Thế giới và những bức ảnh đắt giá
Tạp chí National Geographic đã nổi tiếng trong suốt 125 năm qua vì có những bức ảnh xuất sắc, ghi lại sự kỳ diệu về thế giới quanh ta. Dưới đây là những bức ảnh đắt giá nhất.
Lịch sử hoạt động của tờ tạp chí National Geographic tính đến nay đã được 125 năm. Đây là một trong những tờ báo lâu đời và uy tín nhất trên thế giới. Kể từ năm 1888, National Geographic đã mang hình ảnh của những bộ tộc và vùng đất xa xôi nhất trên thế giới đến với hàng triệu độc giả.
National Geographic không chỉ là một tờ tạp chí mà còn là hiệp hội nghiên cứu khoa học – xúc tiến giáo dục phi lợi nhuận lớn nhất trên thế giới với hơn 10.000 dự án nghiên cứu khoa học và khám phá địa chất từng được tiến hành trên khắp thế giới trong hơn 100 năm qua.
National Geographic cũng là một tờ báo mang đẳng cấp thế giới với những tài năng nhiếp ảnh hàng đầu trong giới nhà báo. Mức độ nguy hiểm mà các nhiếp ảnh gia của National Geographic phải đối mặt khi chinh phục những vùng đất mới hay tiếp cận những loài động vật hung dữ chẳng thua kém gì những phóng viên chiến trường.
Nhân dịp kỷ niệm 125 năm ngày xuất bản ấn phẩm đầu tiên, National Geographic sẽ bán 125 bức ảnh ấn tượng nhất, nổi tiếng nhất mà các phóng viên của báo từng thực hiện trong suốt những năm qua.
Dưới đây là một số bức ảnh nổi tiếng mà những phóng viên ảnh của National Geographic đã từng thực hiện:
Cậu bé ngồi trên mũi chiếc ô tô bỏ hoang ở thành phố Amarillo, bang Texas, Mỹ.
Những em bé người Campuchia vui vẻ tắm trong dòng nước máy mới được dẫn về làng.
Một người đàn ông đang thám hiểm động Majlis al Jinn ở Oman.
Hai chú đà điểu Châu Phi đang tò mò nhìn qua hàng rào, “ngó nghiêng” những phóng viên đang tác nghiệp.
Video đang HOT
Một đàn bướm sâu bông tai đang bay lượn.
Một chú chim cánh cụt “bay” từ trên một tảng băng trôi xuống mặt nước.
Niềm tự hào của bình nguyên Serengeti, Châu Phi. Trong ảnh là 5 cô sư tử cái và 8 chú sư tử con đang nằm nghỉ ngơi trên một đỉnh đồi.
Những người làm nghề đốn gỗ ở bang California và một thân cây tùng bách khổng lồ bị đốn hạ vào năm 1892.
Một bé gái người Tây Tạng ăn vận trang phục truyền thống để chuẩn bị theo gia đình đi xem lễ hội đua ngựa.
Một nhóm những người lướt sóng trên bãi biển Waikiki ở Hawaii đang tạo dáng bên ván trượt.
Những cậu bé nghịch ngợm với tuyết ở Deerfield, bang Massachusetts, Mỹ.
Những chú đom đóm trên thảo nguyên Tallgrass, phía bắc thành phố Cottonwood Falls, bang Kansas, Mỹ.
Cây cỏ lăn – một loài thực vật kỳ lạ đang bay trong không trung phía trên hồ muối Bonneville ở bang Utah, Mỹ.
Đám đông đi nghỉ mát ở bờ biển Copacabana, thành phố Rio de Janeiro, Brazil.
Những con phố đông đúc, chật chội ở Calcutta, Ấn Độ.
Những cây sồi dưới bầu trời đêm đầy sao ở bang North Carolina, Mỹ.
Một con bò rừng đi lững thững dưới trời đông đổ tuyết ở công viên quốc gia Yellowstone, bang Wyoming, Mỹ.
Theo Dantri
Khám phá bí ẩn hồ băng chứa đầy xương người ở Ấn Độ
Hồ băng Roopkund, thuộc bang Uttarakhand (Ấn Độ), nằm ở độ cao 5.029m. Sau khi băng tan chảy, hàng trăm bộ xương người hiện dần ra trên mặt hồ hoặc trôi lênh đênh theo dòng nước...
Tuy báo cáo về những bộ xương người ở đây đã xuất hiện từ cuối thế kỉ 19, nhưng phải đến năm 1942, bí ẩn của hồ băng Roopkund mới bắt đầu được phát hiện. Ban đầu, chúng được cho là xương của lính Nhật Bản đột nhập khu vực này và phải bỏ mạng do sự khắc nghiệt của địa thế.
Lúc đó vẫn đang là thời điểm của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, người Anh ngay lập tức đã gửi một đội điều tra đến xác định liệu họ có phải đã bị đột kích. Tuy nhiên, kết quả của cuộc điều tra cho thấy những hài cốt này hoàn toàn không phải của người Nhật Bản bởi chúng không còn tươi mới.
Hồ băng Roopkund
Nhiều học giả và đội điều tra của Anh đều cho rằng các bộ xương cốt này là của đại tướng Zorawar Singh vùng Kashmir (tiểu lục địa Ấn Độ) và người của ông ta. Đội quân của đại tướng Zorawar Singh được cho là đã lạc đường và bỏ mạng ở dãy Himalayas khi đang trên đường trở về sau cuộc chiến Tây Tạng năm 1841.
Tuy nhiên, cuộc kiểm tra carbon phóng xạ của các bộ xương vào những năm 60 lại phủ nhận giả thiết nói trên. Theo kết quả kiểm tra phóng xạ, các thi hài này có vào khoảng giữa thế kỉ 12 và thế kỉ 15, và điều này đã khiến các sử gia tin rằng, chúng là kết quả của một cuộc tấn công bất thành của quốc vương Mohammad Tughlak ở Garhwal Himalaya. Các nhà nhân loại học và nhiều người khác lại cho rằng, những bộ thi hài này đều là của các nạn nhân trong một nạn dịch lớn hoặc một vụ tự sát tập thể theo nghi lễ tôn giáo nào đó.
Phải đến năm 2004, sau khi một đội gồm các nhà khoa học Châu Âu và Ấn Độ đã trở lại khu vực này theo chương trình của kênh National Geographic, thì sự thật đáng sợ của bí ẩn này mới bắt đầu được hé lộ.
Sau khi kiểm tra DNA, các thi hài được chia làm 2 nhóm: một nhóm loại thuộc vóc người thấp và nhóm kia là của những người cao lớn hơn rất nhiều lần. Kết quả của cuộc điều tra cũng cho thấy các bộ xương này có khoảng từ năm 850 sau Công Nguyên.
Các vết nứt sau hộp sọ đều tiết lộ một điều rằng, tất cả đều chết do một đòn chí tử từ phía sau đầu, bởi một vật thể hình tròn cỡ quả bóng. Thêm vào đó, việc thiếu bằng chứng cho thấy có bất kì vết thương nào khác trên cơ thể, chứng tỏ một điều rằng cú đánh chí mạng này đến từ phía trên. Và lời giải thích hợp lý nhất cho việc rất nhiều người chết do cùng một vết thương, vào cùng một thởi điểm chỉ có thể là một thứ gì đó rơi mạnh từ trên trời xuống, chẳng hạn như... mưa đá.
Không có bằng chứng lịch sử nào liên quan đến các cuộc trao đổi buôn bán với Tây Tạng trong khu vực, nhưng hồ Roopkund lại nằm trên lộ trình hành hương đến cúng bái và hội hè ở núi Nanda Devi (diễn ra khoảng 12 năm một lần). Đoàn người hành hương gồm khoảng 500 - 600 người, gồm cả những người khỏe mạnh am hiểu địa hình, được thuê để khuân vác hành lý. Khi đi qua hồ băng, họ có thể đã nán lại để lấy nước uống, bất chợt mây lũ lượt kéo đến, mang theo mưa đá. Vì không có nơi trú ẩn ở dãy Himalayas, rất nhiều người đã phải bỏ mạng. Nước băng ở hồ đã bảo quản cơ thể của họ trong suốt hàng trăm năm. Một số đến tận bây giờ vẫn giữ được nguyên vẹn tóc, móng tay, và quần áo.
Rất có khả năng rằng một vài người trong nhóm người hành hương này đã may mắn thoát được kiếp nạn, quay trở về làng và thuật lại câu chuyện, bởi trên thực tế cũng có một câu chuyện dân gian khá thú vị về sự kiện này. Bài hát truyền thống của những người phụ nữ ở Himalayas có nhắc đến một nữ thần, vì quá nổi giận, bởi vì người ngoài đã dám làm vấy bẩn ngọn núi tôn nghiêm của bà, nên vị nữ thần mới tạo nên những cơn mưa đá "cứng như sắt" để trừng trị nhóm người này.
Toàn cảnh hồ băng Roopkund ở Ấn Độ
Hình ảnh các bộ xương người được phát hiện trong hồ
Theo Dantri
Brazil: Biểu tình lại bùng nổ, Tổng thống hủy công du nước ngoài Brazil đã phải đối mặt với làn sóng biểu tình chống chính phủ và bạo lực mới khi ước tính có tới khoảng 800.000 người đổ ra đường. Tình hình khiến Tổng thống Dilma Rousseff phải hủy lịch trình công du tới Nhật. Theo hãng tin BBC, những đoàn người biểu tình khổng lồ đã đổ ra các đường phố tại Rio de...