Thế hệ Z ‘ngó lơ’ Bitcoin
Những nhà đầu tư tiền số trẻ tuổi không chuộng Bitcoin mà tìm các đồng tiền có lợi nhuận cao hơn, như Dogecoin.
“Tôi đang xem xét lại, xem Bitcoin có phải là danh mục đầu tư của năm nữa hay không”, Glauber Contessoto, 33 tuổi, hiện là triệu phú nhờ tiền số Dogecoin, nói với CNBC .
Các nhà đầu tư trẻ chuyển sang tiền số khác thay vì Bitcoin vì lợi nhuận tốt hơn.
Contessoto chỉ là một trong số các nhà đầu tư trẻ tuổi thuộc thế hệ Z không còn coi Bitcoin là một mã tiền điện tử quan trọng để đầu tư. Họ gọi đồng tiền này là “BoomerCoin” – ám chỉ nó đã ở thời kỳ bùng nổ và không còn sinh lợi lớn. Họ chọn các đồng tiền khác (gọi chung là altcoin) với khả năng tạo lợi nhuận tốt hơn.
“Yên nghỉ nhé BoomerCoin”, một người viết trên Twitter, kèm hashtag #Bitcoin. “Tôi không hiểu tại sao mọi người vẫn giữ BoomerCoin”, một người khác tweet khi giá Bitcoin đang giảm mạnh, từ hơn 60.000 USD xuống còn hơn 30.000 USD mỗi đồng.
Video đang HOT
Các altcoin hiện nhận được sự chú ý nhiều hơn trên thị trường tiền điện tử, dù bị đánh giá là có rủi ro đầu tư cao hơn Bitcoin. Giới chuyên gia thậm chí cảnh báo các nhà đầu tư có thể mất trắng nếu đổ hết tài sản vào các đồng tiền này. Tuy nhiên, nhiều người trẻ sẵn sàng chấp nhận bởi tỷ lệ sinh lời cao hơn hẳn.
“Sự phấn khích với các đồng không phải Bitcoin khiến nhiều người trẻ chấp nhận rủi ro. Thị trường đang chứng kiến một thế hệ không hề tuân theo các quy tắc đầu tư truyền thống”, John Wu, Chủ tịch của Ava Labs – công ty chuyên về ứng dụng tài chính phi tập trung, nhận xét.
Cũng theo Wu, giá Bitcoin hiện nay đã quá cao và sẽ không sinh lời lớn như trước. Do đó, họ tìm đến altcoin với kỳ vọng tìm kiếm lợi nhuận cao hơn từ ngân sách bỏ ra.
Thực tế, ngay cả khi giảm mạnh vào tuần qua, Bitcoin vẫn đạt giá trị hơn 30.000 USD mỗi đồng – mức khó tiếp cận với bất kỳ nhà đầu tư trẻ tuổi nào. Trong khi đó, Dogecoin đang có giá chỉ 0,4 USD mỗi đồng và tiềm năng tăng giá còn rất lớn.
“Doge sẽ là đồng tiền của thiên niên kỷ. Tôi tin rằng meme là ngôn ngữ của thiên niên kỷ và cũng là ngôn ngữ của thế hệ Z”, Contessoto nói.
“Những đồng tiền meme như Dogecoin là thông điệp”, Meltem Demirors, Giám đốc chiến lược của CoinShare, nhận xét. “Khi tầm ảnh hưởng của FinTwit (các nội dung trên Twitter về ngành tài chính) ngày càng tăng, meme cũng xâm nhập sâu hơn vào thị trường tiền số”.
Không chỉ Dogecoin, các đồng tiền meme khác như Safemoon, Shiba Inu… cũng được thúc đẩy và gây chú ý trên các phương tiện truyền thông. Tuy vậy, điểm chung là chúng thường bị các nhà đầu tư và chuyên gia cảnh báo rủi ro. Một số người còn ví Safemoon là một mô hình đa cấp Ponzi và là trò lừa đảo.
Tuy ủng hộ altcoin, những nhà đầu tư trẻ vẫn thừa nhận rằng Bitcoin là tiền số an toàn. “Mọi người sẽ vẫn ủng hộ Bitcoin, chỉ là nó không thực sự thú vị như trước”, Contessoto nói.
Elon Musk gây tranh cãi vì ủng hộ tiền điện tử
Musk tuyên bố ủng hộ tiền điện tử hơn tiền định danh nhưng nhiều người không tin vì trước đó ông liên tục có những phát ngôn trái ngược.
"Anh nghĩ sao về việc bị nhiều người ghét do liên quan đến tiền điện tử", người dùng Shifo đặt câu hỏi trên Twitter của Elon Musk. CEO của Tesla lập tức trả lời: "Cuộc chiến thực sự là giữa tiền pháp định và tiền điện tử. Sau khi cân nhắc, tôi ủng hộ cái sau".
Tiền pháp định hay còn gọi là tiền tệ hợp pháp do chính phủ ban hành, được sử dụng ở hầu hết các nền kinh tế hiện đại và không liên quan đến bất kỳ tài sản có giá trị nào như vàng, bạc, kim cương. Số lượng tiền pháp định lưu thông trên thị trường sẽ được kiểm soát bởi chính phủ để đảm bảo không xảy ra tình trạng lạm phát, làm giảm giá trị đồng tiền.
Elon Musk liên tục khẳng định mình "vô can" trong lần Bitcoin rớt giá gần đây nhưng một số nhà phân tích chỉ ra khả năng CEO Tesla có thể đã thao túng thị trường để kiếm lời.
Tuyên bố của Musk thu hút gần 61 nghìn lượt thích và hơn 5 nghìn lượt bình luận và hơn 2 nghìn lượt retweet trong chưa đầy 24 giờ. Tuy nhiên phản hồi của Musk vẫn vấp phải nhiều tranh cãi của cộng đồng.
"Chúng tôi đã trắng tay vì tin theo những phát ngôn ngẫu hứng của anh về tiền điện tử. Đã đến lúc anh phải chia sẻ nỗi đau của những người đang theo dõi mình. Đừng thao túng thị trường để kiếm lời nữa Musk", tài khoản Adam Tibor bình luận và nhận được hàng trăm lượt thích.
Tuy nhiên, không ít người bảo vệ Musk cho rằng: "Bạn nên đầu tư theo hiểu biết và phân tích của mình chứ không nên đổ lỗi cho ai cả. Mọi người tự giết chính mình chứ không liên quan gì đến Musk", tài khoản Marty viết.
Nguyên nhân cộng đồng tranh cãi về việc Musk ủng hộ tiền điện tử vì ông thường có những phát ngôn bất nhất về tương lai đồng tiền này. Lần gần nhất Musk đề cập đến cuộc chiến giữa tiền định danh và tiền điện tử là vào tháng 12/2020. Khi đó ông tweet rằng: "Bitcoin gần như là một loại tiền định danh". Nhưng hai tháng sau, Musk lại nói: "Khi tiền pháp định có lãi suất âm, chỉ có kẻ ngốc mới không tìm đến các nguồn đầu tư khác". Mới đây, ông lại khiến thị trường tiền điện tử lao dốc khi thông báo Tesla ngừng nhận thanh toán bằng Bitcoin vì lo ngại việc khai thác ảnh hưởng đến môi trường.
Ngay sau đó, Musk lại tiếp tục lên tiếng thanh minh và thể hiện sự ủng hộ của mình với thị trường tiền điện tử. Trước đó, ngày 21/5, Musk nói: "Tôi chưa và sẽ không bán bất kỳ đồng Dogecoin nào". Trước đó vài giờ, Elon Musk cũng lên Twitter đăng hình ảnh một chiếc máy tính xách tay và đồng tiền 1 USD nhưng có hình ảnh chó Shiba, kèm tweet "Doge trong cửa sổ có giá bao nhiêu".
Theo thống kê của Coindesk, giá Bitcoin đã tăng lên 38.370 USD sau dòng thông báo hôm 22/5 của Elon Musk. Tuy nhiên, người dùng Twitter đã quen với những phát ngôn mâu thuẫn của tỷ phú.
Trong lần gần nhất xuất hiện trên một chương trình truyền hình, Musk đã đã gọi Dogecoin là "tương lai của tiền tệ" và là "phương tiện tài chính không thể ngăn cản, nó sẽ tiếp cận thế giới".
Nếu gọi Bitcoin là 'tiền ảo', bạn đã nhầm Khái niệm "tiền ảo" đang bị đánh đồng với tiền mã hóa, tiền điện tử. Thực tế, chúng ta có thể phân loại và gọi đúng dựa trên đặc tính của chúng. Tiền ảo, tiền mã hóa là một trong những tên gọi đại diện cho các đặc tính của tiền điện tử. Nhờ có công nghệ blockchain, tiền điện tử có chức...