Thế giới tưởng niệm huyền thoại Nelson Mandela
Người dân Nam Phi nói riêng và những người yêu mến Nelson Mandela trên khắp thế giới nói chung đã bày tỏ lòng tiếc thương trước sự ra đi của người anh hùng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Người dân đặt hoa tưởng nhớ cựu lãnh đạo Nam Phi Nelson Mandela bên ngoài nhà riêng của ông tại thành phố Johannesbur, Nam Phi.
Đám đông hát vang những khúc ca tưởng nhớ ông Mandela tại Johannesburg. Ông Manela qua đời tại nhà riêng ở Johannesburg hôm 5/12 ở tuổi 95.
Một bức chân dung của Mandela kèm theo thông điệp mong ông yên nghỉ được đặt bên nhà ngoài riêng của cựu Tổng thống.
Một người đàn ông thể hiện sự thành kính trước chân dung của ông Mandela.
Nelson Mandela được người dân Nam Phi kính trọng và ngưỡng mộ vì ông đã dành cả cuộc đời để đấu tranh vì quyền bình đẳng.
Các em nhỏ mang cầm các bức chân dung của ông Mandela tập trung bên ngoài ngôi nhà cũ của ông tại Soweto, Johannesburg, Nam Phi.
Báo chí thế giới đồng loạt đưa tin về ra đi của huyền thoại Nam Phi.
Video đang HOT
Cờ rủ được treo tại Cung điện Buckingham ở London để tưởng nhớ cựu Tổng thống Nam Phi.
Đám đông bày tỏ lòng thành kính bên bức tượng Nelson Mandela tại quảng trường quốc hội ở thủ đô London, Anh.
Một phụ nữ cúi đầu trước một bức tượng Nelson Mandela khác ở London.
Chân dung của ông Mandela được treo bên ngoài Bộ ngoại giao Pháp ở thủ đô Paris để tỏ lòng tiếc thương vị người cha vĩ đại của Nam Phi.
Nghệ sĩ Ấn Độ Sudarsan Pattnaik kỳ công điêu khắc một bức tượng bằng cát để tưởng niệm cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela trên bãi biển ở Puri.
Các cầu thủ và khán giả dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Mandela trước một trận đấu cri-kê ở Adelaide, Úc.
Một tấm biển lớn tưởng nhớ Mandela tại New York, Mỹ.
Các bó hoa, nến và các tấm thiệp được đặt bên ngoài lãnh sự quán Nam Phi ở Manhattan, New York, Mỹ để tưởng nhớ Mandela.
Một phụ nữ đặt hoa tưởng nhớ Mandela bên ngoài văn phòng Cao ủy Nam Phi tại London, Anh.
Theo Dantri
Nelson Mandela - một đời vì nhân loại
Sau khi bị cầm tù vào năm 1964, Nelson Mandela đã trở thành biểu tượng toàn cầu về phong trào chống chủ nghĩa apartheid. Nhưng sự phản đối của ông đối với nạn phân biệt chủng tộc đã nhen nhóm từ nhiều năm trước đó.
Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đã ra đi ở tuổi 95 vào tối ngày 5/12.
Thường được người dân Nam Phi gọi bằng cái tên trìu mến là "Tata" hay "Cha", Mandela, người đã ngồi tù 27 năm, thường được nhớ đến là người anh hùng đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và là tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi sau hơn 3 thế kỷ cầm quyền của người da trắng.
Sinh ngày 18/7/1918 tại một ngôi làng nhỏ ở phía đông Nam Phi, Mandela là một trong số 13 người con của một lãnh đạo bộ tộc Tembu.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Fort Hare và Đại học Witwatersrand chuyên ngành Luật, ông Mandela đã tham gia Đại hội Dân tộc Phi (ANC) vào năm 1943 và sau đó thành lập Liên đoàn thanh niên của ANC.
Vào năm 1948, khi Đảng Dân tộc, với đa số là người Nam Phi gốc châu Âu, giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, ông Mandela bắt đầu tham gia vào phong trào chống chính sách phân biệt chủng tộc của đảng này. Ông hoạt động tích cực trong chiến dịch phản đối ANC và thông qua Hiến chương Tự do, vốn là nền tảng cơ bản cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa apartheid, kêu gọi các quyền bình đẳng cho người da đen chiếm số đông bằng phong trào đấu tranh không bạo lực tại nước này.
Trong thời gian từ 1956-1961, Mandela, cùng 150 nhà hoạt động khác bị bắt vào thời điểm đó, đã bị đưa ra xét xử vì tội phản quốc nhưng được tha bổng.
Hòn đảo Robben ngoài khơi Cape Town, nơi Mandela bị giam 18 năm trong 27 năm ngồi tù.
Năm 1960, khi ANC bị cấm hoạt động, Mandela đã chuyển vào hoạt động ngầm, thành lập và lãnh đạo cánh vũ trang của ANC có tên gọi "Umkhonto we Sizw" (tạm dich: Ngọn giáo của quốc gia).
Mandela bắt đầu thời gian ngồi tù kéo dài 27 năm vào năm 1964, khi ông bị kết án 5 năm tù về tội rời Nam Phi trái phép và kích động các cuộc đình công, và 1 năm sau đó bị kết án tù chung thân về tội phản quốc. Trong thời gian thụ án tại nhà tù đảo Robben ngoài khơi Cape Town, Mandela đã trở nên nổi tiếng là lãnh đạo da đen đáng chú ý nhất tại Nam Phi và là biểu tượng mạnh mẽ của phong trào chống phân biệt chủng tộc.
Các chiến dịch quốc tế kêu gọi trả tự do cho Mandela giành được sự ủng hộ rộng rãi và cuối cùng đã gây sức ép khiến chính phủ Nam Phi phải thả ông vào ngày 11/2/1990. Vào cuối năm đó, Mandela, khi đó 72 tuổi, được bổ nhiệm làm phó chủ tịch ANC và chủ tịch ANC vào năm sau.
Ông Mandela đã vài lần trở lại thăm nhà tù trên đảo Robben kể từ khi được trả tự do.
Mandela được trao giải Nobel Hòa Bình vào năm 1993 cho các nỗ lực xóa bỏ một cách hòa bình chế độ apartheid và đặt nền móng cho một Nam Phi dân chủ mới.
Quá trình từ tù nhân trở thành tổng thống của ông Mandela diễn ra năm 1994, khi ông được bầu làm tổng thống Nam Phi trong cuộc bầu cử dân chủ đa sắc tộc đầu tiên và ANC giành 252 trong tổng số 400 ghế tại quốc hội.
Ông Mandela đã dành nhiệm kỳ làm tổng thống kéo dài 5 năm cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và các nỗ lực tái hòa giải giữa người da đen và người da trắng. Ông đã từ chức tổng thống vào năm 1999 để ủng hộ người thế nhiệm Thabo Mbeki, người trước đó đã được bầu làm chủ tịch của ANC.
Đám đông chào đón Mandela khi ông được tự do năm 1990.
Dù đã thôi làm tổng thống nhưng Mandela vẫn có tiếng nói trong các vấn đề nóng của thế giới. Mandela đã tham gia các nỗ lực phòng chống căn bệnh thế kỷ AIDS, chỉ trích chính sách ngoại giao của Mỹ dưới thời chính quyền George Bush và từng được bổ nhiệm làm nhà trung gian hòa giải cho cuộc nội chiến của người Burundi.
Sức khỏe của Mandela sau khi nghỉ hưu luôn là một mối lo ngại của những người yêu mến ông thế giới. Vào năm 2001, Mandela đã bị phát hiện và được điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Ông Mandela thông báo rút lui khỏi đời sống công chúng vào năm 2004 ở tuổi 85, do sức khỏe ngày càng giảm sút và muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Vào năm 2011 và 2012, ông thường xuyên phải nhập viện để kiểm tra sức khỏe.
Ông Mandela nhận giải Nobel Hòa Bình năm 1993 cùng cựu Tổng thống Nam Phi FW de Klerk.
Vào năm 2009, ngày sinh nhật của Mandela, 18/7, đã được Liên hợp quốc lấy làm Ngày Mandela Quốc tế để vinh danh 67 năm ông đã đấu tranh cho công bằng xã hội và tự do của thế giới.
Sinh thời, Mandela đã được trao 250 giải thưởng quốc tế các loại, trong đó Huy Chương Tự Do của Tổng Thống Mỹ, Huân chương Lenin của Liên Xô và giải Hòa bình Nobel.
Ông Mandela kết hôn 3 lần, có 6 người con và 20 người cháu.
An Bình
Theo Dantri
Hoàng tử bé nước Anh có 7 cha mẹ đỡ đầu Hoàng tử Anh William và Công nương Catherine đã chọn cô em họ Zara Tindall và 6 người bạn thân khác làm cha mẹ đỡ đầu cho con trai đầu lòng - Hoàng tử George. Hoàng tử George chào đời hồi tháng 7. Tên của 7 cha mẹ đỡ đầu cho Hoàng tử George đã được công bố trước lễ rửa tội của...