Thế giới trong ‘vòng xoáy’ giá năng lượng tăng cao – Bài 1: Câu chuyện không của riêng ai

Theo dõi VGT trên

Giá dầu tăng mạnh trong những ngày qua đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ thế giới đối mặt với cú sốc năng lượng lớn nhất trong lịch sử.

Giá khí đốt, giá nhiên liệu nhanh chóng tăng lên mức cao chưa từng có, trong khi giá lương thực và chi phí các nguyên vật liệu tăng vọt.

Cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine và những hệ lụy có nguy cơ làm “chệch đà” hồi phục tăng trưởng của kinh tế toàn cầu còn khá mong manh sau hai năm bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Viễn cảnh lạm phát kèm suy thoái đang dần hiện hữu trong bối cảnh giá cả leo thang.

Thông tấn xã Việt Nam thực hiện chùm bài viết “Thế giới trong vòng xoáy giá năng lượng tăng cao”, đề cập đến những tác động của giá năng lượng tăng cao tới nền kinh tế, nhận định của chuyên gia cùng các biện pháp ứng phó của các nước, trong đó có Việt Nam, để điều hành các hoạt động trong nền kinh tế một cách hiệu quả và từng bước phục hồi nền kinh tế.

Bài 1: Câu chuyện không của riêng ai

Thế giới trong vòng xoáy giá năng lượng tăng cao - Bài 1: Câu chuyện không của riêng ai - Hình 1
Đổ xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Giá dầu tăng kỷ lục trong những ngày qua cùng với sự leo thang căng thẳng giữa Nga và Ukraine, đặc biệt là khi lạm phát cao không phải câu chuyện của riêng ai trong một nền kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi từ đại dịch. Giá cả tăng vọt đang làm trầm trọng thêm những vấn đề mà các ngân hàng trung ương phải đối mặt như thắt chặt chính sách tiền tệ ngay cả khi triển vọng tăng trưởng đã yếu đi.

Trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới còn tiếp tục có những biến động phức tạp, khó lường Bộ Công Thương Việt Nam đang phối hợp với các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân, đồng thời điều hành giá xăng dầu phù hợp tình hình thực tế.

Khi giá dầu đảo chiều

Do những hạn chế đi lại nhằm kiểm soát đại dịch, nhu cầu dầu mỏ đã giảm mạnh, trong khi sản lượng không được cắt giảm đủ nhanh, giá dầu ngọt nhẹ của Mỹ đã giảm xuống -40 USD/thùng vào giữa tháng 4/2020. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử giá dầu ở mức âm, đồng nghĩa với việc người bán phải trả tiền để “giải phóng” dầu tồn kho.

Tuy nhiên, khi các nền kinh tế dần trở lại bình thường, nhu cầu về dầu mỏ cũng phục hồi, vấn đề là nguồn cung vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ. Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối đã từng bước tăng sản lượng, nhưng khả năng dự phòng của khối này khá hạn chế và có lẽ các nhà sản xuất cũng thận trọng để không tăng nguồn cung quá mức trên thị trường một lần nữa.

Thêm vào đó, căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraine đang góp phần làm gia tăng những lo ngại về nguồn cung năng lượng. Và điều này ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới ra sao sẽ phụ thuộc vào cách Nga phản ứng với các lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây. Nga là nước xuất khẩu dầu thô lớn của thế giới, chiếm khoảng 12% nguồn cung của toàn cầu. Các chuyên gia cho rằng bất kỳ sự gián đoạn nào đối với những hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga đều có thể khiến giá nhiên liệu tăng cao hơn.

Ông Patrick DeHaan, người đứng đầu bộ phận phân tích xăng dầu tại công ty chuyên về thông tin trạm xăng dầu Mỹ GasBuddy, nói rằng Chính phủ Nga có thể trả đũa bằng cách ngừng xuất khẩu dầu và khí đốt tự nhiên, từ đó gây áp lực lên giá xăng và khí đốt tự nhiên không chỉ ở Mỹ mà còn nhiều nơi khác như châu Âu, vốn đã chứng kiến giá năng lượng tăng vọt từ cuối năm 2021.

Video đang HOT

Khi những lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung gia tăng sau các lệnh trừng phạt Nga, giá dầu liên tục tăng cao. Phiên 24/2, giá dầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng. Sang phiên 3/3 giá dầu Brent Biển Bắc giao dịch kỳ hạn có lúc vọt lên 119,84 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 5/2012. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ có lúc vọt lên 116,57 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 9/2008. Tới phiên 7/3 giá dầu đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2008, sau khi Mỹ và các nước châu Âu xem xét cấm nhập khẩu dầu của Nga còn nguồn cung dầu thô từ Iran chưa có dấu hiệu sớm trở lại thị trường toàn cầu. Giá dầu Brent Biển Bắc tăng lên 139,13 USD/thùng và giá dầu ngọt nhẹ WTI chạm mức 130,50 USD/thùng. Giá dầu đã tăng đột biến khoảng 60% kể từ đầu năm 2022, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và lạm phát sau giai đoạn đình trệ vì dịch COVID-19.

Tuy nhiên, giá dầu đã hạ nhiệt sau đó, với giá dầu WTI giảm gần 5,5% trong tuần trước, còn giá dầu Brent Biển Bắc giảm 4,6% và tiếp tục đà giảm vào đầu tuần này. Trong phiên 14/3, giá dầu giảm hơn 5% xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần trong bối cảnh thị trường hy vọng về một tiến triển ngoại giao nhằm chấm dứt căng thẳng giữa Nga-Ukraine, một diễn biến sẽ thúc đẩy nguồn cung toàn cầu. Trong khi đó, lệnh cấm đi lại liên quan đến dịch COVID-19 tại Trung Quốc đang làm dấy lên nghi ngại về vấn đề nhu cầu. Khép phiên này, giá dầu Brent biển Bắc giảm xuống 106,90 USD/thùng, còn giá dầu ngọt nhẹ WTI giảm xuống 103,01 USD/thùng. Trước khi Mỹ công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga, ngân hàng Goldman Sachs đã nâng dự báo giá dầu Brent năm 2022 từ mức 98 USD/thùng lên 135 USD/thùng và triển vọng giá dầu năm 2023 từ 105 USD/thùng lên 115 USD/thùng. Goldman Sachs cho rằng nền kinh tế thế giới có thể đối mặt với “cú sốc cung cấp năng lượng lớn nhất từ trước đến nay” vì vai trò chủ chốt của Nga.

Trong khi đó, JP Morgan dự báo giá dầu có thể chạm mức kỷ lục 185 USD/thùng vào cuối năm 2022 nếu sự gián đoạn xuất khẩu của Nga kéo dài, dù ngân hàng này cũng như hầu hết các nhà phân tích tham gia khảo sát của Reuters cho rằng mức giá trung bình của năm sẽ ở dưới mức 100 USD/thùng.

Kéo lùi đà tăng trưởng

Theo ông Mark Zandi – chuyên gia kinh tế cấp cao tại Moody’s Analytics, giá dầu cứ tăng thêm 10 USD/thùng thì tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm 0,1% vào năm sau đó. Vào thời điểm hiện nay, khó có thể dự đoán tình hình sắp tới và như đánh giá của chuyên gia tại ngân hàng HSBC, giá năng lượng tăng sẽ là “đòn chí mạng” đối với kinh tế toàn cầu.

Giá nhiên liệu tăng gây ra hiệu ứng domino đối với các hoạt động kinh tế là điều tất yếu, trong đó phải kể đến chuỗi cung ứng. Hoạt động này vốn chứng kiến sự gián đoạn từ cuối năm ngoái, nay sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, làm trì hoãn việc vận chuyển nguyên liệu thô hoặc thành phẩm.

Giá dầu tăng sẽ khiến giá xăng tăng cao hơn, đội chi phí của người tiêu dùng lên. Giá năng lượng cao hơn cũng sẽ làm gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp. Nhiên liệu máy bay sẽ trở nên đắt đỏ hơn đối với các hãng hàng không, từ đó có thể đẩy giá vé máy bay tăng cao, trong khi các nhà chế tạo tiêu thụ nhiều điện, như các nhà sản xuất thép, cũng sẽ bị “vắt kiệt hầu bao”. Chi phí tăng, cước vận tải và giá khí đốt tăng. Cùng với đó, giá các loại hàng hóa cũng tăng phi mã tạo thêm gánh nặng cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp.

Nếu giá cả tiếp tục tăng thì người dân chỉ có thể thắt chặt chi tiêu, kéo theo xu hướng giảm tiêu dùng. Động thái này khiến đà tăng trưởng của các nền kinh tế có thể chậm lại, bởi tiêu dùng vốn là một trong những động lực chính cho tăng trưởng kinh tế.

Sức ép lạm phát càng gia tăng

Theo các nhà phân tích của hãng dự báo và phân tích tình hình kinh tế Oxford Economics, nếu giá dầu tăng thêm 10 USD/thùng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ tăng thêm khoảng 0,3 điểm phần trăm. Bà Kathy Bostjancic, chuyên gia tại Oxford Economics, nhận định tác động lớn nhất của việc giá dầu cao hơn là lạm phát giá tiêu dùng và gia tăng sức ép buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải hành động quyết liệt hơn.

CPI tại Mỹ tăng 7% trong năm 2021, tốc độ tăng nhanh nhất trong 4 thập kỷ qua. Trong tháng 1/2022, chỉ số này tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1982. Chính phủ của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm kiếm các giải pháp kiềm chế đà tăng giá năng lượng, trong bối cảnh nhu cầu tăng cao và nguồn cung thắt chặt. Tại nước này, trung bình giá xăng tiếp tục thiết lập kỷ lục mới, ở mức trung bình 4,43 USD/gallon (3,78 lít) vào ngày 13/3, trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn.

Tại châu Âu, Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (EU) Eurostat ngày 2/3 công bố số liệu cho thấy lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tăng mạnh trong tháng Hai, lên mức kỷ lục 5,8%, chủ yếu do giá năng lượng tăng. Lạm phát tăng từ mức 5,1% trong tháng Một, khi giá dầu và khí đốt tăng vọt, do những lo ngại về tác động của xung đột giữa Nga và Ukraine đến nguồn cung. Theo Eurostat, giá năng lượng tăng 31,7% trong tháng Hai, sau khi tăng 28,8% trong tháng Một.

Lạm phát tăng trong thời điểm các nhà lãnh đạo EU cảnh báo người dân về những tác động do các biện pháp trừng phạt Nga, nguồn cung cấp khí đốt lớn nhất của khối này. Các nhà hoạch định chính sách lo ngại lạm phát tăng mạnh có thể cản trở sự phục hồi của nền kinh tế của khu vực sau đại dịch.

Tại Anh, CPI của nước này trong tháng Một vừa qua đã tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức 5,4% của tháng 12 và cao hơn rất nhiều so với mức 0,7% của tháng 1/2021. Đây cũng là mức tăng cao nhất kể từ tháng 3/1992, thời điểm chỉ số này đạt mức 7,1%.

Ngay cả ở Nhật Bản, dù CPI cơ bản trong tháng 1/2022 chỉ tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đây tháng thứ 5 liên tiếp lạm phát tăng. Trong tháng Một, giá nhiên liệu đã tăng tới 17,9%, cao nhất kể từ tháng 1/1981. Đáng chú ý, giá dầu hỏa tăng tới 33,4% và giá xăng tăng 22%.

Theo giới phân tích, nhiều khả năng lạm phát ở Nhật Bản sẽ tăng cao trong các tháng tới do giá dầu thô thế giới vẫn đứng ở mức cao vì vấn đề Ukraine, trong khi tác động của việc giảm cước viễn thông năm ngoái sẽ giảm dần. Trong bối cảnh giá nhiên liệu và nguyên vật liệu thô đều tăng, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ xem xét các biện pháp bổ sung nhằm giảm thiểu tác động của việc tăng giá lên các hộ gia đình ở nước này.

Tại Việt Nam, do giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là một trong những nguyên nhân chính làm CPI tháng 2/2022 tăng 1% so với tháng trước; tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước. Trước tình hình này Bộ Tài chính Việt Nam đã lấy ý kiến giảm mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu. Về tác động CPI, lạm phát và tăng trưởng kinh tế, với giá bán lẻ ổn định như mức hiện tại, giảm thuế sẽ giúp giảm CPI bình quân 0,6-0,7%.

Trong số các nền kinh tế lớn hiện nay, chỉ có Trung Quốc là có con số lạm phát thấp hơn so với đầu năm 2020.

Các ngân hàng trung ương rơi vào thế khó

Trên khắp thế giới, giá cả tăng vọt khiến một số ngân hàng trung ương phải chuyển hướng chống lạm phát. Căng thẳng Nga-Ukraine đang làm trầm trọng thêm những vấn đề mà các ngân hàng trung ương phải đối mặt.

Giám đốc bộ phận kinh tế và tiền tệ tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, được mệnh danh là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương, ông Claudio Borio cho biết, “căng thẳng Nga-Ukraine leo thang đã làm gia tăng mạnh những bất ổn kinh tế” và trở thành nhân tố chi phối các thị trường. Ông nhấn mạnh thách thức của các ngân hàng trung ương ngày càng trở nên phức tạp hơn khi áp lực lạm phát gia tăng ngay cả khi triển vọng tăng trưởng đã yếu đi.

Lạm phát tăng vọt đã đặt ra nhiều vấn đề đối với các ngân hàng trung ương về việc có nên tăng lãi suất hay không và tăng đến mức nào khi các nền kinh tế mở cửa trở lại sau khi các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 được dỡ bỏ.

Fed đang đứng trước yêu cầu kiểm soát lạm phát hiện ở mức cao nhất trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới. Mới đây, Ủy ban Thị trường mở liên bang, bộ phận hoạch định chính sách của Fed, dự kiến sẽ tăng lãi suất bắt đầu vào tháng Ba năm nay.

Việc Mỹ tăng lãi suất có thể sẽ khiến các nhà đầu tư rút vốn khỏi các nước đang phát triển, ít nhiều làm cho nền kinh tế tăng trưởng yếu hơn. Trong bài phát biểu trước Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra trực tuyến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lo ngại nếu các nền kinh tế lớn lao dốc không phanh hoặc quay đầu trong chính sách tiền tệ, sẽ có những thách thức đối với sự ổn định kinh tế và tài chính toàn cầu, và các nước đang phát triển sẽ đối mặt với những khó khăn.

Lạm phát tăng cao hơn dự kiến cũng đang gây nhiều áp lực lên các nhà hoạch định chính sách châu Âu. Xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế châu Âu, vốn chỉ đang hồi phục sau các làn sóng đại dịch COVID-19. Do đó, các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cần phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng hơn các chính sách của mình.

Giới phân tích tại Capital Economics nhận định lạm phát tại Eurozone sẽ chạm mức 6% trong những tháng tới, trước khi giảm xuống khoảng 4% vào cuối năm, trong khi mục tiêu lạm phát mà ECB đặt ra là 2%.

Với Anh, giá tiêu dùng tăng ảnh hưởng đến mức sống của người dân và gây áp lực đối với Ngân hàng Trung ương nước này (BoE) trong việc phải tiếp tục tăng lãi suất. Một số nhà phân tích dự báo lạm phát tại Anh sẽ đạt đỉnh 7% vào tháng Tư. BoE cho rằng lạm phát sẽ bắt đầu hạ sau đó, nhưng sẽ vẫn trên 5% trong năm nay.

Khi lạm phát liên tục tăng mạnh, cao gần gấp 3 lần mức mục tiêu là 2%, ngày 16/12/2021, BoE đã trở thành ngân hàng trung ương lớn đầu tiên trên thế giới quyết định tăng lãi suất từ 0,1% lên 0,25%. Tiếp đó, ngày 3/2/2022, ngân hàng này đã có đợt tăng lãi suất thứ hai lên mức 0,5%.

Một số ngân hàng trung ương, bao gồm cả các ngân hàng ở Mexico và Hungary, đã liên tục tăng lãi suất trong hai năm dịch COVID-19 bùng phát. Ngân hàng trung ương Nga đã tăng lãi suất chủ chốt lần thứ bảy trong năm 2021. Cuối tháng 2/2022 Ngân hàng trung ương Nga đã nâng lãi suất từ 9,5% lên 20%.

Ngày 2/3, Ngân hàng trung ương Canada đã quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2018, từ 0,25% lên 0,5% – bước đi đầu tiên trong nỗ lực nhằm kiểm soát lạm phát. Quyết định ngày 2/3 đưa Canada vào lộ trình bình thường hóa chính sách tiền tệ sau hai năm lãi suất thấp kỷ lục.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, nơi nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (ngân hàng trung ương) đã hạ lãi suất cho vay. Dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc, nguồn lao động giá rẻ trong nhiều năm cho các tập đoàn đa quốc gia, hiện đang giảm dần. Và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp sẽ đồng nghĩa với việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng mới, tốn kém hơn.

Nga thông báo ngừng giao dịch ngoại hối đến ngày 9/9

Từ ngày 9/3 đến 9/9, các ngân hàng tại Nga sẽ không được phép bán ngoại tệ cho người dân, tuy nhiên, người Nga vẫn có thể đổi từ ngoại tệ sang đồng ruble nội tệ trong cùng giai đoạn.

Nga thông báo ngừng giao dịch ngoại hối đến ngày 9/9 - Hình 1
Ngân hàng Trung ương Nga tại thủ đô Moskva. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngân hàng trung ương Nga ngày 9/3 thông báo nước này sẽ ngừng giao dịch ngoại hối đến ngày 9/9, trong bối cảnh Moskva đang phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt kinh tế lớn của phương Tây liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.

Thông báo cho biết, từ ngày 9/3 đến 9/9, các ngân hàng tại Nga sẽ không được phép bán ngoại tệ cho người dân, tuy nhiên, người Nga vẫn có thể đổi từ ngoại tệ sang đồng ruble nội tệ trong cùng giai đoạn.

Bên cạnh đó, việc rút tiền mặt từ các tài khoản ngoại khối ở ngân hàng Nga sẽ bị giới hạn ở mức 10.000 USD đến ngày 9/9.

Đồng ruble nội tệ của Nga hôm 7/3 đã giao dịch ở mức thấp nhất trong lịch sử sau khi ngân hàng trung ương và các thể chế tài chính lớn của nước này đã phải hứng chịu một loạt biện pháp trừng phạt chưa từng có của phương Tây.

Trong khi đó, tiếp bước nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của phương Tây, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh McDonalds, chuỗi cửa hàng càphê Starbucks, các tập đoàn nước giải khát Coca-ColaPepsi Cola ngày 8/3 đã thông báo quyết định tạm dừng hoạt động tại Nga./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tìm thấy 20kg vàng dưới tòa chung cư bị sậpTìm thấy 20kg vàng dưới tòa chung cư bị sập
13:22:42 09/04/2025
EU kêu gọi Trung Quốc giúp kiềm chế cuộc chiến thương mại của MỹEU kêu gọi Trung Quốc giúp kiềm chế cuộc chiến thương mại của Mỹ
20:03:33 09/04/2025
Tài sản ông Trump mất nửa tỉ USD từ ngày khởi động áp thuếTài sản ông Trump mất nửa tỉ USD từ ngày khởi động áp thuế
20:07:38 09/04/2025
Mỹ công bố ngày đàm phán với Nga, bất ngờ không có "vấn đề Ukraine"Mỹ công bố ngày đàm phán với Nga, bất ngờ không có "vấn đề Ukraine"
22:35:52 09/04/2025
Chấn động: Nhà Trắng công bố áp siêu thuế với Trung QuốcChấn động: Nhà Trắng công bố áp siêu thuế với Trung Quốc
10:12:39 09/04/2025
Tổng thống Trump lên tiếng sau tuyên bố hoãn áp thuếTổng thống Trump lên tiếng sau tuyên bố hoãn áp thuế
07:52:55 10/04/2025
Cường quốc không bị áp thuế đối ứng lên tiếng về cách làm của MỹCường quốc không bị áp thuế đối ứng lên tiếng về cách làm của Mỹ
17:26:13 09/04/2025
Mỹ dự kiến thiết kế thỏa thuận riêng với từng quốc giaMỹ dự kiến thiết kế thỏa thuận riêng với từng quốc gia
07:00:35 09/04/2025

Tin đang nóng

Cậu bé chăn bò mồ côi cha thành 'ngôi sao' sau 1 đêm nhờ 'Bắc Bling'Cậu bé chăn bò mồ côi cha thành 'ngôi sao' sau 1 đêm nhờ 'Bắc Bling'
22:57:58 10/04/2025
NSND Thanh Lam khoe cháu ngoại, Quách Thu Phương U50 vẫn gợi cảm không ngờNSND Thanh Lam khoe cháu ngoại, Quách Thu Phương U50 vẫn gợi cảm không ngờ
23:01:17 10/04/2025
Vụ cháy 4 người chết: Con gái ngã quỵ khi nghe tin cha mẹ mấtVụ cháy 4 người chết: Con gái ngã quỵ khi nghe tin cha mẹ mất
21:24:12 10/04/2025
Giữa loạt tin đồn về chuyện hôn nhân với đại gia, Phạm Hương có 1 thay đổi lạ gây xôn xaoGiữa loạt tin đồn về chuyện hôn nhân với đại gia, Phạm Hương có 1 thay đổi lạ gây xôn xao
21:06:12 10/04/2025
Tiết lộ gây sốc về Kim Soo Hyun khiến netizen hoảng hốt: "Sao khán giả Hàn Quốc lại ám ảnh với..."Tiết lộ gây sốc về Kim Soo Hyun khiến netizen hoảng hốt: "Sao khán giả Hàn Quốc lại ám ảnh với..."
21:55:47 10/04/2025
'Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn' Kiều Chinh đóng phim thế nào ở tuổi U90?'Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn' Kiều Chinh đóng phim thế nào ở tuổi U90?
22:42:44 10/04/2025
Tư Đạp của 'Địa đạo': Mệnh danh 'ông hoàng phim kinh dị', hạnh phúc bên vợ ca sĩTư Đạp của 'Địa đạo': Mệnh danh 'ông hoàng phim kinh dị', hạnh phúc bên vợ ca sĩ
22:35:11 10/04/2025
Đã khởi tố 63 bị can liên quan đến đường dây lô đề nghìn tỷ của Tuấn "chợ Gốc"Đã khởi tố 63 bị can liên quan đến đường dây lô đề nghìn tỷ của Tuấn "chợ Gốc"
22:31:30 10/04/2025

Tin mới nhất

Vụ sập mái hộp đêm tại CH Dominicana: Số người thiệt mạng tăng lên 218

Vụ sập mái hộp đêm tại CH Dominicana: Số người thiệt mạng tăng lên 218

06:05:11 11/04/2025
Tuy nhiên, nhờ triển khai nhanh chóng các thiết bị hỗ trợ hiện đại như camera sử dụng bức xạ hồng ngoại và chó nghiệp vụ, lực lượng cứu hộ đã kịp thời đưa hơn 180 người ra khỏi đống đổ nát.
Cuộc chiến thuế quan: Phép thử về khả năng phục hồi kinh tế của Mỹ và Trung Quốc

Cuộc chiến thuế quan: Phép thử về khả năng phục hồi kinh tế của Mỹ và Trung Quốc

06:03:14 11/04/2025
Trong bối cảnh đó, các chuyên gia khuyến nghị Trung Quốc cần đẩy mạnh chính sách kích thích kinh tế trong nước để thúc đẩy nhu cầu nội địa yếu tố then chốt để giúp kinh tế vượt qua giai đoạn đầy biến động này.
Mỹ triển khai chương trình kiểm soát nhiễm độc sau cháy rừng

Mỹ triển khai chương trình kiểm soát nhiễm độc sau cháy rừng

05:50:03 11/04/2025
Khu Altadena là nơi có nhiều công trình kiến trúc lịch sử, tạo nên nét đặc biệt. Giờ đây, những đống đổ nát vẫn nằm ngổn ngang trong khi các đội thu dọn vẫn miệt mài làm việc để xử lý lượng rác thải sau thảm họa.
Động thái trả đũa đầu tiên của Trung Quốc sau khi bị Tổng thống Trump áp thuế 125%

Động thái trả đũa đầu tiên của Trung Quốc sau khi bị Tổng thống Trump áp thuế 125%

05:46:38 11/04/2025
Người phát ngôn này nói trong một tuyên bố: "Chúng tôi sẽ tuân thủ các quy luật thị trường, tôn trọng lựa chọn của khán giả và sẽ giảm hợp lý số lượng phim Mỹ nhập khẩu".
Trung Quốc kêu gọi SCO duy trì hệ thống thương mại đa phương

Trung Quốc kêu gọi SCO duy trì hệ thống thương mại đa phương

05:43:19 11/04/2025
Ông Lăng Kích đưa ra phát biểu trên tại Hội nghị Trung Quốc-SCO về hợp tác công nghiệp vì phát triển bền vững, tổ chức tại thành phố Thiên Tân ở miền Bắc Trung Quốc.
Thần đồng 14 tuổi phát triển ứng dụng AI phát hiện bệnh tim chỉ trong 7 giây

Thần đồng 14 tuổi phát triển ứng dụng AI phát hiện bệnh tim chỉ trong 7 giây

05:40:30 11/04/2025
Siddharth Nandyala, thiếu niên 14 tuổi sống tại thành phố Dallas (Mỹ), đã phát triển một ứng dụng thông minh hoạt động bằng trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát hiện bệnh tim trong vòng 7 giây chỉ dựa trên âm thanh.
Trung Quốc gửi thông điệp mới tới Mỹ

Trung Quốc gửi thông điệp mới tới Mỹ

21:22:28 10/04/2025
Bộ Thương mại Trung Quốc hôm nay 10.4 tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Mỹ về thuế quan, nhưng sẽ tiếp tục phản ứng đến cùng nếu cần, theo Hoàn Cầu thời báo.
Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ đạo điều tra hai cựu quan chức dưới thời nhiệm kỳ đầu

Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ đạo điều tra hai cựu quan chức dưới thời nhiệm kỳ đầu

21:20:19 10/04/2025
Về phần mình, cựu Giám đốc CISA Krebs đã bị Tổng thống Trump sa thải vào tháng 11/2020 sau khi đưa ra tuyên bố cho rằng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 là "an toàn nhất trong lịch sử nước Mỹ" và không có bằng chứng đáng tin cậy về gi...
Tổng thống Trump ra lệnh điều tra 2 cựu quan chức từng chỉ trích ông

Tổng thống Trump ra lệnh điều tra 2 cựu quan chức từng chỉ trích ông

21:14:50 10/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9.4 đã ký hai chỉ thị nhắm vào hai cựu quan chức chính phủ từng chỉ trích ông trong nhiệm kỳ đầu tiên (2017-2021), theo Reuters.
Mỹ muốn mở lại loạt căn cứ quân sự ở Panama

Mỹ muốn mở lại loạt căn cứ quân sự ở Panama

21:11:38 10/04/2025
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth nêu ý tưởng về việc quân đội Mỹ quay trở lại Panama để bảo vệ kênh đào chiến lược quan trọng, một đề xuất nhanh chóng bị quốc gia Trung Mỹ này bác bỏ.
Mỹ điều oanh tạc cơ B-2, Iran phải tự đoán thông điệp

Mỹ điều oanh tạc cơ B-2, Iran phải tự đoán thông điệp

21:08:28 10/04/2025
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cho biết Iran sẽ phải tự đoán xem động thái điều động máy bay ném bom B-2 gần đây của Washington có phải là thông điệp gửi tới Tehran hay không.
Lựa chọn khó khăn của Hàn Quốc

Lựa chọn khó khăn của Hàn Quốc

21:03:12 10/04/2025
Cử tri Hàn Quốc bị đẩy đến trước sự lựa chọn rất khó khăn khi đi bỏ phiếu bầu. Thời gian từ nay đến ngày bầu cử quá ngắn và không thể đủ để cử tri có được nhận xét tổng thể và đầy đủ về các ứng cử viên tổng thống.

Có thể bạn quan tâm

Bị gửi đơn ra công an tố trục lợi từ thiện, mẹ Bắp cũng có đơn tố ngược

Bị gửi đơn ra công an tố trục lợi từ thiện, mẹ Bắp cũng có đơn tố ngược

Tin nổi bật

06:58:54 11/04/2025
Ông Nguyễn Quốc Huy và một số mạnh thường quân gửi đơn trình báo, đề nghị khởi tố nếu có dấu hiệu tội phạm liên quan đến vụ mẹ Bắp, TikToker Phạm Thoại kêu gọi từ thiện.
Hot TikToker Dưỡng Dướng Dường vừa bị bắt là ai?

Hot TikToker Dưỡng Dướng Dường vừa bị bắt là ai?

Netizen

06:54:25 11/04/2025
Ông Dưỡng bị khởi tố về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân .
Bán kẹo rau củ Kera, một TikToker bị cơ quan chức năng TPHCM mời làm việc

Bán kẹo rau củ Kera, một TikToker bị cơ quan chức năng TPHCM mời làm việc

Pháp luật

06:48:57 11/04/2025
Sau khi đăng tải 2 video quảng cáo để bán sản phẩm kẹo rau củ Kera, chủ kênh TikTok Chú cá review không booking đã tự trình báo cơ quan chức năng. Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM đã mời TikToker này lên làm việc.
Nữ thần nhan sắc Hàn Quốc mặc "nội y xuyên thấu" đi sự kiện: Tôi muốn mang tới sự khác biệt

Nữ thần nhan sắc Hàn Quốc mặc "nội y xuyên thấu" đi sự kiện: Tôi muốn mang tới sự khác biệt

Sao châu á

06:19:29 11/04/2025
Gần đây, khi tham gia chương trình You Quiz On The Block, Moon Ga Young đã có những chia sẻ đáng chú ý về bộ trang phục xuyên thấu gây tranh cãi.
Mai Ngọc chiêm nghiệm về hôn nhân sau hơn 3 tháng làm vợ thiếu gia Bắc Giang

Mai Ngọc chiêm nghiệm về hôn nhân sau hơn 3 tháng làm vợ thiếu gia Bắc Giang

Sao việt

06:16:36 11/04/2025
Mai Ngọc cũng chiêm nghiệm rằng, hạnh phúc trong hôn nhân đến từ cách mà hai người vun đắp mỗi ngày chứ không chỉ là sự may mắn như nhiều người vẫn nói.
Cách nấu canh chua cá lóc tại nhà đơn giản

Cách nấu canh chua cá lóc tại nhà đơn giản

Ẩm thực

06:01:02 11/04/2025
Canh chua cá lóc là món ăn dân dã, dễ ăn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách nấu canh chua cá lóc đơn giản tại nhà.
Trung Quốc hạn chế phim Mỹ để 'trả đũa' ông Trump

Trung Quốc hạn chế phim Mỹ để 'trả đũa' ông Trump

Hậu trường phim

06:00:18 11/04/2025
Theo Reuters hôm 10.4, phía Trung Quốc cho biết họ sẽ ngay lập tức hạn chế nhập khẩu phim Hollywood để trả đũa Tổng thống Mỹ Donald Trump
Cứu sống bệnh nhân mắc cúm A nguy kịch

Cứu sống bệnh nhân mắc cúm A nguy kịch

Sức khỏe

05:28:09 11/04/2025
Sau khi được điều trị ở tuyến dưới không cải thiện, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong tình trạng suy hô hấp nặng, phải thở máy.
Đưa mẹ vợ đến ở cùng, mới chỉ nửa năm, tôi đã phải bỏ đi thuê phòng trọ: Câu tuyên bố của mẹ vợ khiến con rể điếng người

Đưa mẹ vợ đến ở cùng, mới chỉ nửa năm, tôi đã phải bỏ đi thuê phòng trọ: Câu tuyên bố của mẹ vợ khiến con rể điếng người

Góc tâm tình

05:26:47 11/04/2025
Chuỗi ngày tiếp theo đối với tôi mới gọi là khủng khiếp nhất. Tôi là một người đàn ông bình thường, có công việc ổn định và một gia đình nhỏ hạnh phúc.
Phim Trung Quốc cực hay nhưng "đứt gánh" vì thẩm mỹ đuổi khán giả: "Cặp sừng" nhấn chìm nhan sắc nữ chính, bị mỉa mai "cổ trang Y2K"

Phim Trung Quốc cực hay nhưng "đứt gánh" vì thẩm mỹ đuổi khán giả: "Cặp sừng" nhấn chìm nhan sắc nữ chính, bị mỉa mai "cổ trang Y2K"

Phim châu á

23:25:17 10/04/2025
Niệm Vô Song dù có sự góp mặt của mỹ nhân đình đám Đường Yên nhưng vẫn phải chịu tình cảnh đìu hiu, bị khán giả quay lưng.
Lời tự sự của ca sĩ Hoàng Bách

Lời tự sự của ca sĩ Hoàng Bách

Nhạc việt

22:55:09 10/04/2025
Hoàng Bách vừa giới thiệu dự án Lời trái tim Việt Nam, mở màn cho dự án âm nhạc hướng về Tổ quốc sẽ triển khai trong năm nay.