Thế khó của ông Tập Cận Bình
Các mục tiêu từ cuộc tấn công thương mại của Nhà Trắng đã đụng chạm đến những điểm nhạy cảm trong chính sách quản lý của người đứng đầu Bắc Kinh.
Sự bế tắc được dự báo từ trước của các vòng đàm phán thương mại gần đây nhất giữa Mỹ và Trung Quốc (TQ) đã cho thấy một điểm quan trọng: Cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang khiến Chủ tịch TQ Tập Cận Bình không thể nào đạt được thỏa thuận, Bloomberg bình luận. Trừ khi ông chủ Nhà Trắng nghĩ lại về quan điểm của mình, cuộc đối đầu về thuế quan giữa hai nước sẽ còn kéo dài dai dẳng.
Hai yêu cầu với ông Tập
Nhà Trắng dường như đã bỏ qua một thực tế quan trọng về đất nước TQ giai đoạn hiện đại. Ông Tập đã không ngừng củng cố quyền lực khi lãnh đạo Bắc Kinh, điển hình là các sáng kiến kinh tế và ngoại giao của TQ thời gian qua đã gắn liền mật thiết với hình ảnh cá nhân của ông. Trong chính sách đối ngoại, ông Tập đã xây dựng hình ảnh một lãnh đạo đại diện cho các lợi ích toàn cầu của TQ, đồng thời dường như không còn “ẩn mình chờ thời”. Trái lại, ông Tập quyết đoán, sẵn sàng đối đầu phương Tây, khôi phục hình ảnh TQ hùng mạnh trong vai trò cường quốc kinh tế thứ hai thế giới. Trở thành lãnh đạo TQ từ năm 2012, ông Tập hứa hẹn “Giấc mơ Trung Hoa” – tương lai thịnh vượng với vô số cơ hội mới.
Những hình ảnh về một TQ ngày càng trỗi dậy và hùng mạnh được chính quyền Tập Cận Bình xây dựng tỉ mỉ nhưng buộc ông Tập cùng lúc duy trì hai yêu cầu. Một là ông Tập phải tránh thất bại trên chính trường quốc tế, đặc biệt trước các cường quốc phương Tây. Thứ hai, ông Tập phải giữ cho nền kinh tế TQ đạt tăng trưởng cao, đồng thời phải tạo ra nhiều công ăn việc làm cũng như gia tăng thu nhập cho người dân.
Hai yêu cầu quan trọng này dường như trở thành yếu tố thúc đẩy ông Tập có thể sớm đi đến một thỏa thuận thương mại với chính quyền ông Trump. Bởi lẽ các mức thuế nhập khẩu của Mỹ nhắm vào hàng của TQ sẽ gây ra thiệt hại cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (dẫu ít hay nhiều) trong bối cảnh thời gian qua tăng trưởng kinh tế đã bắt đầu chững lại nhiều và nền kinh tế TQ cũng mắc nợ nặng nề (nhất là hệ thống doanh nghiệp nội địa của TQ, hay còn được gọi là các doanh nghiệp “thây ma”).
Cuộc đối đầu giữa ông Trump (phải) và ông Tập dự kiến sẽ còn kéo dài. Ảnh: GETTY
Tuy nhiên, những tính toán của Bắc Kinh lại cho thấy một khả năng ngược lại – một thỏa thuận kinh tế với Mỹ sẽ rất “nguy hiểm” với ông Tập. Về mặt kinh tế, Chủ tịch TQ đã tăng gấp đôi tiềm lực cho các chiến lược kinh tế do nhà nước dẫn đầu mà đa số đều là các chính sách công nghiệp nhằm nâng cấp các công ty sản xuất và công nghệ, thể hiện qua chương trình đầy tham vọng “Made in China 2025″. Những chính sách công nghiệp này là mục tiêu tấn công chủ chốt của ông Trump vì Mỹ tin rằng các công ty TQ đang được cung cấp những lợi thế cạnh tranh không công bằng trên thị trường toàn cầu.
Video đang HOT
Điều này có nghĩa ông Tập sẽ khó có thể chấp nhận đàm phán về các chính sách công nghiệp của TQ – điều mà ông rất tự hào. Các chính sách sản xuất và công nghiệp không chỉ rất quan trọng đối với chương trình nghị sự của Bắc Kinh mà còn liên quan rất nhiều đến thông điệp chính trị quan trọng của ông Tập. Đó là lý do các quan chức TQ đã cố gắng tập trung đàm phán với Mỹ về những vấn đề ít nhạy cảm hơn, chẳng hạn như giảm thâm hụt thương mại với Washington. Ví dụ, việc TQ đồng ý mua thêm đậu nành từ Mỹ sẽ không làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của ông Tập. trong khi cắt giảm chương trình công nghiệp chắc chắn sẽ để lại hậu quả mà các nhà lãnh đạo TQ không mong muốn.
Bắc Kinh không có nhiều chọn lựa
Chính vì cách tiếp cận không từ bỏ tham vọng sản xuất và công nghiệp, các cuộc đàm phán với Washington trở thành “bãi bom mìn” ngoại giao với Bắc Kinh. Nói cách khác, các đ?ng th?i ộng thái mang tính “bỏ bom” như hiện nay của chính quyền Trump không cho ông Tập nhiều sự lựa chọn thỏa thuận.
Ngoài việc cam kết tăng nhập khẩu hàng Mỹ đã bị ông Trump “lắc đầu”, bất kỳ nhượng bộ nào khác đều có thể được ví như sự nhún nhường của TQ trước sức ép của Mỹ – một đòn tấn công trực tiếp vào uy tín của ông Tập. Điều này càng đưa ông Tập vào giai đoạn khó khăn khi sáng kiến quốc tế lớn nhất của ông – dự án “Một vành đai, một con đường” – đang gặp rất nhiều chỉ trích. Chỉ trong tuần qua, tân thủ tướng Malaysia đã quyết định trì hoãn các dự án do TQ hỗ trợ trong khi Malaysia đang nắm giữ một vị trí chiến lược trong triển khai sáng kiến quan trọng này.
Tất nhiên, ông Tập sẽ chỉ xem xét và thận trọng về ý kiến của công chúng với sự lãnh đạo của ông đến một chừng mực nhất định. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, theo Bloomberg, ông Tập đang duy trì một thỏa thuận ngầm với người dân TQ: Chấp nhận sự lãnh đạo của ông và ngược lại, ông giúp TQ trở thành một siêu cường giàu có và được nể trọng. Như vậy, Bắc Kinh nhượng bộ dễ dàng trước Washington, ông Tập sẽ “khó ăn nói” trước công chúng TQ, làm suy yếu quyền lực lãnh đạo của ông Tập.
Dẫu vậy, Washington trong lúc khai thác khó khăn của ông Tập cũng gặp thách thức riêng. Trong bối cảnh ông Trump vướng vào nhiều rắc rối trong nền chính trị Mỹ , các sức ép hiện tại từ Washington chưa đủ để ông Tập thay đổi quan điểm bảo vệ nền công nghiệp sản xuất của TQ. Ưu thế đàm phán của ông Trump có thể sẽ suy yếu theo thời gian, sẽ mang lại lợi thế đàm phán cho TQ. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung về thực chất đang mang đậm dấu ấn bản sắc chính trị hơn là xung đột lợi ích kinh tế thông thường.
Theo Hoàng Phú
Pháp luật TP. HCM
"Phát súng" khởi động cuộc chiến mới Mỹ - Trung
Trong chiến lược an ninh quốc gia đầu tiên của mình, ông Donald Trump sẽ đưa ra quan điểm cứng rắn hơn về Bắc Kinh so với những chính quyền tiền nhiệm
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18-12 có bài phát biểu quan trọng công bố chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ, được cho là bắt đầu một cuộc chiến mới chống lại "sự gây hấn kinh tế của Trung Quốc", theo trang Newsweek.
Đối thủ cạnh tranh
Chiến lược an ninh quốc gia vốn là một văn kiện chính thức được mỗi ông chủ Nhà Trắng đưa ra kể từ thời Tổng thống Mỹ thứ 40 Ronald Reagan. Theo các nguồn tin chính phủ, trong chiến lược an ninh quốc gia đầu tiên của mình, với việc cáo buộc Trung Quốc "gây hấn kinh tế", ông Donald Trump sẽ đưa ra quan điểm cứng rắn hơn về Bắc Kinh so với những chính quyền tiền nhiệm.
Đây là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa ông chủ Nhà Trắng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tài liệu được đưa ra một tháng sau khi ông Donald Trump gặp ông Tập ở Trung Quốc và 8 tháng sau cuộc gặp tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở bang Florida - Mỹ.
Tổng thống Donald Trump gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc hồi tháng 11-2017 Ảnh: REUTERS
Ông Donald Trump từng chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc nhiều lần trong chiến dịch tranh cử nhưng đã dịu giọng hơn từ sau cuộc gặp ở Mar-a-Lago. Nguyên nhân một phần bởi ông cho rằng Bắc Kinh có thể gây sức ép với Bình Nhưỡng để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân. Kể từ khi nhậm chức, ông cũng không chỉ trích Trung Quốc về vấn đề thâm hụt thương mại giữa hai nước và không lên án Trung Quốc thao túng tiền tệ. Nhưng vài tháng qua, ông đã hết kiên nhẫn với Bắc Kinh và ngày càng nổi giận vì không đạt được tiến bộ trong việc ngăn chặn thâm hụt thương mại với nền kinh tế số 2 thế giới.
Hãng Reuters dẫn lời hai quan chức cấp cao của Mỹ cho biết chiến lược an ninh quốc gia mới của Tổng thống Donald Trump sẽ xác định rõ Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh của Mỹ. Ông Michael Allen, một cựu quan chức thời cựu Tổng thống George W. Bush, nhận định: "Chiến lược an ninh quốc gia là phát súng khởi động một loạt biện pháp kinh tế chống lại Trung Quốc".
Bùng nổ chiến tranh thương mại?
Giới phê bình lo ngại nếu Mỹ mạnh tay, một cuộc chiến tranh thương mại có thể bùng phát giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và hậu quả sẽ khiến cả nền kinh tế toàn cầu gánh chịu. Việc cáo buộc Trung Quốc "gây hấn kinh tế" có thể khiến Bắc Kinh trả đũa và hậu quả trước tiên sẽ giáng vào các công ty Mỹ.
Ông Evan Medeiros, cựu cố vấn về châu Á dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, nhìn nhận: "Mối lo ngại về chính sách và thực tiễn kinh tế của Trung Quốc là nghiêm trọng và câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giải quyết vấn đề này. Các cơ chế thực thi thương mại đơn phương sẽ không làm được điều đó".
Chính quyền ông Donald Trump hiện cũng đã gây áp lực lên Bắc Kinh để hành động quyết đoán hơn đối với Bình Nhưỡng nhằm thuyết phục lãnh đạo Kim Jong-un từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Chính phủ Mỹ cũng đang xem xét áp đặt lệnh trừng phạt đối với các ngân hàng lớn của Trung Quốc đang tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy tài chính và thương mại của Triều Tiên nhưng đến nay chỉ mới xử phạt một ngân hàng nhỏ của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các quan chức giấu tên của Mỹ nói với Reuters rằng không nên xem chiến lược an ninh quốc gia mới của Tổng thống Donald Trump là một nỗ lực để ngăn chặn Trung Quốc mà thay vào đó, chiến lược mới sẽ đưa ra một cái nhìn rõ nét về những thách thức mà Trung Quốc đặt ra. Trong khi đó, một quan chức Nhà Trắng nói với đài CNBC rằng cụm từ "gây hấn kinh tế" không dùng nhắm cụ thể vào Trung Quốc.
Theo Washington Examiner, trong văn kiện dài 70 trang này, gấp đôi tài liệu chiến lược được công bố dưới thời ông Obama năm 2015, Tổng thống Donald Trump sẽ đặt ra những ưu tiên về chính sách đối ngoại và nhấn mạnh cam kết đối với các chính sách "Nước Mỹ trên hết", như tăng cường quân đội, đối đầu với các tay súng Hồi giáo cực đoan và tổ chức lại các mối quan hệ thương mại giúp Mỹ có khả năng cạnh tranh hơn.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster cho biết chính sách của ông Donald Trump sẽ tập trung 4 ưu tiên chính là bảo vệ đất nước, thúc đẩy và bảo vệ sự thịnh vượng Mỹ, duy trì hòa bình thông qua sức mạnh và thúc đẩy ảnh hưởng của Mỹ. Ông McMaster cũng cho rằng việc tái đàm phán các hiệp định thương mại sẽ là một phần chính trong chiến lược này.
Theo Xuân Mai
Người lao động
Mỹ - Trung: Sau tán dương là cứng rắn Ba yếu tố con người, chính sách và chính trị có thể thúc đẩy Mỹ có quan điểm cứng rắn hơn với Trung Quốc Chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Bắc Kinh là màn thể hiện sự ca tụng lẫn nhau. Trung Quốc trải thảm đỏ và dành cho nhà lãnh đạo Mỹ sự tiếp đón trọng thị...