Thế giới tiến xa trong nỗ lực cải thiện an ninh hạt nhân
Tối 28.3, Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức họp báo trực tuyến với phóng viên trong khu vực trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân lần thứ tư sẽ diễn ra tại thủ đô Washington D.C (Mỹ) từ 31.3 – 1.4.
Một ngôi nhà tại làng Zalesye bỏ hoang, gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (Ukraine). Khu vực xung quanh Chernobyl hiện vẫn bị cách ly sau vụ hỏa hoạn và nổ tại một lò phản ứng hạt nhân vào năm 1986, gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới – Ảnh: Reuters
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.
Phát biểu mở đầu cuộc họp báo, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách hợp tác hạt nhân dân sự và chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt Thomas Countryman nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị trong chiến lược của Mỹ ngăn cản khủng bố sở hữu vật liệu nhiệt hạch để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Diễn ra 2 năm một lần theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào năm 2009, ông Countryman cho biết sự kiện năm nay sẽ mang tính tổng kết những thành quả đạt được trong thời gian qua. Trong đó, thế giới đã loại bỏ các kho plutonium và uranium làm giàu cũng như cải thiện mạnh khâu bảo vệ an ninh tại các nước sở hữu vật liệu nhiệt hạch.
Cụ thể, plutonium và uranium làm giàu đã bị loại bỏ hoặc vô hiệu hóa tại hơn 50 cơ sở thuộc 30 quốc gia, với số vật liệu có thể chế tạo 130 vũ khí hạt nhân. Hơn 32 cơ sở sản xuất và xử lý vật liệu hạt nhân được nâng cấp năng lực bảo vệ trong khi các cửa khẩu hải quan, phi trường và cảng biển được tăng cường các thiết bị an ninh phát hiện phóng xạ.
Video đang HOT
Ngoài ra, Mỹ cũng đã ký kết thỏa thuận với 14 nước để theo dõi những giao dịch liên quan đến hạt nhân và vật liệu phóng xạ.
Bên cạnh đó, theo AFP, Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến sẽ hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị để bàn về các vấn đề nổi cộm trong khu vực. Ngoài ra, khác với 3 lần trước, Nga từ chối tham gia hội nghị năm nay.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Nhật kỷ niệm 5 năm thảm họa động đất - sóng thần
Nhật Bản ngày 11.3 tưởng niệm hàng ngàn người thiệt mạng trong trận động đất - sóng thần ngày 11.3.2011. Năm năm trôi qua nhưng nỗi đau lẫn những cuộc tranh cãi về việc tái khởi động nhà máy điện hạt nhân vẫn chưa kết thúc.
Lồng đèn được thắp sáng trong lễ cầu nguyện cho các nạn nhân thảm họa động đất - sóng thần ngày 11.3.2011 - Ảnh: Reuters
Năm năm trước, ngày 11.3.2011, trận động đất 9 độ Richter ngoài khơi bờ biển phía đông bắc Nhật Bản gây ra đợt sóng thần ập vào bờ; 18.500 người đã thiệt mạng hoặc mất tích, theo AFP.
Sóng thần cũng kéo theo thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất kể từ sau thảm họa Chernobyl hồi năm 1986 ở Ukraine. Ba lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị rò rỉ phóng xạ ra một khu vực rộng lớn xung quanh, làm ô nhiễm nguồn nước, thực phẩm và không khí.
Trên 160.000 người dân sống gần nhà máy Fukushima đã được sơ tán đến những thị trấn lân cận. Khoảng 10% trong số này vẫn đang sống trong những căn nhà tạm bợ khắp tỉnh Fukushima. Những người khác phải rời khỏi tỉnh để bắt đầu cuộc sống mới. Một số khu vực ở Fukushima hiện vẫn trong tình trạng "cấm đến" do độ phóng xạ cao.
Ảnh chụp từ trên cao ngày 10.3.2016 cho thấy đèn được thắp sáng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima - Ảnh: Reuters
Ở bờ biển Rikuzentakata, nơi bị ngọn sóng thần cao 17 m san bằng và 7% dân số tại đây thiệt mạng, nỗi đau vẫn chưa nguôi ngoai.
"Chúng tôi đã tái thiết cơ sở hạ tầng, nhưng nỗi đau vẫn chưa nguôi", theo lời ông Eiki Kumagai, một lính cứu hỏa tình nguyện đã mất 51 đồng nghiệp, trong đó nhiều người thiệt mạng trong lúc hướng dẫn người dân sơ tán đến nơi an toàn.
"Tôi vẫn còn thấy hình ảnh từng khuôn mặt những đồng nghiệp đã chết", ông Kumagai nói.
Nhật hoàng Akihito và Thủ tướng Shinzo Abe cùng các quan chức cấp cao Nhật Bản sẽ tham dự lễ tưởng niệm các nạn nhân thảm họa động đất - sóng thần lần thứ 5 vào lúc 14 giờ 46 (12 giờ 46 theo giờ Việt Nam) ngày 11.3. Cùng lúc với tiếng chuông vang lên tại trung tâm thủ đô Tokyo, nhiều người dân khắp nước Nhật sẽ cúi đầu tưởng niệm những người thiệt mạng. Tất cả tàu điện ngầm ở thủ đô Tokyo sẽ ngừng hoạt động đánh dấu khoảnh khắc trận động đất bắt đầu.
'Bóng ma' hạt nhân
Ngoài những buổi lễ cầu nguyện, viếng thăm mộ, hoạt động tưởng niệm các nạn nhân bao gồm cả những cuộc biểu tình phản đối việc tái khởi động nhà máy điện hạt nhân.
Người biểu tình cầm biểu ngữ phản đối việc tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân. Ảnh chụp ở Tokyo tối 10.3.2016 - Ảnh: Reuters
Chính quyền Abe tuyên bố tiếp tục chi ngân sách hỗ trợ những người dân bị ảnh hưởng do thảm họa 11.3.2011, nhưng ông Abe cũng khẳng định nước Nhật "không thể làm gì nếu không có điện hạt nhân" và chính phủ của ông sẽ không thay đổi chính sách cho phép tái khởi động những lò phản ứng hạt nhân đạt tiêu chuẩn an toàn mới.
Sau thảm họa ngày 11.3.2011, các lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản đã bị ngừng hoạt động. Chính phủ Nhật sau đó đưa ra tiêu chuẩn an toàn hạt nhân mới và một số lò phản ứng đạt chuẩn đã được tái khởi động. Dù vậy việc này vấp phải sự phản đối của nhiều người dân và quan chức Nhật Bản, theo AFP.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Vụ đánh rơi bom nhiệt hạch nguy hiểm nhất của Mỹ Một vụ tai nạn máy bay của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh đã làm rơi 4 quả bom nhiệt hạch xuống một làng chài phía nam Tây Ban Nha, có nguy cơ xóa sổ quốc gia này. Xác chiếc máy bay B-52 gặp nạn ở Palomares. Ảnh: ABC news Buổi trưa ngày 17/11/1966, một số người dân làng chài Palomares, Tây Ban Nha...