Thế giới vẫn “mù tịt” về phiến quân ở Syria
Cái chết của Bộ trưởng Quốc phòng Syria trong vụ đánh bom tự sát do các phiến quân Syria thực hiện là một dấu hiệu cho thấy lực lượng nổi dậy đang ngày càng mạnh mẽ và chế độ Assad đang dần sụp đổ. Nhưng chuyện gì sắp xảy ra ở Syria thì thật khó có thể biết được.
Biện pháp đánh bom tự sát có phải là một dấu hiện cho thấy đang có sự tham gia ngày càng lớn của các chiến binh thánh chiến Hồi giáo (Jihadists)?
Có điều là chúng ta cũng không biết nhiều về các phiến quân này. Ví dụ như chúng ta không biết họ được tổ chức như thế nào, họ có phải là những băng nhóm tự do hay không. Chúng ta không biết chương trình nghị sự của họ là gì. Và đến ngày hôm nay, chúng ta cũng không thực sự biết được chiến lược của họ sẽ có hiệu quả như thế nào.
Những phiến quân này không kiểm soát bất kỳ phần nào của Syria. Trên thực tế, họ dường như không thể nắm giữ được một thị trấn ở Syria trong hơn một ngày. Họ có thể khởi động các cuộc tấn công lẻ tẻ, nhưng đôi khi rất hiệu quả như vụ đánh bom vừa qua. Nhưng họ vẫn không thể nắm giữ được lãnh thổ. Trong khi đó, quân nổi dậy Libya nắm giữ tới gần một phần ba đất nước và nắm quyền kiểm soát một thành phố lớn, Benghazi.
Video đang HOT
Những bí ẩn mà người ta vẫn chưa khám phá được về phiến quân là: Những cuộc nổi dậy này có phối hợp với nhau? Ai là người lãnh đạo? Hội đồng Quốc gia Syria, nhóm đối lập lưu vong chủ yếu của Syria có bất kỳ ảnh hưởng hay vai trò lãnh đạo gì đối với các lực lượng này hay không? Các nhóm nổi dậy có mang tính chất giáo phái không? Họ phần lớn là người Kurd hay người Sunni? Vai trò của các nhóm chiến binh thánh chiến trong cuộc nổi loạn Syria là gì?
Theo Infonet
Hoang tàn 'thị trấn ma' ở Syria
Thị trấn Haffeh ở Syria, nơi từng là nhà của 26.000 người, đã gần như bị bỏ hoang sau những trận giao tranh giữa quân đội chính phủ và quân nổi dậy.
Các quan sát viên Liên hợp quốc (LHQ) đã cố gắng tiếp cận thị trấn này sau một vài ngày đấu tranh trước những cuộc tấn công của quân nổi dậy.
Bức ảnh tổng thống Syria Bashar al-Assad vẫn còn lại trong một cửa hàng bị bỏ hoang
Cảnh tượng đập vào mắt các nhân viên LHQ là những tòa nhà cháy đen, các cửa hàng bị bỏ hoang. Một vài thi thể nằm rải rác trên đường phố, và khói bốc lên từ những chiếc ô tô biến dạng vì bốc cháy - dấu hiệu còn sót lại sau những trận bắn phá nặng nề.
Chỉ còn một số ít cư dân còn sót lại nơi đây, và một người trong đó cho biết khoảng 26.000 người đã phải bỏ trốn.
Phiến quân đã rút khỏi thị trấn hồi đầu tuần, tuy nhiên vẫn còn hàng nghìn dân thường phải đối mặt nguy hiểm.
Bạo lực đã gia tăng trong vài tuần gần đây khi quân đội của tổng thống Bashar al-Assad phát động chiến dịch tấn công giành lại những vùng kiểm soát bởi quân nổi dậy, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn và lời kêu gọi hòa bình từ đặc phái viên LHQ, ông Kofi Annan
Cơ quan quan sát nhân quyền của LHQ có trụ sở tại Anh, với mạng lưới quan sát viên khắp đất nước Syria, cho biết 44 người đã bị giết chỉ trong ngày 15/6.
Hầu hết họ là cư dân và phiến quân, nhưng có 3 người trong đó là các nhân viên an ninh.
Quân đội của ông Assad đã sử dụng xe tăng và máy bay quân sự để tấn công vùng ngoại ô bị chiếm đóng bởi phe đối lập gần thủ đô Damascus, một phần phía đông tỉnh Deir al-Zor, nhiều làng mạc ở phía bắc và tây tỉnh Aleppo, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Tất cả các cửa hiệu trở thành một đống đổ nát hỗn độn sau khi 26.000 cư dân tại Haffeh đã chạy trốn
Các cuộc nổi dậy chống lại chế độ Assad bắt đầu như một phong trào ủng hộ dân chủ hòa bình vào tháng 3/2011.
Tuy nhiên khi đối mặt với sự đàn áp của quân đội chính phủ, các cuộc biểu tình đã nhanh chóng trở thành những cuộc nổi dậy có vũ trang.
Theo báo cáo của LHQ, hơn 10.000 đã bị sát hại bởi quân đội nhà nước, trong khi Syria khẳng định 2.600 binh sĩ và nhân viên an ninh đã bị giết bởi lực lượng mà họ gọi là &'Những kẻ khủng bố hồi giáo được nước ngoài hậu thuẫn'.
Những căn nhà hiếm hoi còn sót lại sau khi phần lớn thị trấn bị thiêu rụi bởi súng đạn và lửa
Liên quan đến các động thái tiếp theo đối với tình hình bất ổn tại Syria, hiện có sự chia rẽ trong nội bộ các cường quốc thế giới.
Nga và Trung Quốc, 2 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ với quyền phủ quyết, đã bác bỏ những nỗ lực của phương Tây trong việc lên án và kêu gọi ông Assad từ chức.
Các nhà ngoại giao quốc tế cho biết các cường quốc đang hướng tới việc tổ chức một cuộc hội nghị bàn về khủng hoảng chính trị Syria ở Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 30/6 tới, nhằm cố gắng đưa những kế hoạch ngừng bắn của ông Kofi Annan trở lại bàn đàm phán.
Ông Annan, người đại diện LHQ tại khu vực các quốc gia Ả Rập, kêu gọi thành lập Ủy ban liên lạc triệu tập cuộc họp càng sớm càng tốt, nhưng Hoa Kỳ đã phản đối sự tham gia của Iran, đồng minh chính của Syria trong khu vực.
Theo VTC