Thế giới ‘trả giá khủng khiếp’ khi phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch
Các nước đang phát triển đang phải “trả một cái giá khủng khiếp” do thế giới phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã đưa ra phát biểu trên ngày 10/9 khi đi thăm các vùng bị lũ lụt ở Pakistan.
Người dân sơ tán khỏi khu vực ngập lụt ở tỉnh Punjab, Pakistan ngày 27/8/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một nội dung đăng tải trên mạng xã hội, ông Guterres nêu rõ: “Pakistan và các quốc gia đang phát triển khác đang phải trả một cái giá khủng khiếp cho sự bất chấp của các nước phát thải lớn tiếp tục trông chờ vào nhiên liệu hóa thạch”.
Video đang HOT
Người đứng đầu LHQ kêu gọi các nước phát thải lớn ngừng đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang đầu tư vào năng lượng tái tạo để “chấm dứt chiến tranh với thiên nhiên”.
Ông Guterres hy vọng chuyến thăm Pakistan của ông sẽ huy động được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế dành cho Pakistan bởi nước này cần ít nhất 10 tỷ USD để sửa chữa cơ sở hạ tầng bị hư hại do lũ lụt.
Pakistan vừa hứng chịu đợt lũ lụt chưa từng có trong lịch sử, nhấn chìm tới hơn 30% lãnh thổ nước này, làm gần 1.400 người thiệt mạng, ảnh hưởng tới khoảng 33 triệu người, phá hủy 2 triệu ngôi nhà và cơ sở kinh doanh, cuốn trôi 7.000 km đường bộ và làm sập 500 cây cầu. Theo Văn phòng Khí tượng Pakistan, lượng mưa trong năm nay ở nước này cao gấp 5 lần so với mức thông thường hằng năm.
Pakistan là nước có lượng phát thải thấp, chiếm chưa tới 1% lượng phát thải toàn cầu. Tuy nhiên, theo tổ chức môi trường Germanwatch (Đức), nước này xếp thứ 8 trong danh sách những nước dễ bị tổn thương nhất trước thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu.
Thủ đô mới của Indonesia sẽ có làn đường sạc điện
Thủ đô mới (IKN) Nusantara trên đảo Kalimantan của Indonesia sẽ được trang bị các làn đường trang bị hệ thống sạc không dây, cho phép tự động sạc pin cho xe điện trong quá trình vận hành.
Ảnh minh họa: internationales-verkehrswesen.de
Danis Hidayat Sumadilaga, quan chức thuộc Lực lượng đặc nhiệm phát triển cơ sở hạ tầng IKN cho biết thêm rằng Nusantara sẽ cấm phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, thay vào đó là các phương tiện chạy bằng điện.
Theo ông Danis, hệ thống làn đường sạc điện đã được triển khai ở một số quốc gia và nhiều nước đang tiến hành thử nghiệm. Ngoài hệ thống này, IKN Nusantara sẽ áp dụng nhiều công nghệ thông minh và bền vững.
Trước đó, Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) tuyên bố rằng chỉ các phương tiện chạy bằng điện mới được phép hoạt động ở IKN Nusantara nhằm giữ cho môi trường không bị ô nhiễm và những người sử dụng phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch sẽ không được di chuyển vào khu vực này.
Trong khi đó, Tổng cục trưởng Vận tải đường bộ thuộc Bộ Giao thông vận tải Budi Setiyadi thông tin rằng IKN Nusantara sẽ sử dụng ô tô tự hành làm phương tiện di chuyển, đồng thời sẽ hạn chế các phương tiện cá nhân.
Theo quan chức này, hiện Chính phủ Indonesia vẫn đang thực hiện một số công việc chuẩn bị, chẳng hạn như phát triển các cơ sở hạ tầng, ngân sách và sửa đổi Luật Giao thông nhằm thực hiện mục tiêu nói trên.
Indonesia lần đầu tiên công bố kế hoạch chuyển thủ đô khỏi đảo Java đông dân nhất thế giới vào tháng 4/2019. Vài tháng sau đó, Tổng thống Jokowi công bố hai huyện Bắc Penajam Paser và Kutai Kertanegara thuộc tỉnh Đông Kalimantan được lựa chọn là địa điểm đặt thủ đô mới.
Theo quy hoạch, Nusantara sẽ đóng vai trò là trung tâm hành chính của Indonesia, trong khi Jakarta - thủ đô hiện tại và là nơi sinh sống của trên 10 triệu dân, sẽ vẫn là trung tâm kinh tế và tài chính. Nusantara sẽ được quản lý như một khu tự trị trên cơ sở Hiến pháp. Người đứng đầu chính quyền thủ đô mới sẽ mang hàm bộ trưởng nội các.
Ngoài ra, Nusantara cũng sẽ được trao các quyền hạn rộng rãi để thực thi các nhiệm vụ, đồng thời linh hoạt trong việc quản lý địa phương mà không có sự can thiệp hoặc xung đột từ các bộ hoặc cơ quan chính phủ, cũng như các quy định khác.
Số người thiệt mạng vì lũ lụt lịch sử tại Pakistan tăng lên 1.343 người Các quan chức thuộc cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia Pakistan cho biết trong số những người được xác nhận thiệt mạng trong 24 giờ qua có 8 trẻ em. Như vậy, tổng số người thiệt mạng vì mưa lũ lịch sử tại Pakistan đã tăng lên 1.343 người trong khi hàng trăm nghìn người khác mất nhà cửa. Có tới...