Thế hệ người trẻ quyết định… nằm yên cho sướng, mặc kệ dòng đời ở Trung Quốc
“ Triết lý nằm thẳng” gồm những điều cốt lõi: Công việc không phải tất cả, tiền bạc không đi đôi với hạnh phúc và việc khó quá thì… buông! đang thu hút một bộ phận không nhỏ giới trẻ Trung Quốc hiện nay.
Một bộ phận giới trẻ Trung Quốc đang sống theo trào lưu phản ánh sự thất vọng ngày càng tăng của họ với văn hóa làm việc “vắt kiệt sức”: Thay vì cố gắng đạt được những kì vọng mà gia đình, xã hội áp đặt hoặc chống lại tất cả, họ chỉ đơn giản là chọn cách đơn giản hơn – nằm yên.
Theo đó, “triết lý nằm thẳng” xuất phát từ một bài đăng hiện đã bị xóa trên diễn đàn Tieba. Chủ nhân bài đăng này đề cập đến thuật ngữ “tang ping” – hành động quyết tâm bỏ qua mọi nỗ lực để hoàn thành một công việc, mục tiêu nào đó.
Ảnh minh họa
Tác giả bài đăng mô tả bản thân là người thất nghiệp hai năm qua nhưng điều này chẳng có vấn đề gì cả. Thay vì bị cuốn vào guồng quay kỳ vọng của xã hội, anh chọn cách “nằm yên”.
“Tại vì chưa bao giờ có một xu hướng đề cao tính chủ quan của con người ở đất nước chúng tôi, nên tôi sẽ tạo ra một xu hướng cho riêng mình: Nằm yên mặc kệ sự đời. Chỉ khi nằm xuống, con người mới có thể trở thành thước đo của vạn vật” , người này viết.
Với tuyên bố hùng hồn, “tang ping” trở thành một từ thông dụng trong giới trẻ Trung Quốc. Trên nền tảng Douban, một nhóm có tên “Lying Down Group” thu hút gần 6.000 thành viên.
Video đang HOT
Bài đăng nhận được nhiều sự quan tâm trên nhóm này là “Hướng dẫn cách nằm xuống”, trong đó liệt kê các bước để chấp nhận những thiếu sót của bản thân thay vì cố thay đổi, tiền bạc không liên quan tới hạnh phúc và “khó quá thì mạnh dạn cho qua”.
“Theo tiêu chuẩn chung của xã hội, một lối sống chuẩn chỉnh phải bao gồm làm việc chăm chỉ, sự nghiệp thành công, phấn đấu mua nhà, xe hơi rồi kết hôn, sinh con. Tuy nhiên, tôi không quan tâm tới quan điểm đó, tôi cũng từ chối làm thêm giờ, không cần thăng chức và cũng không hào hứng với drama ở công ty” – Wendy, một thành viên năng nổ trong nhóm, cho hay.
Thuật ngữ “tang ping” của “triết lý nằm thẳng” phổ biến trên mạng xã hội Trung Quốc
Dù được nhiều bạn trẻ ủng hộ, lối sống này lại đang bị truyền thông Trung Quốc lên án cực dữ dội.
Nhật báo Quang Minh có trụ sở ở Bắc Kinh bày tỏ quan điểm: “Cộng đồng ‘tang ping’ rõ ràng là không tốt cho sự phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc”.
“Dù thế nào đi nữa, những người trẻ tuổi phải có niềm tin vào tương lai. Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, với nguồn lao động dồi dào và lợi thế thị trường khổng lồ. Cuộc sống hạnh phúc nếu chúng ta chăm chỉ” – tờ Nanfang Daily, có trụ sở tại Quảng Châu, cho hay.
Ảnh minh họa
Huang Ping, giáo sư văn học tại Đại học Sư phạm Hoa Đông, chuyên nghiên cứu văn hóa thanh niên, nói các phương tiện truyền thông nhà nước có thể lo ngại về lối sống “tang ping” vì có khả năng đe dọa năng suất lao động nếu mọi người đều ngừng làm việc.
Tuy vậy, “tang ping” cũng là một phản ứng có lý khi thế hệ Gen Z thực sự cảm thấy áp lực với cuộc sống và xã hội hiện tại.
Đại dịch, thất nghiệp, giá cả tăng vọt… là những nguyên nhân khách quan đè nặng lên đôi vai họ. Chưa kể tới áp lực gia đình, những quy chuẩn mà xã hội vẽ lên rồi quy chụp vào mỗi cá nhân kể từ khi họ ra đời.
Vừa ra trường, cô gái đi làm lương 10 triệu/tháng vẫn bị gia đình chê: "Con nhà ông A kiếm 20 triệu/tháng, cho bố mẹ đi du lịch"
Thất nghiệp, bế tắc, bị khủng hoảng tâm lý nặng nề đến mức muốn tự tử - Đó là những gì mà nữ chính trong câu chuyện dưới đây đang phải chịu đựng.
"Mình chỉ muốn hét lên với gia đình và cả thế giới là "Con chỉ muốn sống một cuộc đời bình thường thôi, đi làm thứ con thích với thu nhập 7,8 triệu thôi. Con không giỏi như mọi người nghĩ đâu, không thành được ông nọ bà kia như mọi người kỳ vọng đâu. Làm ơn đừng kỳ vọng và áp đặt con phải giàu có được không?" - Đó là lời tâm sự của N.M - cô gái tốt nghiệp trong top đầu ra của một trường có tiếng về kinh tế, ielts 7.0, từng có cơ hội đi du học nhưng hiện tại lại thất nghiệp hơn 1 tháng.
Theo chia sẻ, N.M có xuất phát điểm tốt, nhưng nghe theo lời bố mẹ từ bỏ giấc mơ du học, trở thành một nhân viên công ty bình thường với mức lương 10 triệu đồng. Đối với một cô gái mới ra trường thì đó là mức lương ổn và khá hài lòng, tuy nhiên gia đình, họ hàng lại cho rằng với một người nhiều thành tích như N.M chỉ kiếm được ngần ấy tiền là quá tệ, không thể chấp nhận được.
Có những ngày làm việc từ 8 giờ sáng đến 10 giờ đêm, không được nghỉ cuối tuần, tăng ca,... hàng loạt sự khó khăn đổ dồn lên cô gái mới ra trường đã khiến N.M nhiều lúc tưởng chừng ngã khụy. Ấy vậy mà thay vì thấu hiểu, bố mẹ cô lại luôn nghĩ rằng con gái tăng ca có nhiều tiền nhưng không muốn cho bố mẹ hay so sánh với con nhà người khác:
"Nó đầy tiền đấy, nó thừa tiền tự mua được xe hay những đồ dùng nếu gia đình cần sắm sửa".
"Có bao nhiêu tiền rồi? Đưa mẹ giữ cho".
"Thằng này con kia nhà ông bà AB mỗi tháng để ra 20 triệu nó đưa bố mẹ đi du lịch suốt, sắp mua được nhà riêng rồi?"...
Đó là hàng loạt những câu N.M phải nghe và chịu đựng suốt một thời gian dài. Vì đã quen phải là một người mạnh mẽ và tự lập từ nhỏ, mang trong mình sự kỳ vọng của cả một đại gia đình, N.M đã phải gồng lên để sống cho tới ngày hôm nay. Nhưng khi mọi thứ đã quá sức chịu đựng, cô gái quyết định nghỉ việc.
Hơn 1 tháng nay thất nghiệp, gia đình vẫn không ai biết. Hàng ngày vẫn đi làm như bình thường, nhưng thực tế là N.M vật vờ ngoài đường cho tới tối rồi lại về nhà như không có chuyện gì xảy ra. Bởi lẽ, nếu không tìm được một công việc khác đủ tốt để đi làm luôn thì cô không dám nói với họ là mình đã thất nghiệp.
Không tìm được tiếng nói chung ở gia đình, N.M tìm tới người yêu để chia sẻ, đó như là "chiếc phao cứu sinh" để giúp cô cảm thấy ổn hơn. Nhưng rồi tất cả những gì nhận được chỉ là lời hồi đáp lạnh lùng: "Mới chỉ như vậy thôi mà em đã thấy mệt mỏi rồi sao, anh cũng đi làm về muộn mà?"
Gia đình, tình yêu là hai thứ lẽ ra có thể tạo động lực cho một con người nhiều nhất, thì bây giờ N.M cảm thấy không có gì trong tay cả. Cô rơi vào khủng hoảng tâm lý nặng, từng bế tắc đến mức nghĩ liệu có nên kết thúc cuộc đời tại đây không. Vì sau bao cố gắng đến gia đình, người thân yêu còn không hiểu thì xã hội ngoài kia ai "rảnh" để hiểu cho mình?
Tất cả chúng ta, đặc biệt là những bạn trẻ mới ra trường, đang chập chững bước chân vào đời có lẽ sẽ tìm được mình đâu đó trong câu chuyện của N.M. Dẫu biết các bậc phụ huynh luôn đặt nhiều kỳ vọng vào con cái nhưng mong rằng cha mẹ hiểu họ cũng đang cố gắng bước ra khỏi "chiếc kén" an toàn, chật vật trên con đường khẳng định mình là ai.
Gia đình hãy luôn là hậu phương vững chắc cổ vũ con, vì ai cũng phải có bắt đầu khó khăn mới có được một tương lai sáng rực!
Vì sao chuyện "tấm biển treo trước cửa phòng riêng của con" trong đề thi Ngữ Văn lớp 11 lại gây tranh cãi gay gắt trên MXH? Một đề Ngữ văn được cho là đề kiểm tra giữa học kỳ của khối 11 đang gây tranh cãi trên MXH, có nhiều ý kiến trái chiều đưa ra, ý kiến phản biện cũng không hề kém cạnh... Cách đây chưa lâu, đề Ngữ văn kiểm tra giữa kỳ của trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế), đang gây ra tranh cãi...