Thế giới tiếp tục ủng hộ Việt Nam kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế
Nếu kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế, Việt Nam sẽ nhận được sự ủng hộ của Nhật Bản, Australia, Mỹ và các nước khác.
Tàu Trung Quốc (phải) hung hăng tấn công tàu cá Việt Nam
Mặc dù cố tình xâm phạm chủ quyền của Việt Nam khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc sau đó đã ngang nhiên đệ trình lên Liên Hợp Quốc một văn bản liên quan đến giàn khoan Hải Dương-981, vu khống Việt Nam một cách trắng trợn.
Những hành động sai trái này của Trung Quốc tiếp tục vấp phải sự phản đối của dư luận và truyền thông quốc tế.
Tàu Trung Quốc (phải) hung hăng tấn công tàu cá Việt Nam
Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 68 John Ashe ngày 10/6 bày tỏ và chia sẻ quan ngại của cộng đồng quốc tế về tình hình đang diễn ra tại Biển Đông, ủng hộ chủ trương của Việt Nam nhằm tìm kiếm các biện pháp hòa bình để giải quyết căng thẳng hiện nay theo Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc gặp với Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Đại sứ Lê Hoài Trung, ông John Ashe cho rằng, các bên liên quan không nên có hành động đơn phương làm căng thẳng gia tăng. Liên Hợp Quốc đang theo dõi sát sao tình hình và sẵn sàng hỗ trợ các bên giải quyết tình hình hiện nay.
Hãng tin NHK của Nhật Bản ngày 10/6 cũng đưa tin, Liên Hợp Quốc cho biết sẵn sàng trợ giúp giải quyết những bất đồng về hàng hải giữa Việt Nam và Trung Quốc nếu hai nước yêu cầu.
Người phát ngôn Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric cho biết, Tổng Thư kí Ban Ki-moon bày tỏ hi vọng bất đồng sẽ được giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với luật quốc tế. Ông Ban Ki-moon sẵn sàng làm trung gian hòa giải nếu các bên liên quan yêu cầu.
Tại cuộc họp Đối thoại ASEAN – Mỹ lần thứ 27 diễn ra ở Myanmar ngày 10/6, phía Mỹ cũng khẳng định ủng hộ các quan điểm của ASEAN như được thể hiện trong Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 10/5 vừa qua, bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình căng thẳng gia tăng, đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoà bình, ổn định, và an ninh, an toàn hàng hải của khu vực.
Mỹ phản đối các hành động đơn phương sử dụng sức mạnh để thay đổi nguyên trạng, áp đặt yêu sách chủ quyền lãnh thổ; theo đó, ủng hộ mạnh mẽ các nguyên tắc về việc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, kiềm chế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế…
Phát biểu sau cuộc họp, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á Danny Russel cho rằng, việc Trung Quốc gửi văn bản lên Liên Hợp Quốc cần phải kèm theo các chứng cứ cho những lập luận của mình. Ông cũng kêu gọi các bên cần có các bước đi nhằm giảm nhiệt tình hình, tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Truyền thông quốc tế cũng có nhiều bài viết phân tích lên án hành động vu khống của Trung Quốc đối với Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.
Theo tờ Diplomat của Nhật Bản, hành động này cho thấy Trung Quốc ngày càng quan ngại rằng nước này sẽ bị Việt Nam và các quốc gia trong khu vực kiện ra Tòa án Quốc tế.
Với chiến lược này, Trung Quốc âm mưu khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa với Liên Hợp Quốc để ngăn cản Việt Nam và các nước láng giềng kiện ra Tòa án Quốc tế.
Báo Diplomat cũng cho rằng, nếu Việt Nam kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế, Việt Nam sẽ nhận được sự ủng hộ hoàn toàn từ Nhật Bản, Australia, Mỹ và các nước khác.
Đánh giá về những hành động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, Tiến sĩ Edward Miller, giảng viên về lịch sử quan hệ đối ngoại của Mỹ và lịch sử Việt Nam tại Đại học Dartmouth, Mỹ, cho rằng, lợi thế của Việt Nam hiện nay là sự ủng hộ của công luận quốc tế.
Ông Miller nhấn mạnh: “Về mặt công luận quốc tế, tôi cho rằng sự ủng hộ đang dành cho phía Việt Nam. Nhiều người nhìn vào các hành động của Trung Quốc không chỉ tại Biển Đông mà cả biển Hoa Đông đều thấy rằng Bắc Kinh đang theo đuổi mô hình bành trướng trên biển. Điều đó khiến cộng động quốc tế nghi ngờ Trung Quốc. Do đó, Việt Nam cần phải tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế để giải quyết xung đột”.
Theo Dantri
Chuyên gia Singapore: VN thắng Trung Quốc trong "trận chiến" công luận
Chuyên gia cấp cao của trường RSIS Singapore cho rằng Việt Nam đang thắng thế Trung Quốc trong "cuộc chiến" công luận trong căng thẳng hiện nay trên Hoàng Sa, Biển Đông.
Tàu Hải cảnh 44103 Trung Quốc chồm lênđâm thẳng mạn trái đuôi tàu Cảnh sát biển Việt Nam 2012.
Phát biểu với kênh truyền hình CNN của Mỹ, Sam Bateman, thành viên cấp của của Chương trình an ninh biển tại Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), thuộc đại học công nghệ Nanyang, Singapore, cho rằng Bắc Kinh "đang cố đuổi kịp Việt Nam" khi đưa căng thẳng Biển Đông hiện nay giữa hai nước, cụ thể là việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ra công luận quốc tế.
"Tôi nghĩ họ (Trung Quốc) đang cố gắng bắt kịp" nhưng "tôi cho rằng Việt Nam đang giành chiến thắng trong trận chiến công luận suốt vài tuần qua, kể từ khi vụ việc này nổ ra" - ông ám chỉ kể từ khi Trung Quốc triển khai giàn khoan vào ngày 2/5 vừa qua.
Trong khi đó, Euan Graham, một thành viên cấp cao khác của RSIS cho rằng việc Trung Quốc đơn phương triển khai giàn khoan và giàn khoan được bảo vệ trong một hành lang an ninh bao gồm cả tàu hải quân và máy bay "chắc chắn không phải là phép thử". Ông cho rằng "đây rõ ràng là khiêu khích" của Trung Quốc.
Theo một bài viết của tác giả Shannon Tiezzi trên tờ Diplomat, trong gần một tháng qua, Trung Quốc có vẻ như hài lòng với cách thức đưa ra cáo buộc với Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông qua các cuộc họp báo thường kỳ và báo chí Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc đang nỗ lực giành sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã công bố một bản tài liệu dài, biện hộ cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và cáo buộc Việt Nam khiêu khích. Ngoài ra, Trung Quốc đã yêu cầu Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho lưu hành tài liệu này ở Đại hội đồng Liên hợp quốc. Tác giả cũng cho rằng đây là phản ứng trực tiếp của Trung Quốc, nhằm bắt kịp Việt Nam trong cuộc chiến trên "mặt trận" ngoại giao.
Tuy nhiên, tác giả nhận định chiến dịch thu hút sự ủng hộ này của Trung Quốc chắc chắn sẽ không thay đổi được quan điểm của ai đó. Bắc Kinh "thừa hiểu nhiều nước lớn trong khu vực, trong đó có Mỹ và Nhật, sẽ không bị lay chuyển bởi luận điệu của Trung Quốc", tác giả cho hay.
Theo Dantri
Việt Nam vạch trần vu khống trong công hàm của Trung Quốc tại LHQ Việt Nam đã có công hàm vạch trần vu khống trong công hàm Trung Quốc gửi lên Liên hợp quốc (LHQ) ở New York và yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan và ngừng cản trở đối với an toàn hàng hải trên Biển Đông. Tàu Trung Quốc hung hãn phun vòi rồng vào tàu Việt Nam. Thông tin được hãng tin Pháp...