The Ivory Game – Thiên nhiên liệu đã quá ưu ái loài người?
Phim tài liệu vốn không phải là thể loại ưa thích của nhiều người, nhưng đôi khi mặt ý nghĩa và tính hiện thực của nó vượt xa cả sở thích của chúng ta.
Đấy là trường hợp của The Ivory Game, đang được phát sóng trên Netflix, xoay quanh cuộc chiến chống săn bắn, buôn lậu ngà voi ở Châu Phi, đồng thời cố gắng giảm thiểu và dần đi đến triệt tiêu nhu cầu sử dụng ngà voi, đặc biệt là ở Trung Quốc – Hố đen buôn lậu ngà voi của thế giới.
Ảnh: IMDb
Voi là loài đồng vật hiền lành và kỳ lạ bởi khả năng thấu hiểu cảm xúc của đồng loại, mối liên kết gắn bó, gần gũi với những thành viên trong đàn và sự thông minh, thích ứng trước các thay đổi trong tự nhiên có ảnh hưởng đến sự sinh tồn của chúng. Theo một nghiên cứu mới đây cho thấy, loài voi đang đi đến bước tiến hóa mới là không còn ngà để tránh bị săn bắn, bị bắn và bị tàn sát bởi một giống loài “bậc cao” khác là con người.
Số lượng voi ở Châu Phi đã từng lên đến 100.000 con. Chỉ trong 5 năm, loài voi đã bị tàn sát đến hơn phân nửa, bị bắn và chặt chỉ để lấy phần ngà mà chúng ta cho là quý giá. Có những con đã tồn tại bằng cả một đời người, cặp ngà dài chạm đến đất, nhưng chỉ cần một viên đạn và vài tiếng đồng hồ, chúng đã gần như tan biến, chỉ còn lại cái xác khô nhuốm máu, ruồi nhặng bâu đầy trên đất Châu Phi. Xương (ngà) của chúng sẽ bị lấy đi, đem đến những đất nước có nhu cầu sử dụng cao (cụ thể trong phim là Trung Quốc và đặc khu hành chính Hồng Kông), tạo thành các sản phẩm trang trí: biểu tượng cho sự giàu sang nhưng đồng thời cũng là lòng tham và sự độc ác của con người.
Ảnh: IMDb
The Ivory Game là lời cảnh tỉnh, nhắc nhở và kêu gọi nhận thức của chúng ta về nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã. Phim không đơn giản là tuyên truyền và những lời nói suông, đơn giản mong muốn con người tự thay đổi, mà thực sự là một cuộc chiến mà ở đó, vẫn có những trái tim nhân hậu đang từng ngày chiến đấu với các chính trị gia, trùm tội phạm, băng đảng, và cả những người dân bình thường thiếu hiểu biết, nhằm bảo vệ loài voi đang sắp sửa tuyệt chủng trong vòng 15 năm tới vì tốc độ săn bắn của con người.
The Ivory Game được thực hiện và dẫn dắt hồi hộp, kịch tính không khác gì một bộ phim hình sự, thriller, đưa người xem bước vào 3 cuộc chiến: Cuộc chiến ở nơi tiêu thụ, cuộc chiến ở nơi bọn tội phạm săn bắn loài voi và cuộc chiến giúp đỡ, thuyết phục con người và loài voi chung sống hòa bình với nhau. Chỉ có điều, các phim ấy là hư cấu, còn The Ivory Game là hiện thực.
Ảnh: IMDb
Buôn lậu ngà voi được xem là ngành công nghiệp phi pháp với lợi nhuận khổng lồ. Số tiền đến từ ngà voi có thể tài trợ cho vũ khí, cho khủng bố, quyền lực chính trị và cuộc sống xa hoa của một số ít người ở “tầng lớp thượng lưu”, bởi thế mà việc dẹp bỏ việc săn bắn voi để lấy ngà quả không dễ dàng. Từng phân cảnh khi các phóng viên điều tra, tình báo… phải giả dạng nhằm quay phim, lấy bằng chứng để bắt tận tay bọn buôn bán, đồng thời theo dấu những kẻ đầu sỏ… cho chúng ta thấy mức độ nguy hiểm thực sự của những người đang hi sinh bản thân vì loài voi.
Lỗ hổng trong luật pháp, quan niệm động vật hoang dã là nguồn tài nguyên mà chúng ta có thể thoải mái sử dụng, cũng như sự biến chất của các lãnh đạo cấp cao, bao che cho tội phạm đã khiến số lượng voi ở Châu Phi sụt giảm nghiêm trọng. Nếu không ai có hành động gì, chỉ sau hơn 10 năm nữa, con cháu chúng ta chỉ còn có thể nhìn thấy và nghe về voi ở trong tranh ảnh, sách báo hoặc trong những đoạn video trên Youtube mà thôi. The Ivory Game có những cảnh tượng rất xót xa, như khi xác một con voi được phát hiện hay hàng núi ngà voi chất đống trong các nhà kho, trong các container đang chuẩn bị được đem cân, đem bán. Nhưng mỗi một cảnh tượng như thế, cũng là động lực để những họ, những người đang cố gắng thay đổi, hoạt động mạnh mẽ hơn trong nỗ lực ngăn chặn thảm họa thiên nhiên này.
Ảnh: IMDb
“Không biết có hiệu quả hay không, nhưng chúng tôi phải cố gắng.”
Âm nhạc, góc quay, nhịp phim và tình tiết… tất cả tạo nên một The Ivory Game rất kịch tính và đau lòng. Không có anh hùng 1 chọi 100, không có siêu anh hùng với khả năng giải cứu thế giới, chỉ có những con người bình thường đang làm tất cả những gì mình có thể nhằm cứu lấy tương lai của loài động vật hiền lành này, đồng thời cũng chính là đang cứu lấy thế hệ con cháu mai sau của chúng ta. Bộ phim này lên sóng, được chiếu cho toàn thế giới biết, cũng đồng nghĩa với việc nguy hiểm đè nặng lên vai những người xuất hiện trong phim, nhưng với sứ mệnh cố gắng tạo ra thay đổi mặc cho hiểm nguy, The Ivory Game vẫn phải được chiếu và điều đó đã đủ làm họ trở thành những người hùng thực sự.
Một bộ phim tài liệu được thực hiện rất tâm huyết và hẳn là đã mất rất nhiều thời gian để có một kết thúc tạm gọi là đẹp. Cuộc chiến chống buôn lâu ngà voi còn rất dài. Khi nào người ta còn sử dụng và có nhu cầu mua ngà voi, thì lúc đó loài voi vẫn còn gặp nguy hiểm. Loài voi dần biến mất, tê giác cũng thế, rồi tiếp theo sẽ là gì? Hưu cao cổ? Sư tử? Hổ?… Thiên nhiên có vẻ đã quá nhân nhượng với loài người và câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta đã sẵn sàng đối mặt với hậu quả mà mình gây nên?
Theo moveek.com
Tất cả ngà voi, vảy tê tê bị bắt giữ tại Hải Phòng trong danh mục cấm
Ngà voi, vảy tê tê do Hải quan Hải Phòng bắt giữ vừa qua đều có nguồn gốc từ các loại động vật châu Phi và nằm trong danh mục cấm.
Sáng 18/2, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, TS. Đặng Tất Thế- Trưởng phòng Phòng Hệ thống học phân tử và Di truyền bảo tồn (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, đơn vị vừa có kết quả giám định đối với số lượng ngà voi, vảy tê tê trong 2 vụ việc do Hải quan Hải Phòng phát hiện, bắt giữ tháng 1 vừa qua.
Ngà voi do Hải quan Hải Phòng bắt giữ ngày 25/1. Ảnh: T.Bình.
"Các sản phẩm ngà voi là của loài voi châu Phi, trong khi vảy tê tê cũng là sản phẩm của loài động vật châu Phi nhưng thuộc 3 loài khác nhau là tê tê khổng lô; tê tê đất và tê tê cây"- TS. Đặng Tất Thế nói.
Theo vị chuyên gia này, tất cả sản phẩm ngà voi, vảy tê tê nêu trên đều bị cấm buôn bán theo quy định tại Phụ lục I- Thông tư 04/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Danh mục các loại động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES).
Liên tiếp trong những ngày đầu năm 2019, các đơn vị chức năng của Cục Hải quan Hải Phòng liên tiếp triệt phá 2 vụ vận chuyển trái phép hàng cấm là ngà voi và vảy tê tê với tổng trọng lượng khoảng 600 kg ngà voi và hơn 2,5 tấn vảy tê tê.
Đáng chú ý, cả 2 vụ bắt giữ ngà voi, vảy tê tê vừa được Hải quan Hải Phòng thực hiện đều liên quan đến người nhận hàng là Công ty TNHH XNK VIC Thanh Bình (địa chỉ tại xã Liên Hồng, huyện Đan Phương, Hà Nội).
Trong đó, vụ việc do Đội Kiểm tra hàng hóa XNK bằng máy soi container (Phòng Quản lý rủi ro, Cục Hải quan Hải Phòng) phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ phát hiện ngày 25/1 đã được doanh nghiệp mở tờ khai.
Còn vụ việc do Đội Kiểm soát hải quan phát hiện, bắt giữ ngày 30/1 doanh nghiệp chưa mở tờ khai nhưng thông tin về người nhận hàng trên vận đơn vẫn là Công ty TNHH XNK VIC Thanh Bình.
Điểm đáng chú ý nữa là 2 lô hàng đều xuất phát từ cảng Apapa (Nigeria, châu Phi) và được ngụy trang trong các container gỗ.
Thái Bình
Theo baohaiquan
Uganda truy lùng 18 người Việt buôn lậu ngà voi Lực lượng chức năng Uganda treo thưởng cho bất kỳ ai cung cấp thông tin để bắt 18 công dân Việt Nam buôn lậu ngà voi và vẩy tê tê trị giá 3,5 triệu USD. Lực lượng chức năng phát hiện ngà voi và vẩy tê tê được giấu trong các khúc gỗ trên xe container ẢNH CHỤP MÀN HÌNH TWITTER Hãng tin...