Thế giới và bài toán chống biến đổi khí hậu
Từ London đến New York; từ Perth đến Paris, các nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu đã tham gia cuộc tổng biểu tình trên toàn thế giới trong ngày 20-9.
Đây được cho là ngày tuần hành chống biến đổi khí hậu lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Tuần hành chống biến đổi khí hậu trên cầu Victoria ở Brisbane, Australia ngày 20-9. Ảnh: Reuters
Những cuộc biểu tình quy mô lớn ở Australia
Hàng chục ngàn sinh viên, công nhân và người lao động Australia đã xuống đường tuần hành, nhằm kêu gọi các hành động mạnh mẽ hơn nữa chống biến đổi khí hậu. Các cuộc tuần hành đồng loạt diễn ra tại 8 thành phố lớn và 104 thị trấn khác nhau trên khắp nước này.
Tại Melbourne, Australia, hoạt động tuần hành cũng diễn ra mạnh mẽ, với sự có mặt của hơn 100.000 người. Tại Quảng trường The Domain của thành phố Sydney ( bang New South Wales), gần 10.000 người đã có mặt từ rất sớm để chuẩn bị cho sự kiện. Một diễn giả của nhà tổ chức vì môi trường thuộc nhóm đối tượng thanh thiếu niên cho biết tuần hành sẽ tập trung vào việc đưa ra ba yêu cầu đối với chính phủ, bao gồm: chấm dứt các dự án khai thác than mới; tiến tới mục tiêu 100% sử dụng năng lượng tái tạo vào năm 2030; tạo điều kiện tìm kiếm việc làm và thay đổi ngành nghề cho các công nhân, cộng đồng lao động đang làm việc trong lĩnh vực khai thác than. Theo diễn giả này, các mục tiêu là hoàn toàn có thể đạt được, điều duy nhất còn thiếu là ý chí chính trị.
Hoạt động tuần hành cũng diễn ra mạnh mẽ tại Gold Coast (bang Queensland), Hobart (bang Tasmania). Giới truyền thông địa phương Australia đưa tin hơn 2.500 doanh nghiệp Australia đã cam kết tham gia vào cuộc tuần hành ngày 20-9 hoặc đóng cửa hoặc cho phép nhân viên của họ nghỉ việc để đi tuần hành, thông qua việc ký với tổ chức Not Business As Usual, một liên minh “nhóm các doanh nghiệp Australia và toàn cầu cam kết hỗ trợ người lao động tham gia vào cuộc tuần hành vì khí hậu”. Trong số các nhóm lao động tham gia có Liên minh Hàng hải Australia thông báo rằng 380 nhân viên của Cảng Hutchison tại Sydney ngừng làm việc từ 10 giờ đến 14 giờ (giờ địa phương) để tham gia cuộc tuần hành.
Video đang HOT
Hội đồng Công đoàn Australia (ACTU) cũng ủng hộ cuộc tuần hành. Trong một tuyên bố của mình, ACTU cho biết một trong những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa công đoàn là tập trung sức mạnh của tất cả mọi người để cùng nhau đứng lên bảo vệ công lý.
Nhân viên Amazon & Microsoft
Hồi tháng 3, hơn 1,6 triệu người Mỹ tham gia hoạt động Global Climate Strike lần đầu tiên để yêu cầu hành động về cuộc khủng hoảng khí hậu. Phong trào thanh thiếu niên toàn cầu này đã yêu cầu người lớn cùng tham gia và nhiều người cho biết sẽ đáp lại lời kêu gọi.
Hơn 1.500 nhân viên của Amazon cam kết xuống đường và các nhân viên của Microsoft cũng cho biết họ sẽ tham gia các cuộc đình công. Microsoft Workers 4 Good đã viết trên Twitter vào đầu tháng này: “Các công nhân của Microsoft sẽ tham gia cùng hàng triệu người trên khắp thế giới bằng cách tham gia cuộc đình công Global Climate Strike do thanh niên lãnh đạo vào ngày 20-9 để yêu cầu chấm dứt thời đại nhiên liệu hóa thạch”. Thương hiệu quần áo ngoài trời Patagonia cho biết họ có kế hoạch ngừng hoạt động vào trong ngày 20-9 để cho phép nhân viên tham gia Global Climate Strike. Các cửa hàng ở Italia và Hà Lan sẽ đóng cửa vào ngày 27-9 và tại Thụy Sĩ vào ngày 28-9.
Tại New York (Mỹ), 1,1 triệu học sinh được phép nghỉ học trong ngày 20-9 sau khi thành phố tuyên bố sẽ không phạt học sinh tham gia các cuộc tuần hành. Thị trưởng New York Bill de Blasio ủng hộ động thái này. “Thành phố New York sát cánh với những người trẻ tuổi của chúng tôi. Họ là lương tâm của chúng tôi”, ông viết trên Twitter. Đám đông sẽ tập trung tại trung tâm thành phố Manhattan, nơi các nhà hoạt động khí hậu trẻ sẽ có bài phát biểu, bao gồm cả Thunberg, người đang ở New York để tham dự Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của LHQ.
Trong khi đó, Đại hội Công đoàn (TUC) ở Anh kêu gọi các thành viên của mình hỗ trợ các nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu.
Greta Thunberg
Các cuộc tuần hành quy mô lớn chống biến đổi khí hậu trên toàn thế giới được thực hiện theo lời kêu gọi toàn cầu từ Tổ chức Global Strike 4 Climate, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của LHQ.
Đây cũng là cuộc tuần hành lần thứ ba được giới sinh viên, học sinh Australia phát động theo phong trào do Greta Thunberg, một học sinh 16 tuổi người Thụy Điển, khởi xướng hồi tháng 8-2018. Thunberg đã dành 15 ngày để đi thuyền buồm không khí thải xuyên qua Đại Tây Dương – từ Plymouth (Anh) đến New York (Mỹ). Tháng 8-2018, thiếu niên này đã bắt đầu tổ chức các cuộc biểu tình hàng tuần bên ngoài Quốc hội Thụy Điển vào thứ sáu hàng tuần, từ đó trở thành người khởi xướng phong trào của các nhà hoạt động thanh thiếu niên chống biến đổi khí hậu. Trong tuần này, Thunberg đã gặp cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và nói với các chính trị gia Mỹ rằng họ đã không có đủ hành động để chống lại biến đổi khí hậu.
Thunberg được mời nói chuyện tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của LHQ vào ngày 23-9 tới. Theo Thunberg, có khoảng 4.638 sự kiện tuần hành đã được tổ chức tại 139 quốc gia trong tháng 9 này. Bằng cách tổ chức tuần hành vào ngày 20-9 và 27-9 tại một số quốc gia, những người biểu tình hy vọng sẽ gây áp lực lên các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách để buộc họ có hành động về các vấn đề khí hậu.
Thiếu niên Katie Eder, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của tổ chức Liên minh Tương lai, cho biết biến đổi khí hậu là “ngọn lửa báo động mà các nhà lãnh đạo chính trị của Mỹ giả vờ không nhìn thấy”.
AN BÌNH
Theo cadn.com.vn
Bắt đối tượng đâm dao tại trung tâm Sydney
Sáng 13/8, ngay tại trung tâm thành phố Sydney, Australia, cảnh sát bang New South Wales đã bắt giữ đối tượng sử dụng dao tấn công người đi đường. Hiện cơ quan chức năng đang điều tra động cơ gây án.
Nghi phạm bị bắt giữ tại trung tâm Sydney (Ảnh: theguardian.com)
Một chiến dịch an ninh đang được triển khai tại phố King&Clarence ở trung tâm Sydney. Cảnh sát đã yêu cầu người dân tránh xa khu vực có liên quan tới vụ việc. Trên đoạn băng hình được phát tán trên mạng xã hội, một người đàn ông đã vung dao tấn công khi bị người đi đường khống chế. Theo thông tin ban đầu, đã có nhiều người bị đâm trúng khi cố gắng bắt giữ đối tượng.
Công an Hà Nội tạm giữ một trùm đòi nợ thuê cùng đồng phạm
Đỗ Văn Quang (thường gọi là Quang Rambo) cùng 4 đối tượng khác đã bị công an Thành phố Hà Nội tạm giữ hình sự vì một vụ đòi nợ thuê tại thủ đô. Theo tài liệu điều tra, Đỗ Văn Quang sinh năm 1984, trú tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội là đối tượng quy tụ nhiều đàn em từ các địa phương khác để hoạt động cho vay lãi và đòi nợ thuê. Đáng chú ý, trang facebook và kênh Youtube của Quang có rất nhiều người theo dõi và cổ vũ, gây ảnh hưởng xấu đối với giới trẻ. Vụ việc đang được lực lượng chức năng điều tra mở rộng.
Sân bay Hong Kong hủy toàn bộ chuyến bay vì biểu tình
Sân bay quốc tế Hong Kong thông báo hủy toàn bộ các chuyến bay còn lại trong hôm nay khi hơn 1.000 người biểu tình tiếp tục kéo tới. Từ ngày 12/8, hơn 5.000 người biểu tình Hong Kong đã tràn vào sân bay quốc tế khiến sân bay bị đóng cửa, hủy tất cả các chuyến bay đi và đến. Và tới chiều 13/8, những người biểu tình mặc áo đen lại khiến một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới bị "đóng băng". Cho tới 16h30 (giờ địa phương), toàn bộ các quầy check-in đều đã ngừng hoạt động, đồng nghĩa với việc toàn bộ các chuyến bay trong ngày đều bị hủy./.
HC
Theo cpv.org.vn
Bức ảnh 'xả rác' chơi khăm người biểu tình Australia gây bão Bưc anh rac bi bo lai ngôn ngang đươc tung lên mang sau cuôc đinh công chông biên đôi khi hâu cua ngươi biêu tinh Australia, đang gây bao trên Facebook. Giữa lúc làn sóng đình công vì môi trường đang sục sôi trên toàn cầu, hình ảnh túi rác la liệt bị bỏ lại trên bãi cỏ, và đặc biệt là khi...