Thế giới thiếu nguồn lực tài chính thích ứng với biến đổi khí hậu
Khoản tài trợ mỗi năm mà các nước phát triển cam kết cung cấp cho các nước đang phát triển để ứng phó với biến đổi khí hậu vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết là 359 tỷ USD mỗi năm.
Đây là một phần báo cáo mà Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố ngày 7/11.
Khói thải tại một nhà máy điện than ở Neurath, miền Tây Đức. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Báo cáo thường niên của cơ quan trên cho thấy, nguồn tài trợ từ các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển đã tăng lên mức 28 tỷ USD trong năm 2022 và đây là mức cao nhất trong một năm kể từ khi Hiệp định Paris được ký kết năm 2015 nhằm hạn chế tác động của tình trạng nóng lên toàn cầu.
Tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP29), diễn ra từ ngày 11 – 22/11 tại thủ đô Baku (Azerbaijan), các nước sẽ tiếp tục thảo luận để tìm kiếm những giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, trong bối cảnh năm 2024 tiếp tục chứng kiến những hiện tượng thời tiết cực đoạn như lũ lụt ở Bangladesh và hạn hán tại Brazil. Một trong những trọng tâm tại hội nghị năm nay là đạt được sự đồng thuận về mức cam kết hỗ trợ tài chính hằng năm mà các nước phát triển sẽ cung cấp, nhằm giúp các quốc gia nghèo hơn ứng phó với biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành UNEP, bà Inger Andersen đã kêu gọi các nước cần nhanh chóng hành động để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu vốn đang tàn phá các cộng đồng trên khắp thế giới, đặc biệt là những cộng đồng nghèo khó và dễ bị tổn thương nhất.
Nguồn tài chính đổ vào các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống lũ lụt, ứng phó trước tình trạng nước biển dâng, trồng cây trong khu vực đô thị giúp giảm nhiệt độ và chống lại hiện tượng đảo nhiệt và đảm bảo cơ sở hạ tầng có thể chống chọi với bão lớn.
Báo cáo ghi nhận 171 quốc gia đã triển khai chính sách, chiến lược hoặc kế hoạch để ứng phó và giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu gây ra, dù ở mức độ triển khai và hiệu quả khác nhau. Trong khi đó, một số quốc gia dễ bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng bởi xung đột lại chưa triển khai bất kỳ chính sách nào như vậy.
Biến đổi khí hậu: Khả năng các nước có thể đạt được đồng thuận tài trợ 'hàng trăm tỷ USD'
Các nhà đàm phán sẽ họp tại thủ đô Baku, Azerbaijan vào tháng tới để thống nhất về mục tiêu tài trợ mới nhằm thay thế cam kết hiện tại.
Trước đó, các nước phát triển đã cam kết cung cấp khoản tài trợ 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bảng báo nhiệt độ cao kỷ lục tại Công viên quốc gia Thung lũng tử thần ở bang California, Mỹ. Ảnh: Death Valley National Park/TTXVN
Việc giải quyết các nguyên nhân và tác động của biến đổi khí hậu đòi hỏi khoản kinh phí lên tới hàng nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP29) sắp tới tại Azerbaijan cho biết việc huy động "hàng trăm tỷ USD" là mục tiêu khả thi để các nước đạt được đồng thuận.
Các nhà đàm phán sẽ họp tại thủ đô Baku, Azerbaijan vào tháng tới để thống nhất về mục tiêu tài trợ mới nhằm thay thế cam kết hiện tại.
Trước đó, các nước phát triển đã cam kết cung cấp khoản tài trợ 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo Trưởng nhóm đàm phán COP29, ông Yalchin Rafiyev, tại hội nghị trù bị trước thềm COP29 vào tuần trước, các bên tham gia đã lần đầu tiên nhất trí rằng nhu cầu cho hoạt động chống biến đổi khí hậu lên tới hàng nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng mục tiêu thực tế mà các quốc gia có thể cung cấp và huy động chỉ khoảng "hàng trăm tỷ USD".
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm các thảm họa tự nhiên, các nước đang phát triển cho biết họ cần khoản tài chính lớn hơn để thích ứng với tình trạng nóng lên toàn cầu và cắt giảm lượng khí thải bằng cách đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Nhiệt độ toàn cầu đã tăng khoảng 1,3 độ C so với thời kỳ tiề.n công nghiệp và năm 2024 đang trên đà trở thành năm nóng nhất trong lịch sử. Các nhà khoa học cảnh báo mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt toàn cầu không quá 1,5 độ C đang nhanh chóng vượt khỏi tầm với nếu các nước không có hành động quyết liệt hơn.
COP thường niên là nơi các đại diện chính phủ cùng họp bàn và đán.h giá những nỗ lực toàn cầu trong việc thúc đẩy Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 và Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu, với mục tiêu then chốt là khống chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu không vượt quá 1,5 độ C.
Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới dự kiến sẽ tham dự COP29 tại Baku, trong đó có khoảng 60 tổng thống và 38 thủ tướng. Điều này cho thấy sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề biến đổi khí hậu. Nhiệm vụ chính của hội nghị lần này là đạt được sự đồng thuận giữa các quốc gia về một mục tiêu tài trợ hằng năm mà các nước giàu sẽ cung cấp, nhằm giúp các quốc gia nghèo hơn ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hội nghị trù bị COP29: Tăng cường hợp tác quốc tế hướng tới các mục tiêu khí hậu toàn cầu Ngày 11/10, hội nghị trù bị cho Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc tại thủ đô Baku của Azerbaijan. Sự kiện kéo dài hai ngày với chủ đề "Tăng cường khát vọng và tạo điều kiện hành động" đã diễn ra trong không khí...