Thế kẹt của Gang thép Thái Nguyên
Một mặt sa lầy vào các khoản vay nghìn tỷ để đầu tư Dự án mở rộng nhà máy giai đoạn 2 hiện đang dở dang, một mặt có nhiều khoản phải thu khó đòi, CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco) đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Nhà máy nghìn tỷ đồng “đắp chiếu”
Ngày 15/5, Bộ Công thương và các bên liên quan như Tổng công ty Thép, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Tisco… đã có cuộc họp triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 của Tisco. Tổng công ty Thép và SCIC là hai cổ đông lớn của Tisco, tỷ lệ sở hữu lần lượt là 42,11% và 35,21% vốn điều lệ. Theo nguồn tin của Báo Đầu tư Chứng khoán, các bên có quan điểm không thống nhất về nhiều vấn đề, nên mỗi bên sẽ có báo cáo đánh giá riêng gửi tới Bộ Công thương.
Trước đó, tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về dự án trên của Tisco, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ trưởng Bộ Công thương thành lập tổ công tác, thuê tư vấn độc lập đánh giá toàn diện Dự án, trong đó có phương án bán Dự án và phương án kêu gọi doanh nghiệp góp vốn đầu tư tiếp dự án có quy mô đầu tư 8.000 tỷ đồng này; đề xuất phương án xử lý đối với Dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/7/2016.
Nhìn lại quá trình triển khai dự án cho thấy, việc lập kế hoạch và triển khai thiếu tính toán đã gây ra sự dở dang, lãng phí và kém hiệu quả. Cụ thể, ngày 29/7/2007, Tisco khởi công thực hiện Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhằm nâng cao năng lực sản xuất phôi thép và thép cán từ nguyên liệu trong nước lên 1 triệu tấn/năm. Đến năm 2013, Dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 3.843 tỷ đồng lên 8.104 tỷ đồng và năm 2014 rà soát lại tổng mức đầu tư.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, vốn cho Dự án đã được thu xếp như sau: Ngân hàng Phát triển Việt Nam ký hợp đồng tín dụng cho vay bổ sung 1.359 tỷ đồng từ ngày 27/1/2015; SCIC góp 1.000 tỷ đồng vào Tisco thông qua mua cổ phiếu tăng vốn từ tháng 3/2015; VietinBank ký hợp đồng tín dụng cho vay bổ sung 1.100 tỷ đồng từ ngày 4/6/2015. Tuy nhiên, Dự án vẫn chưa thể khởi động trở lại. Tháng 10/2015, Tisco một lần nữa tính toán lại tổng mức đầu tư của Dự án và kết quả là tổng mức đầu tư tăng lên 9.428 tỷ đồng. Nội dung này đã được báo cáo lên Chính phủ.
Video đang HOT
Sản phẩm thép Thái Nguyên từng được sử dụng tại nhiều công trình trọng điểm quốc gia như Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Yaly, Thủy điện Sơn La, Đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sân vận động Mỹ Đình, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương…, nhưng hiện nay, tỷ lệ bán dân dụng là chủ yếu.
Tisco cũng đã thuê Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam lập và Viện Kinh tế xây dựng – Bộ Xây dựng thẩm tra báo cáo điều chỉnh tổng mức đầu tư và rà soát hiệu quả kinh tế của Dự án.
Chủ đầu tư đã có báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Công thương, các bộ, ngành liên quan đề nghị cấp có thẩm quyền chấp thuận phê duyệt tổng mức đầu tư để làm cơ sở tái khởi động Dự án. Bộ Công thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất các cơ chế ưu đãi, tuy nhiên, Bộ Tài chính bác bỏ các đề xuất trên, thậm chí còn yêu cầu chủ đầu tư phải khẩn trương thu xếp trả nợ vốn vay.
Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, các bên đang rà soát lại tổng thể Dự án để báo cáo Thủ tướng trước ngày 1/7/2016.
Nhiều ý kiến cho rằng, càng kéo dài tình trạng “dở dang” ngày nào, Tisco càng lâm vào tình thế nguy cấp bấy nhiêu. Báo cáo tài chính quý I/2016 của Tisco cho thấy, riêng khoản chi phí lãi vay dài hạn trong kỳ là 347 tỷ đồng, con số này chiếm 1/5 doanh thu bán hàng của Công ty.
Nhiều khoản nợ khó đòi
Do quản trị công nợ yếu kém, tính đến cuối quý I/2016, khoản phải thu của khách hàng tại Tisco lên tới 860 tỷ đồng, trong đó có nhiều khoản khả năng thu hồi rất khó khăn, khiến Công ty phải trích dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 306 tỷ đồng.
Một số khoản phải thu tại Tisco đáng chú ý là: Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Trung Dũng (Trung Dũng) nợ 251 tỷ đồng; Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hà Nam nợ 127 tỷ đồng; Công ty TNHH Hồng Trang nợ 74 tỷ đồng; Công ty Lưỡng Thổ nợ 102 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo Tisco, Công ty có nhiều khoản nợ chậm thu hồi do khách hàng gặp khó khăn về tài chính và chây ỳ, dây dưa không thanh toán. Việc thu hồi nợ phần lớn phải nhờ đến tòa án. Trong năm 2015, các cơ quan pháp luật đã thu hồi cho Công ty 192 tỷ đồng nợ.
Về khoản nợ 251 tỷ đồng của Trung Dũng, hiện Tisco đang kỳ vọng vào việc “xiết nợ” lượng cổ phiếu mà công ty này sở hữu tại Tisco (hơn 2 triệu cổ phiếu), tương đương 11% vốn điều lệ.
Quý I/2016, Tisco đạt doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.244 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2015; lãi 53 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2015 lỗ 21 tỷ đồng. Trong kỳ, chi phí bán hàng giảm 37%, còn 10 tỷ đồng, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gấp đôi, lên 84 tỷ đồng, dự phòng công nợ phải thu khó đòi 25 tỷ đồng và trợ cấp thôi việc 17 tỷ đồng. Đáng chú ý, Công ty có khoản lỗ lũy kế gần 200 tỷ đồng.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Đề xuất hơn 6.700 tỷ đồng xây đường cao tốc Hàm Nghi-Vũng Áng
Ban quản lý dự án 85 vừa có Tờ trình gửi Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đề xuất dự án xây dựng đường cao tốc đoạn Hàm Nghi-Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư 6.707 tỷ đồng cho hơn 53km.
Ảnh minh họa (Vietnam )
Theo đơn vị đề xuất, đường cao tốc đoạn Hàm Nghi-Vũng Áng nằm trong quy hoạch mạng đường cao tốc đã được phê duyệt với mục tiêu sẽ hoàn thành vào năm 2020. Việc đầu tư xây dựng đường cao tốc này trước hết sẽ góp phần hoàn thiện quy hoạch mạng đường cao tốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tuyến đường sẽ góp phần kết nối nhanh, thuận tiện giữa khu vực Bắc miền Trung với khu vực Bắc bộ, giảm tải trên Quốc lộ 1 hiện tại đồng thời để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng trên tuyến đường bộ trục Bắc-Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, tăng cường an toàn giao thông.
Theo đó, dự án có chiều dài 53,4km với điểm đầu (km513 640) giao với đường Hàm Nghi thành phố Hà Tĩnh. Điểm cuối (km567 040) giao Quốc lộ 12C, thị trấn Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 04 làn xe cao tốc, bề rộng nền đường là 24,7m, vận tốc thiết kế 120km/giờ (các vị trí điều kiện địa hình, địa vật khó khăn châm chước vận tốc thiết kế 100km/giờ).
Giai đoạn 1, tuyến đường được xây dựng với tổng mức đầu tư dự kiến là 6.707 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay), quy mô 04 làn xe hạn chế, nền đường rộng 17m, vận tốc thiết kế 80km/giờ. Cầu chính tuyến 13 cầu và 3 cầu trên đường ngang; tổng nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khoảng 362,2 ha.
Để đảm bảo tính khả thi của dự án, phía đơn vị lập đề xuất kiến nghị Nhà nước đầu tư khoảng 2.118 tỷ đồng, nhà đầu tư BOT đầu tư khoảng 5.257 tỷ đồng để xây dựng dự án đường cao tốc đoạn Hàm Nghi-Vũng Áng với quy mô đoạn 4 làn xe hạn chế.
Theo lãnh đạo Ban quản lý dự án 85, dự án sẽ có hiệu quả về mặt tài chính và được thu phí để hoàn vốn trong 22 năm 8 tháng. Dự kiến bắt đầu thu phí từ năm 2020 với mức thu bằng 1.500 đồng/xe tiêu chuẩn/km, sau đó cứ 3 năm tăng phí 12%.
Nếu được Bộ Giao thông Vận tải thông qua, dự án được khởi công vào quý 1/2017, thời gian xây dựng dự kiến là 3 năm.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Đà Nẵng khánh thành Khu phẫu thuật hồi sức tích cực chống độc Khu phẫu thuật hồi sức tích cực chống độc và Đơn vị điều trị Quốc tế có tổng mức đầu tư hơn 126 tỷ đồng. Sau hơn 4 năm thi công, sáng 12/4, Bệnh viện Đà Nẵng khánh thành và đưa vào sử dụng Khu phẫu thuật Hồi sức tích cực chống độc và Đơn vị điều trị Quốc tế. Công trình được...