Thế giới tin tưởng vào uy tín và vị thế của Việt Nam
74 năm sau Ngày Độc lập (2/9/1945), uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng lớn mạnh và được thế giới ghi nhận.
Khát vọng vươn ra thế giới
Ngay trong những tháng ngày đất nước còn chiến tranh, chưa được thống nhất, tầm nhìn xa của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hội nhập quốc tế đã được thể hiện rất rõ. Người khẳng định: “Việt Nam là một bộ phận của thế giới, cũng không thể đi ngược dòng lịch sử được”.
Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman ngày 18/1/1946. Tài liệu: Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ.
Tôn chỉ này được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện thực hóa thành hành động khi ngày 18/1/1946 Người đã gửi thư cho Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman, trong đó nêu rõ: “Việt Nam nồng nhiệt hoan nghênh bài phát biểu của Tổng thống Truman ngày 28/10/1945, trong đó nêu rõ các nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết được nêu ra trong các Hiến chương Đại Tây Dương và San Francisco”.
Cuối thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ hy vọng “Hoa Kỳ sẽ giúp nhân dân Việt Nam đạt được độc lập và ủng hộ nhân dân Việt Nam trong quá trình tái thiết đất nước” và cam kết nếu nhận được sự ủng hộ của Hoa Kỳ, “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ đóng góp công sức vào việc xây dựng hòa bình và thịnh vượng trên thế giới”. Dù không được phía Hoa Kỳ hồi đáp nhưng bức thư “định mệnh” này đã thể hiện rõ khát vọng vươn ra thế giới thông qua con đường ngoại giao chính thức của một quốc gia mới giành được độc lập.
Dù sau đó vẫn liên tiếp phải trải qua các cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam cũng như phải đối mặt với các lệnh bao vây, cấm vận, với tinh thần chân thành, cởi mở và phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” và “Việt Nam không bao giờ liên minh, liên kết với một nước khác để chống lại nước thứ ba, không đi với nước này để chống nước kia”, vai trò và vị thế của Việt Nam đã dần được cải thiện và nâng cao đáng kể trong những năm gần đây.
Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, trở thành Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước, trong đó có tất cả các nước lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và toàn bộ 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Video đang HOT
Đoàn Việt Nam vui mừng sau khi kết quả kiểm phiếu bầu Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được công bố.
Vai trò, vị thế của Việt Nam trong ASEAN và trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế khác ngày càng được coi trọng. Việc Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 với số phiếu cao kỷ lục (192/193 phiếu) và đảm nhận thành công rất nhiều trọng trách đa phương như chủ nhà APEC 2017, Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018, tổ chức tốt Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ hai (2019) đã khẳng định tầm vóc và vị thế mới của đất nước.
Điểm sáng về phát triển kinh tế- xã hội toàn cầu
Không chỉ tạo dựng được vị thế vững vàng về chính trị và ngoại giao, Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng nể khiến cả thế giới phải “ngỡ ngàng”. Từ chỗ nền kinh tế chìm trong nghèo nàn và lạc hậu, nhân dân ta phải sống trong cảnh đói nghèo cả về vật chất và tinh thần với 90% dân số mù chữ vào thời điểm giành độc lập, đến nay, Việt Nam đã trở thành “điểm sáng” về xóa mù chữ, xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại tiệc chiêu đãi kỷ niệm 74 năm Quốc khách nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Phát biểu tại tiệc chiêu đãi kỷ niệm 74 năm Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, diễn ra tối 29/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Từ một nền kinh tế lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh xâm lược, Việt Nam đã nỗ lực vươn lên mạnh mẽ, mở rộng hội nhập quốc tế trở thành một nền kinh tế phát triển năng động, một điểm liên kết kinh tế, kết nối đa chiều trong các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị quốc tế, đóng góp ngày càng chủ động, có trách nhiệm, tích cực cho hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và toàn cầu”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã viện dẫn những số liệu hết sức tích cực trong 2 năm 2018-2019 để minh chứng cho tuyên bố nói trên, theo đó, dù còn những tồn tại, những tác động của nhiều diễn biến quốc tế không thuận, thiên tai, hạn hán khốc liệt, GDP năm 2018 của Việt Nam vẫn tăng cao ở mức 7,08% và ước tính tăng từ 6,7-7% năm 2019, cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới.
Tính đến tháng 8/2019, số vốn FDI đăng ký đã đạt mức kỷ lục gần 355 tỷ USD với 29.550 dự án từ 132 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 8 tháng năm 2019 đạt khoảng trên 350 tỷ USD, tăng 8,3%, trong đó xuất siêu đạt từ 3,5-4 tỷ USD. Đã có 9,8 triệu lượt khách quốc tế đến thăm Việt Nam, tăng gần 8%.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhờ những thành tựu đột phá về kinh tế, đời sống người dân từ thành thị đến nông thôn, miền núi, hải đảo xa xôi đều được chăm lo, nâng lên rõ rệt; đại đoàn kết dân tộc được tăng cường; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Thế giới cũng đã có những đánh giá tích cực hơn về Việt Nam. Báo cáo ngày 19/8/2019 của tổ chức Moody’s đã xếp hạng triển vọng “ổn định” cho hệ thống ngân hàng Việt Nam và Việt Nam tiếp tục là nền kinh tế “tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á” cho đến năm 2020.
Kinh tế Việt Nam liên tục đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong thời gian qua.
Có thể nói, những điểm sáng về chính trị, ngoại giao, kinh tế và xã hội mà Việt Nam đạt được sau 74 năm giành được độc lập đã củng cố vững chắc vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường thế giới, tiếp sức cho Việt Nam vững vàng bước vào năm 2020 với nhiều thách thức hơn nữa khi cùng lúc đảm nhiệm 2 trọng trách quan trọng là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Chủ tịch ASEAN. Đây là niềm tự hào của khát vọng dân tộc, song cũng là trách nhiệm lớn lao mà cộng đồng quốc tế tin tưởng giao phó cho Việt Nam./.
Theo Trần Khánh/VOV.VN
Việt Nam - Úc kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển Đông
Về tình hình Biển Đông, hai thủ tướng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước các diễn biến trên Biển Đông.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Scott Morrison trao đổi trong không khí cởi mở và nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh, an toàn trên Biển Đông
Trong chuyến thăm chính thức VN từ ngày 22 - 24.8 của Thủ tướng Úc Scott Morrison và phu nhân, lãnh đạo VN và Úc đã trao đổi về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm, trong đó nhấn mạnh quan ngại về những diễn biến gần đây trên Biển Đông.
Úc tăng hạn ngạch cho lao động VN hơn 7 lần
Sáng 23.8, ngay sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Scott Morrison. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ sự hài lòng về việc phát triển mạnh mẽ, năng động và hiệu quả của quan hệ VN - Úc thời gian qua; cho rằng quan hệ hai nước rất lớn, phong phú và còn nhiều tiềm năng. Hai thủ tướng nhất trí khởi động Cơ chế họp lãnh đạo cấp cao thường niên, đồng thời tiếp tục các cơ chế họp cấp bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng, kinh tế đã được thiết lập trong khuôn khổ đối tác chiến lược.
Hai bên nhất trí cho rằng hợp tác song phương về an ninh, quốc phòng ngày càng hiệu quả và thực chất, đặc biệt là việc Úc hỗ trợ VN trong quá trình tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực tiềm năng như công nghiệp quốc phòng, an ninh mạng, liên kết đào tạo... Thủ tướng Morrison nhất trí tăng cường hợp tác an ninh song phương, bao gồm trong lĩnh vực hàng hải và không gian mạng; phối hợp chống tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán người, khủng bố. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá cao việc Úc quyết định từ ngày 2.9 năm nay sẽ tăng hạn ngạch thị thực cho công dân VN trong khuôn khổ Chương trình Lao động kỳ nghỉ từ 200 lên 1.500 người/năm, tạo điều kiện cho thêm nhiều công dân VN được tham gia lao động thời vụ tại Úc. Hai bên cam kết cùng hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm rác thải nhựa và khai thác hải sản bền vững.
Với nền tảng 25 năm hợp tác về giáo dục và đào tạo, hai thủ tướng cũng nhất trí sẽ mở rộng hợp tác trao đổi tri thức sang các lĩnh vực mới thông qua tăng cường liên kết giáo dục và nghiên cứu. VN và Úc cũng sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tri thức và đổi mới, bao gồm các dịch vụ công, thiết lập Trung tâm nghiên cứu VN - Úc tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Trung tâm này sẽ huy động chuyên môn của Úc để hỗ trợ các thế hệ lãnh đạo tương lai của VN, giúp Úc và VN tìm kiếm giải pháp cho các thách thức chung của hai nước và khu vực.
Quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông
Trao đổi về các vấn đề chiến lược, an ninh khu vực và quốc tế cùng quan tâm, Thủ tướng Morrison khẳng định Úc ủng hộ mạnh mẽ VN trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ 2020 - 2021. Về tình hình Biển Đông, hai thủ tướng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước các diễn biến trên Biển Đông, bao gồm việc quân sự hóa và bồi đắp các cấu trúc đang tranh chấp, cũng như cản trở các dự án dầu khí được triển khai lâu nay ở Biển Đông.
Trong tuyên bố chung, VN và Úc đã cam kết tiếp tục xây dựng một cấu trúc khu vực mở, bao trùm, thịnh vượng và an toàn trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Các quan điểm mạnh mẽ về Biển Đông cũng một lần nữa được nhấn mạnh trong tuyên bố chung. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không, tuân thủ luật pháp quốc tế và duy trì một trật tự dựa trên luật lệ; kêu gọi các bên tự kiềm chế và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Morrison cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc các quốc gia tiếp tục giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của LHQ về luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Hai thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của các cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS và kêu gọi các bên tôn trọng, thực thi những phán quyết của các cơ chế này. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); kêu gọi Bộ Quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc đang được đàm phán cần tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS, không làm tổn hại đến lợi ích của các bên thứ ba hoặc quyền của các quốc gia theo luật pháp quốc tế. Hai nhà lãnh đạo cũng lên tiếng ủng hộ cấu trúc khu vực bao trùm hiện nay.
Tại cuộc họp báo chung công bố về kết quả chuyến thăm, hai thủ tướng khẳng định quyết tâm đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.
Theo Thanhnien
Việt Nam không phủ nhận khả năng đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế Khẳng định Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, các lợi ích và quyền lợi hợp pháp của mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao để ngỏ khả năng kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế về những vi phạm ngang ngược trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tại buổi họp báo chiều 22.8 Ảnh:...