Thế giới trong tuần: Nga chuyển “rồng lửa” S-300 cho Syria bất chấp cảnh báo của phương Tây
Nga bắt đầu chuyển giao hệ thống tên lửa đất đối không S-300 cho Syria; thảm họa động đất – sóng thần tại Indonesia… là những sự kiện nổi bật trong tuần.
Nga chính thức chuyển S-300 cho Syria giữa “bão” cảnh báo của phương Tây
Nga bắt đầu chuyển giao hệ thống tên lửa đất đối không S-300 cho Syria mặc cho phương Tây cảnh báo việc Moscow cung cấp cho Damacus một hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến sẽ là một “sai lầm lớn”.
Ngoại trưởng Sergei Lavrov hôm 28/9 cho biết, Nga bắt đầu chuyển giao hệ thống tên lửa đất đối không S-300 cho Syria, đồng thời cảnh báo các cường quốc phương Tây đang cố phá hoại nỗ lực của Liên Hợp quốc (LHQ) chấm dứt xung đột Syria.
Một hệ thống tên lửa đất đối không S-300 của Nga. Ảnh: AP
Trước đó, hôm 24/9, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, S-300 sẽ được chuyển giao cho các lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong vòng 2 tuần, bất chấp phản đối của Mỹ và Israel. Một tuần trước đó, Moscow cáo buộc Tel Aviv gián tiếp gây ra vụ bắn rơi máy bay Il-20 của Nga ở Syria.
Nga cáo buộc chính chiến đấu cơ F-16 của không quân Israel đã lợi dụng IL-20 làm lá chắn nhằm tránh đợt phản đòn của hệ thống phòng không S-200 của Syria vào ngày 17/9.
Về phần mình, Israel vẫn khẳng định không có lỗi trong sự việc IL-20 của Nga bị bắn rơi và đổ lỗi cho phía quân đội Syria.
“Việc giao hàng (S-300) đã bắt đầu và như Tổng thống Vladimir Putin nói, sau sự cố đó chúng tôi sẽ có các biện pháp để đảm bảo 100% an toàn và an ninh cho quân nhân Nga”, Ngoại trưởng Lavrov phát biểu tại cuộc họp báo ở Đại hội đồng LHQ.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tin rằng, với hệ thống phòng không S-300 sẽ cho phép Nga cũng như Syria “đóng cửa không phận” quốc gia Trung Đông này ở những nơi cần thiết.
Trong khi đó, Điện Kremlin ra thông báo cho biết, việc Moscow cung cấp S-300 không nhằm chống lại nước thứ ba, mà mục đích là bảo vệ quân đội Nga tại Syria.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó cảnh báo, việc Nga cung cấp cho Syria một hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến sẽ là một “sai lầm lớn” và cần phải xem xét lại.
Theo Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton, việc chuyển giao hệ thống S-300 của Nga cho Syria sẽ là một sự leo thang lớn đối với tình hình vốn đã căng thẳng trong khu vực.
Ông Bolton nhấn mạnh rằng Mỹ đang cố gắng để giảm căng thẳng, giảm các nguy cơ xảy ra đụng độ lớn tại Syria. Đó là lý do tại sao Tổng thống Mỹ đề cập việc Nga cung cấp hệ thống S-300 đến Syria là một sai lầm.
Video đang HOT
Ngoài Mỹ, Israel cũng là nước kịch liệt phản đối quyết định này của Nga.
Số người thiệt mạng trong thảm họa động đất, sóng thần ở Indonesia tăng lên 420
Số người chết trong thảm họa kép ở tỉnh Trung Sulawesi, Indonesia đã tăng lên 420 người, đài truyền hình Kompas hôm 29/9 dẫn thống kê của Cơ quan giảm thiểu thảm họa quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết.
Tuy nhiên, con số này nhiều khả năng vẫn sẽ còn tăng thêm vì thiệt hại về người ở một số nơi vẫn chưa được cập nhật do giao thông và lên lạc với một số vùng bị chia cắt và nhiều nạn nhân vẫn còn đang mắc kẹt trong những đống đổ nát.
Số người chết trong thảm họa kép ở tỉnh Trung Sulawesi, Indonesia đã tăng lên 420 người. Ảnh: CNN
Các báo cáo trước đó cho biết có ít nhất 384 người thiệt mạng sau khi một trận động đất mạnh 7,5 độ richter kéo theo sóng thần tấn công vùng biển ngoài khơi đảo Sulawesi, Indonesia hôm 28/9.
Cơ quan Khí tượng Indonesia (BMKG) đã đưa ra cảnh báo sóng thần không lâu sau trận động đất nhưng đã rút lại sau đó khoảng 30 phút.
Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất hiện tại là TP Palu, thủ phủ của tỉnh Trung Sulawesi và thị trấn Donggala.
Hàng nghìn ngôi nhà bị cuốn trôi, bệnh viện, các khu mua sắm và khách sạn cũng bị sụp đổ. Cây cầu lớn nhất TP Palu dài 126 m bị đánh sập trong khi tuyến đường cao tốc chính đến Palu bị hư hỏng nặng nề do sạt lở đất. Nhiều thi thể nằm trên bờ biển, do người dân không kịp chạy khỏi khu vực khi sóng thần tấn công.
Quân đội Indonesia đã gửi máy bay chở hàng từ thủ đô Jakarta đến cứu trợ vùng thiên tai. Các lán tạm trú cũng đã được dựng lên ở nhiều nơi để phục vụ cho người dân sau khi nhà cửa bị phá hủy.
Dự kiến, trong ngày 30/9, Tổng thống Indonesia Joko Widodo sẽ tới Palu để trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn và khắc phục hậu quả động đất.
Tổng thống Trump cáo buộc Trung Quốc can thiệp cuộc bầu cử giữa kỳ
Khi nước Mỹ đang sục sôi vì cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ thì tại LHQ, Tổng thống Trump đã cáo buộc Trung Quốc đang có động thái tương tự.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Trung Quốc đang tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ vào ngày 6/11 tới, cho rằng Bắc Kinh không muốn Đảng Cộng hòa của ông dành được lợi thế vì lập trường thương mại của Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu khi ông chủ trì một cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc hôm 26/9. Ảnh: Reuters
“Trung Quốc đã cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của chúng tôi, sẽ diễn ra vào tháng 11 sắp tới, nhằm chống lại chính quyền của tôi”, ông Trump tuyên bố.
Tổng thống Trump chưa cung cấp bất kỳ bằng chứng nào cho cáo buộc này.
Đáp lại, trong một tuyên bố ngay sau phát biểu của ông Trump, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Trung Quốc không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của bất kỳ quốc gia nào khác, đồng thời phản đối “các cáo buộc không chính đáng” chống lại Bắc Kinh
“Họ không muốn tôi hoặc Đảng (Cộng hòa) giành chiến thắng vì tôi là tổng thống đầu tiên từng thách thức Bắc Kinh về vấn đề thương mại và chúng tôi đang chiến thắng ở mọi cấp độ.”
Ông Donald Trump hiện vẫn đảm nhiệm vai trò là Tổng thống Mỹ cho đến năm 2020, nhưng cuộc bỏ phiếu tháng 11 sẽ quyết định liệu Đảng Cộng hòa của ông có thể kiểm soát Hạ viện và Thượng viện Mỹ hay không. Một số cuộc thăm dò ý kiến cho thấy Đảng Dân chủ có thể sẽ chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử này.
Đáng chú ý, trong bài diễn văn dài khoảng 10 phút, ông Trump không đề cập gì đến những cáo buộc rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, trong đó ông đã chiến thắng và lên nắm quyền.
Iran bắt 22 đối tượng có liên quan vụ khủng bố đẫm máu tại lễ diễu binh
Giới chức Iran đã bắt giữ hơn 20 đối tượng nghi có liên quan đến vụ xả súng đẫm máu trong lễ diễu binh ở TP Ahvaz, tỉnh Khuzestan hôm 22/9.
Ngày 24/9, Cơ quan Tình báo Iran cho biết, lực lượng an ninh nước này đã bắt giữ 22 đối tượng có liên quan đến vụ tấn công đẫm máu tại lễ diễu binh ở TP Ahvaz, tỉnh Khuzestan hôm 22/9, làm 25 người chết và hơn 50 người bị thương.
Cơ quan Tình báo Iran cho biết, lực lượng an ninh nước này đã bắt giữ 22 đối tượng có liên quan đến vụ tấn công đẫm máu tại lễ diễu binh ở TP Ahvaz.
Những nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công này phần lớn là người dân và một số binh sĩ thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran Trước đó, theo nguồn tin an ninh Iran, có khoảng 5 tay súng đã thực hiện vụ tấn công này.
Các phương tiện truyền thông dẫn thông báo của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran nhấn mạnh, lực lượng này có đầy đủ thông tin về sào huyệt của các thủ lĩnh khủng bố và những đối tượng này sẽ bị đáp trả một cách tương xứng.
Tuyên bố được đăng trên trang web, Lãnh tụ tinh thần tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei lên án vụ tấn công đẫm máu này, đồng thời cho biết đây là “hành động hèn nhát”. Ông Khamenei cáo buộc Ả Rập Saudi và các nước Ả Rập Vùng Vịnh đứng sau vụ tấn công này.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất ( UAE) Anwar Mohammed Gargash đã bác bỏ và cho đó là cáo buộc là vô căn cứ.
Trong các tuyên bố mới đây, “Phong trào Dân chủ Ả Rập yêu nước ở Ahvaz” và tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đều tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ việc.
Một video được phát bởi hãng tin Amaq của nhóm Hồi giáo, cho thấy cảnh 3 người đàn ông trong một chiếc xe đang mặc đồng phục Quân đội Cách mạng Hồi giáo (IRGC), có thể đang trên đường đến địa điểm vụ nổ súng. Những người đàn ông trong video không xác nhận mình là thành viên của IS nhưng đã cùng nhau hô to lời thánh chiến.
Theo kinhtedothi
Không quân Mỹ khẳng định tấn công chính xác các mục tiêu tại Syria
Bộ trưởng Không quân Mỹ Heather Wilson khẳng định cuộc không kích của Mỹ tại Syria hôm 14/4 diễn ra chính xác và các vũ khí của Washington đánh trúng các mục tiêu.
Trung tâm nghiên cứu khoa học Barzeh của Syria bị san phẳng sau cuộc không kích của liên quân hôm 14/4. (Ảnh: AP)
"Chỉ vài ngày trước đây, các thủy thủ và phi công của Anh, Pháp và Mỹ đã phá hủy các cơ sở vũ khí hóa học tại Syria. Các hoạt động diễn ra chính xác, các vũ khí đánh trúng mục tiêu, thiệt hại của cuộc tấn công cũng đã được đánh giá và thông tin liên lạc được thông suốt nhờ khả năng hỗ trợ từ không gian", Bộ trưởng Không quân Mỹ Heather Wilson cho biết hôm 17/4.
Theo Bộ trưởng Không quân Mỹ, gần như tất cả các chiến dịch quân sự hiện nay đều phụ thuộc vào không gian. Bà Wilson cũng nhấn mạnh độ chính xác của hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ.
"Chỉ 10 năm trước đây, độ chính xác GPS trung bình của chúng ta khoảng 1m. Vào tháng 1 năm ngoái, chúng ta đã đạt được mức kỷ lục như hiện tại với độ chính xác 35 cm, hoặc chỉ khoảng 33 cm", Bộ trưởng Wilson cho biết thêm.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết liên quân Mỹ, Anh, Pháp đã phóng hơn 100 tên lửa hành trình và tên lửa không đối đất nhằm vào các mục tiêu bị nghi là cơ sở vũ khí hóa học của Syria. Moscow khẳng định hệ thống phòng không Syria đã bắn hạ thành công 71 quả, tương đương 70% số tên lửa liên quân dội xuống Syria. Phía Syria cho biết cuộc không kích của liên quân đã phá hủy một số cơ sở hạ tầng của Syria và khiến 3 dân thường bị thương.
Trong khi đó, liên quân khẳng định cuộc tấn công đã "thành công hoàn hảo". Mỹ cũng tuyên bố tất cả tên lửa của liên quân đều bắn trúng mục tiêu tại Syria và các hình ảnh vệ tinh được công bố sau cuộc không kích cũng cho thấy các mục tiêu tại Syria bị tàn phá nặng nề.
Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, xác nhận hệ thống phòng không của Nga hoàn toàn "im hơi lặng tiếng" trong cuộc không kích lần này của liên quân. Theo ông Dunford, phản ứng duy nhất mà Mỹ và các đồng minh nhận được là các tên lửa đất đối không do quân đội Syria phóng sau khi cuộc không kích đã chấm dứt, và đương nhiên là không có tác dụng. Phía Mỹ cho rằng việc Syria phóng tên lửa sau cuộc không kích của liên quân có lẽ là nỗ lực để giữ thể diện của Damascus.
Thành Đạt
Theo Dantri
Lý do Nga vẫn cần Mỹ tại Syria sau cuộc không kích gây chấn động Bất kể thông điệp mà Mỹ muốn gửi tới Nga là gì sau cuộc không kích bằng hơn 100 quả tên lửa được lên kế hoạch từ trước nhằm vào Syria hôm 14/4, điều đó cũng không làm thay đổi bất kỳ tính toán nào của Điện Kremlin. (Từ trái qua phải) Tổng thống Iran Hassan Rouhani, Tổng thống Nga Vladimir Putin và...