớn, đạt tầm bắn xa tới 160km hoặc 250-300km với biến thể cải tiến, độ cao diệt mục tiêu 20-40km tùy biến thể. Tên lửa sử dụng hệ chiếu vô tuyến pha giữa để hiệu chỉnh đường bay, pha cuối dùng dầu tự dẫn radar bán chủ động tấn công mục tiêu.
Hệ thống phòng không tiếp theo là S-125 Pechora và Pechora 2M: Hệ thống tên lửa phòng không S-125 Pechora được thiết kế để tấn công mọi mục tiêu đường không. Nó được đánh giá là rất hiệu quả trong chống mục tiêu tầm ngắn, bay thấp, đối phó tốt với mục tiêu có tính cơ động cao. Đạn tên lửa hệ thống S-125 có thể bắn hạ mục tiêu ở cự ly tối đa 35km, độ cao 18km.
Trong quá khứ, hệ thống S-125 đã trải qua nhiều cuộc chiến và ghi được những dấu ấn đậm nét, tiêu biểu mùa hè khốc liệt của những năm 1970 ở Ai Cập. Trong một vài trận đánh giáp mặt, các tên lửa điều khiển từ S-125 đã bắn rơi 5 máy bay Israel.
Sau đó hệ thống này phục vụ trong Quân đội Nam Tư đã bắn hạ một chiếc máy bay tàng hình F-117 Nighthawk vào ngày 27/3/1999 và một chiếc F-16 trong chiến tranh Kosovo.
Ngoài ra, Syria còn sở hữu những hệ thống phòng không khá mạnh gồm SA-6 có thể diệt mục tiêu ở cự ly 3-24km, độ cao từ 50m tới 12km, hệ thống thống Buk-M2, hệ thống Pantsir-S1… Syria còn sở hữu số lượng lớn tên lửa phòng không tầm thấp 9K33 OSA và hơn 4.000 khẩu pháo phòng không đủ kích cỡ từ 23 đến 100 mm, trong số đó có gần 300 tổ hợp pháo tự hành ZSU-23-4….
Dù được đánh giá rất mạnh nhưng phòng không Syria chưa một lần thành công trong việc phát hiện và bắn hạ chiến đấu cơ Israel thực hiện đòn tập kích đường không vào nước này.
Theo Đan Nguyên
Đất Việt
Nga phối hợp Mỹ, phóng tên lửa hành trình diệt IS ở Raqqa
Các máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của Nga mới đây đã oanh tạc vị trí của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Raqqa, Syria, bằng tên lửa hành trình X-101.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của Nga phóng tên lửa hành trình diệt IS.
Theo RT, đây là tuyên bố mới nhất của Bộ Quốc Phòng Nga về hoạt động của quân đội Nga ở Syria.
"Ngày 17.2.2017, máy bay ném bom chiến lược Tu-95 cất cánh từ lãnh thổ Nga, bay qua không phận Iran, Iraq và oanh tạc vị trí IS ở khu vực tỉnh Raqqa bằng tên lửa hành trình X-101", tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Đợt không kích đánh trúng căn cứ của khủng bố, khu trại huấn luyện, trung tâm chỉ huy. Đợt tấn công diễn ra tốt đẹp, toàn bộ các mục tiêu đã bị phá hủy hoàn toàn.
Trong không phận Syria, các máy bay Tu-95 được yểm trợ bởi chiến đấu cơ Su-30 và Su-35 cất cánh tại căn cứ không quân Hmeymim, phía tây tỉnh Latakia. Các máy bay ném bom sau đó đã trở về căn cứ ở Nga an toàn.
Đợt oanh tạc IS bằng tên lửa hành trình được phối hợp chặt chẽ với Mỹ thông qua đường dây nóng. Năm 2015, Nga và Mỹ đã đạt ký bản ghi nhớ về hoạt động an toàn bay ở Syria. Các bên thông báo đường bay, tình hình khẩn cấp ở Syria và thiết lập đường dây nóng để tránh đụng độ nguy hiểm trên không.
Đại tá John Dorrian, người phát ngôn của liên quân do Mỹ đứng đầu, xác nhận đã được thông báo về đợt oanh tạc của Nga.
Tháng trước, Nga đã đưa các máy bay ném bom tầm xa đến Syria. Ngày 21.1, 6 máy bay ném bom siêu thanh Tupolev Tu-22M3 đã không kích mục tiêu IS ở Deir Ezzor.
Đợt không kích đánh trúng trại huấn luyện, kho vũ khí và các xe thiết giáp của IS.
Theo Danviet
Quân đội Mỹ bị nghi không thông báo hàng nghìn cuộc không kích Lầu Năm Góc được cho là không công bố thông tin về hàng nghìn cuộc không kích quân đội Mỹ thực hiện nhằm vào phiến quân ở Iraq, Syria và Afghanistan. Chiến đấu cơ F-16 của không quân Mỹ. Ảnh: AP Military Times, tự nhận là một tổ chức thông tin độc lập, cho rằng riêng trong năm ngoái, ít nhất 456 cuộc...