Thế hệ trẻ em bị bỏ rơi ở Trung Quốc qua vụ 4 anh em cùng tự sát
Em bé lớn tuổi nhất viết lá thư tuyệt mệnh “Đã đến lúc con phải ra đi mãi mãi”. Cậu bé này và 3 em thơ có người cha đi làm xa nhà.Vụ bốn em bé ở nhà tự sát khi bố mẹ đi làm xa đã khiến Trung Quốc rúng động.
Các em bé trong vụ tự tử sống trong ngôi nhà này (ảnh: Tân Hoa xã)
Bốn em này gồm 1 cậu bé và 3 cô bé tuổi từ 5 đến 13 đã chết vào ngày 9/6 sau một thời gian dài bị bố để ở nhà một mình để đi làm trên thành phố.
Người ta gọi các em là thế hệ “bị bỏ lại đằng sau” của Trung Quốc. Các em vẫn ở các làng quê nông thôn, được ông bà hoặc người thân nào đó khác chăm sóc trong khi bố mẹ thì ra thành phố lao động.
Các em hoặc là không thể ra đô thị cùng bố mẹ do vấn đề việc làm, hoặc là thiếu các giấy tờ thủ tục cần thiết để được sống ở thành thị và được sử dụng các dịch vụ như là giáo dục và y tế.
Cậu cả Zhang Qigang trong vụ này đã để lại bức thư có đoạn như sau: “Cảm ơn bố mẹ có ý tốt, con biết bố mẹ rất tốt với chúng con, nhưng đã đến lúc con phải ra đi. Trước đó con đã thề rằng con sẽ không sống quá 15 tuổi, cái chết đã là giấc mơ đối với con, hôm nay, tất cả trở về với con số 0″.
Video đang HOT
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết cha của 4 đứa trẻ này làm việc ở ngoại ô Bijie ở tỉnh Quý Châu, còn mẹ thì đã bỏ nhà vào tháng 2/2013 do bạo lực gia đình.
Lũ trẻ phải sống dựa vào 700 nhân dân tệ (tương đương 112 USD) mà cha gửi cho các em. Các em đều đã bỏ học và ăn ngô do cha mình trồng vào năm ngoái.
Cái chết của 4 em nhỏ đã thu hút sự cảm thông của công luận Trung Quốc. Thủ tướng nước này, ông Lý Khắc Cường đã kêu gọi “chấm dứt các thảm kịch như vậy”. Ông Lý tỏ rõ quyết tâm sẽ trừng phạt các quan chức nào không giúp đỡ được các gia đình đang khó khăn.
Website chính quyền địa phương cho biết họ đã mở một cuộc điều tra đối với vụ tự tử tập thể và một số quan chức đã bị đình chỉ công tác hoặc cách chức.
Các em bé trong vụ tự tử này có dấu hiệu hứng chịu bạo lực gia đình nghiêm trọng trong các năm trước đó. Bản tin tiếng Hoa của Tân Hoa xã cho biết, cậu bé trong vụ này từng cố tự tử trước đó.
Theo nhân chứng là người thân của cậu bé, có thời điểm cậu bé này bị bố đánh gãy tay và xé rách tai phải.
Hồi tháng 8/2012, cậu bé bỏ nhà trong hơn 10 ngày. Sau đó mẹ cậu bắt cậu đứng trần truồng dưới nắng trong hơn 2 tiếng đồng hồ để phạt cậu về tội bỏ nhà./.
Trung Hiếu Theo Sky News
Theo_VOV
Diễn đàn Thế hệ trẻ - nơi khơi nguồn cảm hứng khởi nghiệp
Diễn đàn Thế hệ trẻ (Under 30 Summit) với chủ đề "Thế hệ tiếp nối", khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, cũng như giúp người trẻ tìm ra hướng kinh doanh mới thông qua việc cung cấp các tầm nhìn và tri thức từ những lãnh đạo đầu ngành trong từng lĩnh vực.
Nhiều kinh nghiệm hay về khởi nghiệp đã được chia sẻ tại Diễn đàn Thế hệ trẻ
Truyền cảm hứng đam mê khởi nghiệp cho các bạn trẻ Việt Nam là mục tiêu mà Diễn đàn Thế hệ trẻ diễn ra ngày 12/5 tại TPHCM hướng tới, với sự tham dự của khoảng 800 doanh nhân trẻ, nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội, chuyên gia, sinh viên ở Việt Nam.
Tại diễn đàn, các doanh nhân trẻ, những bạn trẻ thành đạt đã có những chia sẻ về kinh nghiệm thành công của mình. Bên cạnh đó, các thế hệ lãnh đạo đi trước cũng chia sẻ những kinh nghiệm và lời khuyên cho thế hệ trẻ trên con đường phát triển sắp tới.
VĐV cờ vua nổi tiếng của Việt Nam Lê Quang Liêm cho rằng, sự đam mê, làm việc chăm chỉ, nghiêm túc và ý chí mạnh mẽ là bí quyết đem đến thành công cho các bạn trẻ ngày nay.
Ở góc độ một doanh nhân trẻ thành đạt, Nguyễn Trung Tín, Tổng Giám đốc CTCP tập đoàn Trung Thủy thì cho rằng, các bạn trẻ khi quản lý một doanh nghiệp cần học hỏi và quản lý một cách hữu hiệu nhân viên làm việc trong công ty, để từ đó có kế hoạch và chiến lược phát triển một cách lâu dài. Cũng theo Trung Tín, trong xu hướng hội nhập hiện nay, với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thế hệ lãnh đạo trẻ cần tạo ra sự khác biệt.
Chia sẻ về sự khác biệt với giới trẻ, bà Tôn Nữ Thị Ninh, một nhà hoạt động xã hội, văn hóa và giáo dục nổi tiếng của Việt Nam cho biết, việc quyết định về nước mà không ở lại Thủ đô Paris (Pháp) làm việc là vì bà tin rằng, mình có thể cống hiến một phần nhỏ bé vào sự phát triển chung của đất nước, cũng như tạo "sự khác biệt nho nhỏ".
Theo bà Tôn Nữ Thị Ninh, các thế hệ trẻ Việt Nam cần có một ước mơ, nhằm phục vụ lợi ích cá nhân, gia đình và trách nhiệm với xã hội, đất nước. Ước mơ đó cần có một định hướng, đó là sự đam mê, bản lĩnh và sáng tạo. Qua đó, mỗi thanh niên chọn cho mình một thang giá trị để phát triển bền vững con đường mình đã chọn.
Nhìn nhận về cơ hội khởi nghiệp của thế hệ trẻ ngày nay, các diễn giả đều nhận định, các bạn trẻ có nhiều cơ hội phát triển hơn so với thế hệ đi trước. Tuy nhiên, đi kèm cơ hội cũng là rất nhiều thách thức, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, bởi quá trình hội nhập khiến thế giới ngày càng xích lại gần nhau hơn, sắp tới, không còn là thị trường trên 90 triệu dân của Việt Nam nữa, mà là thị trường 600 triệu dân của khu vực ASEAN, cũng như thị trường toàn cầu.
Đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT tập đoàn FPT cho rằng, thế hệ trẻ ngày nay hãy nhanh chóng nắm bắt và tận dụng các cơ hội, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số vào các hoạt động của doanh nghiệp.
Lê Anh
Theo_Báo Chính Phủ
Thiếu tướng Lê Mã Lương: "Tôi đánh giá cao lòng tự tôn dân tộc của thế hệ trẻ" "Chiến tranh đã lùi xa, không người Việt Nam nào lại không biết trân trọng giá trị hòa bình, bởi dân tộc ta đã phải chịu quá nhiều đau thương mất mát...Ngày nay tôi đánh giá cao thế hệ trẻ, thanh niên Việt Nam về lòng tự tôn dân tộc", Thiếu tướng Lê Mã Lương chia sẻ. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm...