‘The Invisible Man’: Nỗi sợ không hình hài
Nhận món tiền thừa kế kếch sù, Cecilia bất an, cảm thấy người chồng quá cố vẫn lẩn khuất trong căn nhà trống.
Tác phẩm kinh dị mở đầu với cảnh cô gái Cecilia Kass ( Elisabeth Moss) hốt hoảng, tìm cách trốn khỏi nhà, khi người chồng Adrian (Oliver Jackson-Cohen) vẫn say ngủ. Cô sống nhờ nhà người bạn – cảnh sát James ( Aldis Hodge), một ngày bất ngờ hay tin Adrian đã tự sát, để lại cho vợ gia tài lớn. Cô nghi ngờ cái chết có uẩn khúc và dần cảm thấy luôn có người theo dõi mình. Càng cố gắng chứng minh điều đó với những người xung quanh, Cecilia càng khiến họ nghĩ cô gặp vấn đề thần kinh.
Trailer phim.
Phim ban đầu được phát triển như một phần của Vũ trụ Điện ảnh Quái vật. Nhưng sau khi phim The Mummy có Tom Cruise đóng chính thất bại, hãng Universal gác lại kế hoạch, biến The Invisible Man thành phim riêng. Kịch bản chỉ lấy cảm hứng từ tiểu thuyết lừng danh The Invisible Man của H. G. Wells, thay đổi hầu hết cốt truyện và bối cảnh.
Đạo diễn Leigh Whannell đứng trước thách thức làm mới câu chuyện khá cũ. Ở năm 1987, khi H. G. Wells viết tiểu thuyết, đề tài vô hình còn tương đối mới mẻ với công chúng, nhưng nay được khai thác nhiều trên màn ảnh, nhất là các phim siêu anh hùng. Để không đi vào lối mòn tình tiết, Whannell quyết định kể câu chuyện từ góc nhìn của Cecilia – một người lần đầu đối mặt với kẻ vô hình.
Leigh Whannell là cộng sự nhiều năm của “ông hoàng kinh dị” James Wan. Một điểm mạnh mà anh kế thừa từ nhà làm phim gốc Á là cách xây dựng nỗi sợ từ bối cảnh và tâm lý nhân vật, chứ không lạm dụng jumpscare (chèn hình ảnh hay âm thanh gây giật mình).
Elisabeth Moss diễn nhiều cảnh bị hành hạ trong phim. Ảnh: Universal.
Dù đường dây chính lộ từ trailer, đạo diễn linh hoạt trong cách kể để duy trí sức hút. Ở giai đoạn Cecilia bán tín bán nghi sự việc, tác phẩm tạo nỗi sợ từ sự bất định. Ngôi biệt thự của Adrian tạo vẻ rùng rợn mơ hồ với nhiều góc và không khí ảm đạm. Thiết kế trong nhà của James cùng cách dùng ánh sáng giúp phủ lên khung hình sự bí hiểm, khó đoán diễn biến.
Nhà làm phim nhiều lần khai thác các cảnh nội với Cecilia một mình giữa không gian trống. Ngoài nhân vật chính, khán giả dễ bị hút vào những đồ vật xung quanh để phát hiện những điều bất thường. Cách dùng máy quay được thay đổi linh hoạt, từ góc độ trung lập (tức đơn thuần ghi lại sự việc) tới những chuyển động khá lạ so với quy tắc thông thường – tạo cảm giác người xem đang nhìn từ mắt của chính kẻ vô hình. Không khí ngột ngạt được thiết lập tốt do những thủ pháp về góc máy và vị trí nhân vật.
Bên dưới yếu tố kinh dị hay khoa học viễn tưởng, sự bạo hành, khống chế cảm xúc là chủ đề chính của phim. Nửa đầu phim giống cuộc vờn mồi, trong đó kẻ ác nắm thế chủ động. Khi câu chuyện đã khá rõ, đạo diễn Whannell bất ngờ đẩy cao nhịp độ bằng loạt cảnh ghê rợn. Lúc này, sự thông minh của nhân vật chính giúp nâng tầm tác phẩm khỏi dạng phim kinh dị “rượt đuổi” thông thường. Nửa sau phim giống một cuộc đấu trí giữa Cecilia và kẻ thù.
Phim khai thác ý tưởng về cái ác “vô hình”, nhưng khán giả có thể cảm nhận tác động của nó lên những người phải chống trả nó. Ảnh: Universal.
Những khoảnh khắc ở bờ vực sụp đổ tinh thần giúp nhân vật trở nên đời thường, cũng là nút thắt báo hiệu sự thay đổi trong hành động của cô: mạo hiểm và cực đoan hơn. Cách phản ứng của Cecilia trước sự việc có sự hoang mang, sai lầm để khán giả đồng cảm, nhưng cũng đủ nhanh trí để không rơi vào mẫu nhân vật chính “vô dụng” trong phim kinh dị.
Elisabeth Moss được đánh giá là bước tiến mới sau dấu ấn trong seriesThe Handmaid’s Tale và phim Us. Sao nữ sinh năm 1982 không nổi trội về sắc vóc như cô tự nhận trên báo Âu Mỹ, nhưng chứng tỏ thực lực khi thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc nhân vật. Ở một số cảnh, nét mặt Cecilia thậm chí chuyển sang vẻ hắc ám, phản ánh sự biến đổi khi phải chống trả quá lâu với cái ác.
Trong kịch bản mới, năng lực vô hình đến từ công nghệ máy móc, gần gũi khán giả hiện đại. Lối sắp đặt này dẫn đến một tình tiết gợi mở ở hồi kết, có thể dùng cho các phần tiếp theo. Tuy nhiên, vài cảnh phim còn điểm khó hiểu trong cơ chế hoạt động của thiết bị, cũng như sự chủ quan quá mức của cảnh sát.
The Invisible Man được giới chuyên môn khen ngợi với 92% đánh giá tích cực trên Rotten Tomatoes. Tác phẩm cũng nhiều khả năng thắng lớn phòng vé, được dự đoán đạt doanh thu mở màn trên 24 triệu USD ở Mỹ, trong khi kinh phí chỉ 7 triệu USD. Phim chiếu ở Việt Nam với tựa Kẻ vô hình và nhãn C18 (không dành cho khán giả dưới 18 tuổi).
Theo VNE
'Kẻ vô hình' - nỗi ám ảnh đáng sợ về đàn ông gia trưởng
Tuy dưa trên nguyên tac văn học từ thê ky XIX, nhưng "The Invisible Man" lai đươc cai căm nhiều yêu tô hiện đai và trở thành tựa phim kinh dị hấp dẫn nhất kể từ đầu năm.
Trailer bộ phim 'Kẻ vô hình' "The Invisible Man" là phiên bản điện ảnh mới về nhân vật người vô hình và mang đậm màu sắc giật gân, kinh dị.
Thể loại: Kinh dị, giật gân, khoa học viễn tưởng
Đạo diễn: Leigh Whannell
Diễn viên chính: Elisabeth Moss, Aldis Hodge, Storm Reid, Harriet Dyer, Oliver Jackson-Cohen.
Zing.vn đánh giá: 8/10
Sau khi The Mummy (2017) ngã ngựa tại phòng vé, kế hoạch xây dựng Dark Universe (Vũ trụ Đen tối) của hãng Universal đổ bể. Vốn là tác phẩm tiếp theo của vũ trụ điện ảnh, dự án The Invisible Man sau đó vẫn tiếp tục được triển khai như một dự án độc lập.
May mắn thay, thành phẩm không rơi vào vết xe đổ của "bom xịt" kinh dị trước đó. Dưới sự dẫn dắt của ông trùm thể loại là xưởng Blumhouse, The Invisible Man sở hữu câu chuyện mới mẻ, hoàn chỉnh, với điểm sáng lớn nhất thuộc về diễn xuất của Elisabeth Moss.
Do đạo diễn Leigh Whannell thực hiện, The Invisible Man lấy bối cảnh thế giới hiện đại. Trong đó, Cecilia Kass (Moss) bị giam cầm trong mối quan hệ kiểm soát và bạo lực bởi chồng mình là gã thiên tài Adrian (Oliver Jackson-Cohen).
Những tưởng khi Cecilia chạy trốn khỏi hắn, cô có thể bắt đầu một cuộc sống mới. Nhưng không, đó hóa ra mới chỉ là khởi đầu cho những bi kịch rợn người mà người phụ nữ phải trải qua.
Làm mới hình ảnh của "Kẻ vô hình"
Lần đầu tiên ra mắt công chúng trong cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn H.G. Wells, nhà khoa học Griffin đã nghiên cứu ra cách thay đổi chiết suất của không khí lên cơ thể, khiến nó không hấp thu mà cũng không phản xạ ánh sáng.
Theo đó, Griffin có thể trở nên vô hình. Tuy nhiên, ông ta không áp dụng thành tựu khoa học của mình để đóng góp cho nhân loại, mà lại lợi dụng nó để thực hiện vô số điều xấu xa.
Kẻ vô hình là một trong những nhân vật kinh dị nổi tiếng thuộc quyền sỡ hữu của Universal.
So với nhiều quái vật nổi tiếng khác, Kẻ vô hình lựa chọn trở thành người xấu, chứ không gặp tai nạn rồi bị "dòng đời xô đẩy". Gã cũng không có nhiều tiến triển trong tâm lý, mà quả quyết đi theo con đường bạo lực, tội ác.
Kẻ vô hình cũng không trở nên quái đản, mọc thêm răng nanh hay hóa thành bất tử. Thực tế thì Griffin vẫn mang hình hài một con người, chỉ khác ở khả năng vô hình. Điều đó giúp tạo nên một nghịch lý thú vị: trong vũ trụ quái vật mà Universal sở hữu, Kẻ vô hình là nhân vật giống người nhất, nhưng lại không đáng để thông cảm nhất.
Lần này, Leigh Whannell vẫn bám vào những đặc điểm ấy để xây dựng nên một Kẻ vô hình đầy ám ảnh tồn tại giữa thế kỷ XXI. Đó là một gã thiên tài, một kẻ thao túng, tâm thần, một người chồng vũ phu biến cuộc đời vợ mình trở thành địa ngục. Kiểu nhân vật tính nam độc hại (toxic masculinity) trong những năm gần đây liên tục được màn ảnh nhắc đến và nay leo thang đến đỉnh điểm của sự khủng bố trong The Invisible Man.
Từ một câu chuyện tưởng như cũ kỹ, bộ phim The Invisible Man thực chất sở hữu phần nội dung hết sức hiện đại.
Nạn nhân của Adrian là cô vợ Cecilia. Người phụ nữ hoảng loạn và căm phẫn chỉ muốn biến mất khỏi cuộc đời chồng mình. Bộ phim không chỉ xây dựng được hình ảnh một phản diện đương đại với chân dung rất ác, rất rõ ràng, rất mới mẻ so với phiên bản cách đây hơn 100 năm; mà còn kịp khắc họa nạn nhân giãy giụa, khổ sở chỉ qua vài phút đầu tiên, với kế hoạch chạy trốn mà Cecilia tuyệt vọng thực hiện để tìm kiếm sự tự do.
Một tác phẩm kinh dị "có tâm"
The Invisible Man không có nhiều cảnh jump-scare kiểu "rẻ tiền" như dạng nhân vật bước vào, nhạc rùng rợn nổi lên, rồi con ma nhảy ra. Từng góc máy được chăm chút kỹ lưỡng dưới bàn tay Stefan Duscio, đi kèm với phần âm thanh xuất sắc từ Benjamin Wallfisch. Nhờ đó, các cảnh hù dọa của bộ phim trở nên "sang" hơn rất nhiều, ngay cả khi so với loạt Insidious mà đạo diễn Whannell từng cộng tác với James Wan để thực hiện.
Ở đó, nỗi sợ hãi mang tên Kẻ vô hình tuy không hiện diện, nhưng sự có mặt của hắn luôn được đánh dấu bằng những xáo trộn, từ con dao trong bếp, vết chân trên tấm chăn, hay lọ thuốc dính máu... Và như khán giả đã biết, đó là một kẻ khôn ngoan, máu lạnh, luôn đi trước đối thủ một bước.
Các yếu tố kỹ thuật giúp nâng cao mảng miếng kinh dị trong phim.
Chính bản tính độc hại và thao túng của Adrian mới là cơn ác mộng thực sự, chứ không phải lớp "áo giáp" vô hình của hắn. Xét cho cùng, sự vô hình chỉ là phương tiện để gã thực hiện những hành vi tội ác của bản thân.
Bộ phim cũng cho thấy diễn biến tâm lý rất rõ ràng của nhân vật. Nỗi lo sợ luôn bủa vây lấy Cecilia, giam cầm cô trong cái nhà tù tưởng tượng mà chỉ có một bước ngoặt lớn mới có thể biến nữ nạn nhân trở thành người chủ động.
Khi tác phẩm trôi về 1/3 thời lượng cuối cùng, khán giả mới được thấy sự toan tính của Cecilia, bởi cô hiểu rằng mình không còn có thể khoan nhượng trước một người chồng tàn bạo đến như vậy.
Diễn xuất ám ảnh của Elisabeth Moss
Không còn xa lạ gì với các tác phẩm xoay quanh những gã đàn ông gia trưởng, Elisabeth Moss từng gặt hái rất nhiều thành công nhờ loạt phim The Handmaid's Tale. Ở đó, nữ diễn viên vào vai một người phụ nữ tự do bị ép trở thành hầu gái trong một xã hội chuyên chế độc tài thù ghét phụ nữ, vật hóa họ thành công cụ sinh nở. Với The Invisible Man, Moss tiếp tục chứng minh khả năng đảm đương các vai diễn sang chấn tâm lý.
Khác với kiểu nhân vật nữ chính tóc vàng xinh đẹp bị ma đuổi, Cecilia xuất hiện với dáng vẻ tiều tụy, xơ xác ngay giữa căn biệt thự tuyệt đẹp nhìn ra biển. Suốt cả bộ phim, máy quay chĩa thẳng vào đôi mắt thâm quầng, làn da thâm nám của Moss một cách không khoan nhượng.
Bộ phim sẽ không thể hấp dẫn đến vậy nếu thiếu đi tài năng của Elisabeth Moss.
Đó là chân dung của một nạn nhân chứng bạo hành gia đình, bị kiềm tỏa và khống chế về mọi mặt. Bất chấp những thiếu sót trong kịch bản khi xây dựng hình mẫu nam nhân độc tài đến đỉnh điểm, sự tận tụy của Elisabeth Moss cùng cách xử lý khéo léo của Leigh Whannell đã khiến người xem thực sự tin vào một bi kịch gia đình như thế.
The Invisible Man là một phim kinh dị tốt, khai thác và làm mới cốt truyện tưởng như đã lỗi thời trong xã hội hiện đại bằng việc gán cho nó những nỗi ám ảnh mang tính thời đại: sự nam tính độc hại và mặt trái của công nghệ.
Có chút đáng tiếc khi nửa cuối bộ phim lại chưa xử lý nhân vật "trùm cuối" thực sự tốt, khiến người xem có cảm giác biên kịch đã gọt giũa đi rất nhiều sự sắc sảo đáng có của Griffin ở nguyên tác. Tuy nhiên, cùng tài năng của nữ chính, The Invisible Man vẫn là nỗ lực rất đáng khen ngợi và là tấm gương dành cho các phim quái vật làm lại, tái khởi động, hậu truyện hoặc tiền truyện học hỏi.
Phim đang được trình chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
Theo zing
5 tựa phim kinh dị, giật gân hứa hẹn khuynh đảo màn ảnh 2020 Thể loại kinh dị và giật gân ngày càng chứng minh được sức thu hút không thể cản bước trong làng điện ảnh. Những tác phẩm khiến khán giả sởn gai ốc, được lồng ghép thêm đề tài, cách thể hiện mới lạ đang bước lên vị trí "ngai vua" phòng vé. Trong năm 2020, xu hướng này vẫn không hề có dấu...