Thế giới tuần qua: Ngoại trưởng Nga dự hội nghị G20; Thủ tướng Anh chấp nhận từ chức

Theo dõi VGT trên

Trong tuần qua trên thế giới, có hai sự kiện đáng chú ý là Bộ trưởng Ngoại giao Nga tham gia hội nghị cấp ngoại trưởng G20 và Thủ tướng Boris Johnson phải chấp nhận từ chức.

Xung đột ở Ukraine vẫn là tâm điểm

Thế giới tuần qua: Ngoại trưởng Nga dự hội nghị G20; Thủ tướng Anh chấp nhận từ chức - Hình 1
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: TASS

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đến đảo Bali của Indonesia hôm 7/7 tham dự cuộc họp cấp ngoại trưởng G20. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của ông với những người chỉ trích gay gắt nhất chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

Cuộc họp của các ngoại trưởng G20 năm nay bị phủ bóng đen do áp lực địa chính trị và cuộc khủng hoảng lương thực vì xung đột ở Ukraine.

An ninh được thắt chặt khi các nhà ngoại giao nước ngoài đến Bali để tham dự cuộc họp, nơi xung đột Nga-Ukraine vẫn là tâm điểm. Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong cho biết nước này và “các quốc gia cùng chí hướng” sẽ sử dụng cuộc họp G20 để nêu bật tác động của cuộc xung đột.

Bộ Ngoại giao Nga hôm 8/7 cho biết nhiều đối tác của Nga tại cuộc họp G20 đã ra dấu hiệu rằng việc cô lập Moskva là không thể chấp nhận được.

Hãng thông tấn Nga TASS dẫn tuyên bố của bộ trên nêu rõ: “Đã có những đ.ánh giá tỉnh táo về nguyên nhân khách quan của các cú sốc kinh tế có bản chất đa yếu tố, bao gồm lạm phát do phương Tây kích động trong bối cảnh đại dịch COVID-19, tình trạng bất ổn của chuỗi cung ứng xuyên biên giới và leo thang tình hình địa chính trị”.

Theo Bộ Ngoại giao Nga, hội nghị chú ý đặc biệt vào hai vấn đề chính: tăng cường hợp tác đa phương giữa các quốc gia và ứng phó chung với các thách thức trong lĩnh vực an ninh năng lượng và lương thực.

Ngoại trưởng Lavrov cũng đã lên kế hoạch gặp một số người đồng cấp G20 bên lề hội nghị, nhưng các bộ trưởng Annalena Baerbock của Đức và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã bác bỏ có các cuộc gặp riêng với Ngoại trưởng Lavrov. Ông Lavrov cho biết Moskva không phải là bên cắt đứt quan hệ với Mỹ, đồng thời đề cập đến khả năng tổ chức một cuộc gặp giữa đại diện Nga và Mỹ trong bối cảnh căng thẳng xung quanh cuộc xung đột tại Ukraine.

Mặc dù vậy, ông Lavrov cũng đã có cuộc gặp song phương với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Tại cuộc gặp, ông Vương Nghị khẳng định nước này và Nga duy trì trao đổi bình thường và thúc đẩy hợp tác trong một loạt lĩnh vực, đồng thời gạt bỏ mọi “sự can thiệp” sang một bên. Ông Vương Nghị nhấn mạnh rằng Bắc Kinh sẽ ủng hộ tất cả nỗ lực giúp giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Thế giới tuần qua: Ngoại trưởng Nga dự hội nghị G20; Thủ tướng Anh chấp nhận từ chức - Hình 2
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov gặp nhau tại Bali, Indonesia. Ảnh: AFP

Trước đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã dừng chân ở nhiều thủ đô châu Á khác nhau trên đường tới Bali, kêu gọi sự ủng hộ và củng cố mối quan hệ của họ trong khu vực ngay trước thềm cuộc hội đàm.

Mỹ và các đồng minh đã tìm cách trừng phạt Tổng thống Nga Vladimir Putin theo nhiều cách, bao gồm cả việc đe dọa tẩy chay hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali vào tháng 11/2022. Vì vậy, với tư cách là Chủ tịch G20 năm nay, Indonesia đã bị buộc phải đóng một vai trò mang tính xây dựng hơn trên trường quốc tế thay vì chỉ đóng vai trò là “nhà tổ chức sự kiện”. Nước này đã tìm cách giữ thái độ trung lập trong việc phản ứng với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và Tổng thống Joko Widodo đã tỏ ra thận trọng trong các bình luận của mình.

Video đang HOT

Cuộc khủng hoảng chính trị tại Anh

Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 7/7 đã tuyên bố từ chức sau những “sóng gió” trên chính trường nước Anh khi có tới hơn 50 quan chức rời chính phủ. Quyết định từ chức trên kết thúc 3 năm cầm quyền đầy biến động của một trong những vị thủ tướng gây tranh cãi nhất trong lịch sử hiện đại nước Anh.

Tiếp nhận chức Thủ tướng từ người t.iền nhiệm Theresa May hồi tháng 7/2019 với “di sản” là một nước Anh chia rẽ và bế tắc hơn bao giờ hết vì Brexit (Anh rời EU), ông Johnson đã lãnh đạo đảng Bảo thủ giành chiến thắng lịch sử trong cuộc tổng tuyển cử cuối năm 2019 và lãnh đạo chiến dịch bỏ phiếu thành công đưa Anh chính thức rời EU năm 2020.

Ông Johnson cũng điều hành nước Anh vượt qua đại dịch COVID-19 với một chương trình tiêm chủng đi đầu thế giới. Tuy nhiên, thời gian đương nhiệm của Thủ tướng Johnson cũng chứng kiến cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tại Anh với tỷ lệ lạm phát đạt mức cao kỷ lục trong vòng 40 năm.

Sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Johnson kết thúc sau một chuỗi bê bối của cá nhân ông và chính phủ do ông điều hành, khiến đảng Bảo thủ và các thành viên Nội các “quay lưng” với nhà lãnh đạo này.

Sự kiện xem như “mở màn” dẫn tới sự nghiệp chính trị của ông Johnson sụp đổ là việc nghị sĩ Christopher Pincher từ chức ngày 30/6 do những cáo buộc về hành vi quấy rối t.ình d.ục. Ngày 5/7, Thủ tướng Johnson phải lên truyền hình xin lỗi về việc “bổ nhiệm ông Pincher mặc dù đã được thông báo về vụ việc”.

Thế giới tuần qua: Ngoại trưởng Nga dự hội nghị G20; Thủ tướng Anh chấp nhận từ chức - Hình 3
Ông Boris Johnson. Ảnh: BBC

Đây được coi là “giọt nước tràn ly” khiến Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak và Bộ trưởng Y tế Sajid Javid ngay sau đó đã từ chức với lý do không thể chấp nhận những bê bối trong chính phủ trong nhiều tháng qua, kéo theo hàng loạt những tuyên bố từ chức của các thành viên chính phủ khác trong những ngày tiếp theo.

Giáo sư Iain Begg, chuyên gia chính trị tại Viện Kinh tế và Khoa học Chính trị châu Âu (LSE) của Trường Kinh tế London, bình luận: “Đây có vẻ như là sự khởi đầu cho dấu chấm hết của ông Boris Johnson. Ông ấy đã mất 2 trong số các bộ trưởng, những người được đ.ánh giá là một trong những cá nhân có năng lực nhất trong nội các, những người có phẩm chất sẽ được các nhà lãnh đạo tiềm năng khác chấp nhận”.

Trước đó, vào tháng 4, ông Johnson trở thành Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Anh bị cảnh sát phạt do vi phạm các quy định phòng dịch COVID-19 khi tham dự các bữa tiệc tại Văn phòng Thủ tướng trong thời gian Anh đang áp lệnh phong tỏa năm ngoái.

Những bê bối đã khiến Thủ tướng Johnson phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong nội bộ đảng Bảo thủ vào đầu tháng 6. Mặc dù vượt qua cuộc bỏ phiếu, nhưng tỷ lệ nghị sĩ bỏ phiếu chống lại ông Johnson lên tới hơn 40%.

Vụ việc cũng làm suy giảm nghiêm trọng uy tín của đảng cầm quyền, được cho là một trong những nguyên nhân khiến đảng Bảo thủ mất hàng trăm ghế vào tay Công đảng đối lập tại cuộc bầu cử địa phương hồi tháng 5.

Tóm lại, bất kỳ ai kế nhiệm ông Johnson sẽ phải tìm cách khôi phục uy tín của đảng Bảo thủ. Một số cuộc thăm dò cho thấy, nếu một cuộc bầu cử được tổ chức vào thời điểm này thì đảng Bảo thủ sẽ thua và Công đảng Anh sẽ thành lập chính phủ mới.

Thủ tướng Johnson ra đi, để lại nước Anh giữa cơn khủng hoảng

Ông Boris Johnson cuối cùng đã buộc phải chấp nhận từ chức Thủ tướng Anh ngày 7/7 khi hàng chục thành viên trong đảng của ông rời bỏ chính phủ.

Ông Johnson đồng ý ra đi trong bối cảnh Anh chìm trong nhiều cuộc khủng hoảng.

Theo kênh CNN, tỷ lệ ủng hộ ông Johnson cũng suy giảm nghiêm trọng do lạm phát gia tăng, nền kinh tế Anh trì trệ, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt có nguy cơ đẩy thêm hàng triệu người vào cảnh khó khăn trong mùa đông này, cùng với đó là nguy cơ xảy ra cuộc chiến thương mại với Liên minh châu Âu (EU).

Anh có lạm phát cao nhất khối G7

Thủ tướng Johnson ra đi, để lại nước Anh giữa cơn khủng hoảng - Hình 1
Thủ tướng Anh Boris Johnson rời khỏi toà nhà số 10 phố Downing, London ngày 19/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Mọi nền kinh tế lớn đều phải gánh chịu hậu quả kéo dài của đại dịch COVID-19 đối với chuỗi cung ứng, cũng như hứng chịu cú sốc về chi phí năng lượng và lương thực sau khi Nga tấn công Ukraine hồi tháng 2.

Nhưng tình hình ở Anh lại tồi tệ hơn hầu hết các nước khác. Lạm phát đạt mức cao nhất trong 40 năm, lên tới 9,1% vào tháng 5, cao nhất trong số các nền kinh tế hàng đầu G7. Dự báo lạm phát ở Anh sẽ tăng trên 11% vào cuối năm nay bất chấp một loạt các đợt tăng lãi suất.

Tác động trực tiếp của Brexit (Anh rời EU) đã l.àm t.ình trạng thiếu lao động thêm trầm trọng và tăng chi phí hoạt động cho các doanh nghiệp. Chi phí nhập khẩu cũng tăng cao hơn do giá đồng bảng Anh giảm mạnh trong năm nay.

Giá thực phẩm và nhiên liệu tăng đã tạo ra cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, buộc các hộ gia đình có thu nhập thấp phải lựa chọn giữa sưởi ấm và thức ăn.

Chính phủ của ông Johnson đã hứa hỗ trợ 400 bảng Anh cho mỗi gia đình để giúp đỡ hàng triệu người đang gặp khó khăn khi thanh toán hóa đơn năng lượng. Chính phủ cũng buộc phải công bố mức thuế 5 tỷ bảng Anh đối với lợi nhuận thu được của các công ty dầu khí.

Nhưng những nỗ lực đó đang không còn tác dụng. Theo Ngân hàng Trung ương Anh, thu nhập khả dụng đang có xu hướng giảm mạnh do chi phí năng lượng và thực phẩm tăng cao. Số t.iền chi trả hóa đơn của người Anh sẽ còn cao hơn rất nhiều.

Hóa đơn năng lượng trung bình hàng năm của hộ gia đình có thể tăng khoảng 50% lên 3.000 bảng Anh vào mùa đông này sau khi nâng giới hạn giá tối đa mà các nhà cung cấp có thể tính cho khách hàng. Cơ quan quản lý đã tăng giới hạn lên tới 54% vào tháng 4.

Các hộ gia đình ở Anh đặc biệt bị ảnh hưởng khi mức sống liên tục suy giảm. Hiện nay, các mức lương phổ biến không cao hơn so với trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Anh có thể tăng trưởng thấp nhất

Thủ tướng Johnson ra đi, để lại nước Anh giữa cơn khủng hoảng - Hình 2
Người dân mua hàng trong siêu thị tại Walthamstow, Anh, ngày 13/2. Ảnh: AFP/TTXVN

Nếu không tăng trưởng mạnh mẽ hơn, tình trạng sụt giảm lương sẽ không thể đảo ngược. Điều này rất có thể sẽ sớm xảy ra.

Trên khắp thế giới, quá trình phục hồi mạnh mẽ một thời lại đang bị suy giảm. Nhưng Anh đang ở tình trạng đặc biệt tồi tệ, khi mà một cuộc suy thoái đang rình rập.

Nền kinh tế lớn thứ năm thế giới này đã đứng im vào tháng 2 và bắt đầu suy giảm vào tháng 3. Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia, tình trạng sụt giảm đã rõ hơn vào tháng 4, khi GDP ước tính đã giảm 0,3%. Cả ba lĩnh vực chính của nền kinh tế là dịch vụ, chế tạo và xây dựng đều đang thụt lùi. Doanh số bán lẻ trong tháng 5 đã giảm trong tháng thứ hai liên tiếp.

Có nhiều tin xấu ở phía trước đang chờ Anh. Trong báo cáo về ổn định tài chính được công bố vào đầu tuần này, Ngân hàng Trung ương Anh nói rằng triển vọng của nền kinh tế Anh đã xấu đi đáng kể.

Tháng trước, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế dự báo rằng nền kinh tế Anh đang đi tới giai đoạn trì trệ, khi dự báo mức tăng trưởng năm 2023 chỉ bằng 0. Nếu điều này xảy ra, đây sẽ là thành tích tồi tệ nhất trong G7 trong năm 2023.

Tăng trưởng yếu là tin xấu đối với nợ chính phủ, vốn đã lên tới hơn 90% GDP sau khi thực hiện các biện pháp giúp các doanh nghiệp và hộ gia đình đối phó với đại dịch và khủng hoảng năng lượng.

Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách (OBR) của Anh cho biết dự báo nợ chính phủ sẽ vượt qua 250% GDP trong dài hạn.

Điều đó có nghĩa là thủ tướng tiếp theo ông Johnson có rất ít khả năng thực hiện các cam kết cắt giảm thuế hoặc chi tiêu lớn.

Brexit ngổn ngang

Ông Johnson đã thành công khi hoàn thành Brexit. Nhưng cắt đứt với Liên minh châu Âu (EU) đã không thúc đẩy thương mại như những gì mà ông và những người ủng hộ Brexit khác đã hứa.

Thủ tướng Johnson ra đi, để lại nước Anh giữa cơn khủng hoảng - Hình 3
Đồng bảng Anh và đồng đô la Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Anh đã bỏ lỡ phần lớn quá trình phục hồi trong thương mại toàn cầu kể từ sau đại dịch.

Đối với nhiều doanh nghiệp, thỏa thuận thương mại miễn thuế mà ông Johnson ký với các nhà lãnh đạo EU cách đây chưa đầy hai năm đã làm phức tạp thêm thủ tục giấy tờ hải quan, khiến họ khó bán hàng vào thị trường xuất khẩu lớn nhất của mình và làm tăng chi phí nhập khẩu. Các giao dịch ký kết với các quốc gia khác hầu như không có tác dụng.

Dữ liệu chính thức được công bố vào tuần trước cho thấy thâm hụt cán cân thanh toán của Anh đã tăng vọt lên 8,3% GDP trong quý đầu tiên của năm 2022. Có nghĩa là nước này đang phải phụ thuộc nhiều hơn vào đầu tư nước ngoài để bù đắp cho thực tế là nước này đang phải nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.

Trong bối cảnh đó, đồng bảng Anh đã bị giảm giá trong năm nay. Mối quan hệ giữa Anhvới các nhà lãnh đạo EU đã căng thẳng. Tình hình có thể leo thang thành một cuộc chiến thương mại có khả năng gây tổn thương nhiều nhất cho Anh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bà Vanga lại đúng, ông Trump bị tấn công lần 2 và số cơn bão thực sự tăng nhanh?
22:23:01 16/09/2024
Anh, Mỹ lo ngại Nga chia sẻ bí mật hạt nhân với Iran
05:34:02 16/09/2024
Số người trên 65 t.uổi của Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục
06:00:18 16/09/2024
Thượng Hải đón cơn bão mạnh nhất trong 70 năm
12:55:36 16/09/2024
Nghi vấn phát hiện răng người trong nhân bánh trung thu tại Trung Quốc
09:42:05 15/09/2024
Bị ảnh hưởng nặng vì bão Yagi, Myanmar kêu gọi viện trợ
18:21:55 15/09/2024
Hình ảnh Thượng Hải hứng chịu cơn bão mạnh nhất trong vòng 75 năm qua
15:10:53 16/09/2024
Bị phương Tây trừng phạt vì liên quan đến Nga, Iran nói sao?
13:11:25 15/09/2024

Tin đang nóng

Người vợ Lào Cai nức nở khi chồng đi bộ 40km về nhà sau 3 ngày mất liên lạc
17:49:17 16/09/2024
Trấn Thành bị soi thái độ chèn ép Lê Dương Bảo Lâm
18:57:55 16/09/2024
X.ót x.a hoàn cảnh của b.é g.ái 6 t.uổi ở Làng Nủ được Hoà Minzy ngỏ ý nhận nuôi: Gia đình 5 người đều mất, chỉ còn lại mình em
18:58:12 16/09/2024
1 "Anh trai say Hi" gây tranh cãi vì trắng tay sau chương trình
21:02:18 16/09/2024
Vợ chồng chị gái Hòa Minzy b.ị t.ố "phông bạt" t.iền từ thiện từ 10 nghìn đồng thành... 300 triệu
20:52:04 16/09/2024
5 ngày sau đám cưới, vợ kém 12 t.uổi của Anh Đức ngỡ ngàng khi chồng bật dậy làm việc này lúc nửa đêm
17:27:07 16/09/2024
Biển Đông sắp đón bão số 4 với đường đi phức tạp hơn siêu bão Yagi
20:32:45 16/09/2024
Từ Thiếu Cường: "Đại hiệp" lắm tài nhiều tật, qua đời nửa tháng vợ đột tử theo
18:22:07 16/09/2024

Tin mới nhất

Phòng bệnh hơn chữa bệnh - bài học trong ứng phó với thiên tai

20:12:25 16/09/2024
Theo giới chuyên gia, việc giáo dục, luyện tập các kỹ năng tự sống sót trong thảm họa cho người dân là một biện pháp then chốt làm tăng khả năng tự cứu mình và cứu người trong trường hợp thảm họa ập đến bất ngờ.

Câu hỏi còn bỏ ngỏ đối với Fed

20:09:32 16/09/2024
Nếu Fed hạ lãi suất quá mạnh và quá nhanh, điều này có nghĩa là nền kinh tế đang xấu đi nhanh chóng, từ đó gây ra sự hoảng loạn. Nếu Fed hạ lãi suất quá chậm và không liên tục, điều này có thể bóp nghẹt nền kinh tế.

Uzbekistan tránh né lời đề nghị của Nga về việc thắt chặt quan hệ?

20:08:01 16/09/2024
Tuy nhiên, phản ứng của Uzbekistan trước lời đề nghị của Nga lại khá hờ hững. Cụ thể, các quan chức Uzbekistan đã không đưa ra bất kỳ cam kết nào về việc gia nhập EAEU.

Tàu cá bị lật ngoài khơi Hàn Quốc khiến 3 người t.hiệt m.ạng

20:03:27 16/09/2024
Theo một quan chức của Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc, các cơ quan chức năng có kế hoạch điều tra, xác minh vụ việc sau khi tất cả những người bị thương bình phục.

Nhiều kỳ vọng vào việc Fed cắt giảm lãi suất

20:01:13 16/09/2024
Hiện Mỹ đã duy trì lãi suất trên 5% trong hơn 1 năm qua để chống lạm phát. Giới chuyên gia đ.ánh giá cuộc chiến chống lạm phát đã thu được kết quả và Fed cần đưa lãi suất đi xuống.

Nổ bên ngoài quán bar ở Cologne (Đức) khiến một tòa nhà hư hại

19:56:44 16/09/2024
Cảnh sát bang North Rhine-Westphalia cho biết đã phong tỏa tuyến đường Hohenzollernring nối giữa Rudolfplatz và Friesenplatz, hai địa điểm trung tâm ở Cologne và yêu cầu người dân tránh xa khu vực này.

Nhiều người t.hiệt m.ạng trong các vụ không kích tại Gaza

19:52:12 16/09/2024
Theo các nhân viên y tế ở Gaza, 10 người t.hiệt m.ạng và 15 người bị thương trong vụ không kích trúng 1 ngôi nhà ở trại tị nạn Nuseirat, miền Trung Gaza vào sáng 16/9.

Tình báo Nga cáo buộc Ukraine đang chuẩn bị thực hiện chiến dịch 'cờ giả'

19:47:51 16/09/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng Moskva sẽ coi bất kỳ cuộc tấn công nào như vậy là hành động xâm lược trực tiếp của các thành viên NATO và sẽ có phản ứng tương ứng.

Tên lửa Iran ở Nga sẽ có ý nghĩa thế nào với cuộc chiến tại Ukraine?

19:44:54 16/09/2024
Mặc dù tầm b.ắn của tên lửa này chỉ đạt 120 km, tức là ngắn hơn nhiều so với tên lửa Iskander của Nga, nhưng vẫn có thể gây ra những thách thức đáng kể cho các thành phố và khu vực phía Nam của Ukraine.

Lũ lụt tàn phá Trung Âu

19:43:14 16/09/2024
Tại Slovakia và Hungary, chính quyền thủ đô Bratislava và Budapest đều đang chuẩn bị các biện pháp ứng phó khi nước sông Danube dâng lên.

Tết Trung thu - cầu nối yêu thương của cộng đồng người Việt Nam tại Bỉ

19:32:27 16/09/2024
Sự kiện năm nay càng thêm ý nghĩa với sự góp mặt của Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Nguyễn Văn Thảo cùng lãnh đạo quận Ixelles, nơi tập trung đông đảo người Việt sinh sống.

Nga tiến tới lưu thông đồng ruble kỹ thuật số

19:29:38 16/09/2024
Nga dự định sẽ sử dụng đồng ruble kỹ thuật số rộng rãi, người dân và doanh nghiệp có thể sử dụng đồng t.iền này tương đương các phương tiện t.iền mặt hoặc t.iền khoản - người dân thì miễn phí, còn doanh nghiệp thì mức phí ưu đãi.

Có thể bạn quan tâm

Sao nam đình đám b.ạo h.ành vợ kinh hoàng, lộ chuyện l.y h.ôn sau 5 năm

Sao châu á

22:55:49 16/09/2024
Vào ngày 15/9, truyền thông Hàn Quốc đưa tin cựu vận động viên bóng rổ kiêm diễn viên Woo Ji Won đã l.y h.ôn vợ từ năm 2019.

Venom 3 tung trailer mới, hé lộ danh tính siêu phản diện chính - cha đẻ của tất cả các loài ký sinh vũ trụ trong thế giới Marvel

Phim âu mỹ

22:42:22 16/09/2024
Dòng phim siêu anh hùng những tháng cuối năm 2024 sẽ là sân chơi riêng của Sony Pictures, khi họ cho ra mắt đến 2 dự án điện ảnh, bao gồm Kraven the Hunter và Venom: The Last Dance (Venom 3).

Ronaldo cảm thấy không khỏe, đi khám thì nhận kết quả "đáng buồn"

Sao thể thao

22:42:16 16/09/2024
Tối 16/9, Ronaldo cùng các đồng đội tại Al Nassr sẽ có trận gặp đối thủ Al Shorta (Iraq) ở trận ra quân tại vòng bảng của AFC Champions League (Cúp C1 châu Á).

Top 3 lý do đến rạp xem phim hài kinh dị Đài Loan mới nhất 'Tìm kiếm tài năng âm phủ'

Phim châu á

22:35:32 16/09/2024
Có công chờ đợi suốt 4 năm, giờ là lúc cùng nhau tận hưởng Tìm kiếm tài năng âm phủ bởi bộ phim hài kinh dị Đài Loan vừa ra rạp.

Cộng đồng fan Sơn Tùng M-TP ủng hộ đồng bào bão lũ 236 triệu đồng

Sao việt

22:29:57 16/09/2024
Sáng 16/9, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tô Thị Bích Châu đã tiếp nhận ủng hộ 236 triệu đồng từ Sky - Cộng đồng người hâm mộ nghệ sĩ Sơn Tùng M-TP.

Một hoa hậu bật khóc: "Y tá bảo tôi phải bình tĩnh, chồng tôi đã c.hết rồi"

Tv show

22:22:02 16/09/2024
Tôi không chấp nhận được sự thật, cố chạy ra bảo rằng chồng tôi vẫn còn nóng, tại sao lại ngừng hô hấp nhân tạo, phải làm thêm - vợ Đức Tiến chia sẻ.

Vỏ hành tây có tác dụng gì?

Sức khỏe

22:01:42 16/09/2024
Vỏ hành tây có thể giúp tăng cường sức khỏe và độ bóng cho tóc. Đun sôi vỏ hành tây trong nước, để hỗn hợp nguội và sử dụng như lần xả cuối cùng sau khi gội đầu.

Cách giảm nếp nhăn rõ rệt

Làm đẹp

22:00:41 16/09/2024
Nếp nhăn luôn là nỗi ám ảnh với phụ nữ, nó làm chị em trông già đi. Hãy thực hiện những cách sau, bạn sẽ ngạc nhiên vì hiệu quả giảm nếp nhăn rõ ràng.

Đức Trí: "Vợ không ghen với kỷ niệm cũ của tôi"

Nhạc việt

21:59:40 16/09/2024
Đức Trí cho biết một số ca khúc do anh sáng tác lấy cảm hứng từ câu chuyện thật ngoài đời. Tuy nhiên, đây cũng là điều bình thường bởi một nghệ sĩ thường có cuộc sống cá nhân lãng mạn.

Thông điệp Tarot ngày 17/9/2024 cho 12 cung hoàng đạo: Sư Tử bốc lá Strength, Ma Kết bốc lá The Hermit

Trắc nghiệm

21:29:43 16/09/2024
Khám phá những thông điệp từ những lá bài Tarot tới 12 Cung Hoàng Đạo trong ngày 17/9/2024 nhé. Bạch Dương (21/3 - 19/4)Kim Ngưu (20/4 - 20/5)Song Tử (21/5 - 20/6)Cự Giải

Shakira lộ rõ vẻ hoảng hốt, dùng tay giữ chặt váy vì bị đặt điện thoại quay lén

Sao âu mỹ

21:15:57 16/09/2024
Shakira vừa bị khán giả chĩa thẳng điện thoại vào dưới váy khi đang vui chơi cùng nhóm bạn. Hành vi của những người này đối với nữ ca sĩ khiến ai nấy đều không khỏi bức xúc.