Thế giới sẽ thay đổi thế nào sau khi xung đột ở Ukraine chấm dứt?
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, sau khi đạt được các mục tiêu trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Moscow sẽ không tin tưởng bất kỳ ai khác để đảm bảo an ninh cho mình.
Hãng tin RT dẫn lời ông Sergey Lavrov cho biết ngày 16/6 rằng vào thời điểm cuộc xung đột ở Ukraine được giải quyết, Kiev sẽ tôn trọng việc họ đã mất đi các lãnh thổ cũ và quá trình toàn cầu hóa do phương Tây lãnh đạo sẽ kết thúc.
Phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg, ông Lavrov mô tả cuộc chiến ủy nhiệm của phương Tây với Nga là “xung đột địa chính trị”, trong đó Mỹ cố gắng loại bỏ một đối thủ mạnh và bằng mọi cách phải bảo vệ vị trí bá chủ của mình.
“Nỗ lực đó là vô ích và chúng ta đều biết điều này”, Ngoại trưởng Nga tuyên bố và cho biết thêm Ukraine cũng như các quốc gia ủng hộ nước này sẽ phải chấp nhận thực tế cụ thể mới trước khi đạt được ngừng bắn.
Video đang HOT
Theo ông Lavrov, ban đầu Kiev phải chấp nhận rằng bất cứ một thỏa thuận hòa bình tiềm năng nào cũng cần tính đến những tổn thất ở Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia. Đây là 4 khu vực của Ukraine đã bỏ phiếu đồng ý sáp nhập vào Liên bang Nga hồi năm ngoái.
Ngoại trưởng Nga nói, trước khi triển khai quân tới Ukraine, Moscow đã đưa ra các điều khoản hào phóng hơn, nhưng nếu Ukraine càng trì hoãn đàm phán thì nước này càng khó đàm phán với Nga. Và rằng, mẹo câu giờ của Ukraine (hứa trao quyền tự trị hạn chế cho Donetsk và Luhansk theo thỏa thuận Minsk năm 2014 và 2015) sẽ không bao giờ được phép lặp lại.
Quan chức ngoại giao hàng đầu của Ukraine tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không sẵn sàng để các đảm bảo an ninh dựa trên cam kết và hứa hẹn hoặc thậm chí là các tài liệu mà phương Tây có thể cung cấp cho Nga. Chúng tôi phải tự bảo đảm an ninh quốc gia của Nga”.
Cuối cùng, ông Lavrov mô tả kỷ nguyên mà Mỹ và các đồng minh kiểm soát các thể chế toàn cầu hóa, chủ yếu là các ngân hàng phát triển và các tổ chức đa phương, sẽ kết thúc.
Ông Medvedev nêu lý do chưa thể đàm phán với Ukraine ở thời điểm hiện tại
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết Moskva thấy không có ích gì khi tiến hành đàm phán về tình hình ở Ukraine và các vấn đề xung quanh ở thời điểm hiện tại.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: TASS
Theo hãng thông tấn TASS, tuyên bố trên được ông Medvedev đưa ra trên kênh Telegram ngày 20/5, khi bình luận về tuyên bố mới nhất của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Hiroshima (Nhật Bản) hôm 19/5. Bà Leyen cho rằng cần phải từ chối các cuộc đàm phán bình đẳng giữa Nga và Ukraine.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga cho rằng ông sẽ "khó có thể không đồng ý" với bà Leyen về vấn đề này.
"Làm thế nào bạn có thể tham gia các cuộc đàm phán bình đẳng với một quốc gia đang chịu sự tác động từ bên ngoài?", Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga nói.
Ông Medvedev giải thích rằng các cuộc đàm phán chỉ có thể diễn ra về chủ đề trật tự thế giới sau xung đột.
"Tuy nhiên, còn quá sớm để nói về điều đó. Đó là lý do không cần thiết phải có bất kỳ cuộc đàm phán nào vào lúc này", quan chức Nga nói thêm.
Nga và Ukraine đã tiến hành một số cuộc đàm phán nhằm giải quyết xung đột, nhưng các cuộc hòa đàm đã bị đình trệ kể từ cuối tháng 3 năm ngoái. Điện Kremlin cho biết Nga không nhận thấy triển vọng cho giải pháp chính trị nào do tình hình Ukraine đang rất phức tạp.
Hồi tháng 4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine cũng cần dựa trên cơ sở xét đến các lợi ích của Nga và tập trung vào các nguyên tắc nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới. Ông Lavrov tuyên bố Nga phản đối trật tự thế giới đơn cực do "một quốc gia bá chủ" dẫn đầu.
Nêu điều kiện đàm phán, Điện Kremlin muốn Kiev công nhận chủ quyền của Nga đối với bản đảo Crimea đã sáp nhập nước này vào năm 2014, đồng thời công nhận việc sáp nhập các tỉnh Donetsk, Kherson, Luhansk và Zaporizhzhia của Ukraine hồi tháng 10/2022.
Về phần mình, Ukraine đã bác bỏ những yêu cầu trên. Bình luận triển vọng hòa đàm chấm dứt xung đột, Ukraine cho rằng trước tiên Nga phải đáp ứng những điều kiện của Kiev. Các điều kiện này gồm rút hết quân khỏi lãnh thổ Ukraine, chịu trách nhiệm trước tòa án quốc tế, bồi thường thiệt hại và cuối cùng là Ukraine có được cam kết an ninh của các bên.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Kiev không nhận thấy có bất kỳ hoàn cảnh nào để trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tổng thống Zelensky nói rằng ông sẽ không gặp Tổng thống Putin cho đến khi Nga rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine.
Lý do Ukraine từ chối đề xuất của Iraq làm trung gian đàm phán với Nga Iraq đã đề nghị làm trung gian cho các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Nga trong nỗ lực tìm cách chấm dứt xung đột ở châu Âu. Tuy nhiên, nhà ngoại giao hàng đầu của Ukraine đã từ chối lời đề nghị này trong chuyến thăm hiếm hoi tới Baghdad. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba gặp người đồng cấp Iraq Fuad Hussein...