Thế giới sẽ hứng chịu 1,5 thảm họa mỗi ngày vào năm 2030
Thế giới sẽ phải đối mặt với 1,5 thảm họa mỗi ngày, tức 560 thảm họa mỗi năm do con người tự đưa mình vào “ vòng xoáy hủy diệt” bằng cách làm khí hậu nóng lên và phớt lờ những rủi ro.
Nhà cửa của người dân Philippines bị tàn phá trong cơn bão Rai. Ảnh: AP
Theo một báo cáo hai năm một lần của Liên hợp quốc về các thảm họa, trong hai thập kỷ qua, hàng năm có khoảng 350 đến 500 thảm họa từ vừa đến lớn xảy ra, nhưng các chính phủ về cơ bản đã đánh giá thấp tác động thực sự của chúng đối với cuộc sống và sinh kế của con người.
Ngày 25/4, bà Mami Mizutori, người đứng đầu Văn phòng Liên hợp quốc về Giảm thiểu rủi ro thiên tai (UNDRR), đơn vị công bố Báo cáo Đánh giá Toàn cầu 2022, cho biết: “Việc nâng cao báo động bằng cách nói ra sự thật không chỉ cần thiết mà còn rất quan trọng. Hành động trước khi một thảm họa tàn phá sẽ ít tốn kém hơn là đợi cho đến khi nó kết thúc để ứng phó”.
Năm nay, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu do LHQ hậu thuẫn đã cảnh báo rằng các tác động của biến đổi khí hậu, từ nắng nóng đến hạn hán và lũ lụt, sẽ trở nên thường xuyên và khốc liệt hơn, gây tổn hại đến thiên nhiên và con người.
Video đang HOT
Thế nhưng, UNDRR cho hay các biện pháp nhằm cắt giảm lượng khí thải đang hun đốt hành tinh và thích ứng với sự nóng lên toàn cầu đều đang bị tụt hậu.
Báo cáo mới của UNDRR đã đề cập đến các loại thảm họa khác nhau do thiên tai gây ra, từ lũ lụt, hạn hán và bão cho đến động đất và dịch bệnh.
Theo đó, các thảm họa ngày càng thường xuyên và dữ dội hơn trong 5 năm qua đã giết chết hoặc ảnh hưởng đến nhiều người so với 5 năm trước đó, đồng thời có thể đẩy thêm 100 triệu người vào cảnh đói nghèo vào năm 2030.
Thiên tai đã gây thiệt hại trung bình khoảng 170 tỷ đô la Mỹ mỗi năm trong thập kỷ qua, với các quốc gia đang phát triển và những người nghèo nhất phải gánh chịu thiệt hại nặng nề.
Báo cáo cho biết những quốc gia này đã mất trung bình 1% tổng sản phẩm quốc nội mỗi năm – nhiều hơn 10 lần so với các quốc gia có thu nhập cao. Cụ thể, các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với mức sụt giảm 1,6% GDP hàng năm.
Ví dụ như ở Philippines, hàng triệu người vẫn đang hồi phục sức khỏe sau khi bị cơn bão Rai tấn công vào tháng 12/2021, khiến hơn 300 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người khác phải sơ tán. Thiệt hại do bão Rai gây ra tại quốc gia Đông Nam Á này ước tính lên đến 500 triệu USD.
Đáng lưu ý, hầu hết các tổn thất liên quan đến thiên tai không được các công ty bảo hiểm chi trả. Kể từ năm 1980, chỉ có khoảng 40% thiệt hại do thiên tai gây ra được bảo hiểm chi trả trên toàn cầu, song con số này ở các nước đang phát triển chưa đầy 10%.
Chính do đó, người đứng đầu UNDRR Mami Mizutori nêu rõ thảm họa hoàn toàn có thể ngăn chặn được nếu các nước đầu tư thời gian và nguồn lực để hiểu và giảm thiểu rủi ro. Theo bà, rõ ràng việc ngăn chặn sẽ ít gây ra thiệt hại hơn là khi thảm họa xảy ra và phải khắc phục.
Mặc dù các nước đã cam kết hạn chế mức tăng nhiệt độ của Trái đất ở ngưỡng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp theo mục tiêu Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đề ra, song phần lớn các nước đều không đạt được tiến bộ đáng kể trong vấn đề này. Năm ngoái, lượng khí thải CO2 đã tăng mạnh sau thời gian suy giảm do đại dịch COVID-19 làm gián đoạn nhiều hoạt động xã hội trên toàn cầu.
Sinh viên Indonesia xuống đường biểu tình quy mô lớn trên toàn quốc
Có ít nhất 1.000 cuộc biểu tình của các sinh viên ở nhiều địa phương khác nhau trên toàn Indonesia diễn ra ngày hôm nay (11/4) để yêu cầu chính phủ lắng nghe nguyện vọng của tầng lớp thanh niên và nhân dân.
Theo Ban điều hành sinh viên toàn Indonesia (BEM SI), đơn yêu cầu biểu tình đã được gửi tới cảnh sát và cam kết sinh viên sẽ tuân thủ quy định về thời gian biểu tình và hành động trong hòa bình.
Sinh viên Indonesia đưa ra các yêu cầu trong cuộc biểu tình với chính phủ bao gồm: yêu cầu Tổng thống Joko Widodo hành động quyết đoán, phù hợp trước các tuyên bố trì hoãn tổng tuyển cử dự kiến tổ chức vào năm 2024 hoặc kéo dài thành 3 nhiệm kỳ Tổng thống do đi ngược với Hiến pháp năm 1945, yêu cầu Tổng thống xem lại Luật Thủ đô quốc gia trong đó có nhiều điều khoản ảnh hưởng đến môi trường, luật pháp, xã hội, sinh thái, chính trị, kinh tế, và thảm họa.
Sinh viên biểu tình tại thủ đô Jakarta
Sinh viên Indonesia cũng yêu cầu Tổng thống ngay lập tức thực hiện bình ổn giá cả và kiểm tra sự sẵn có của các mặt hàng cơ bản, đảm bảo an ninh lương thực vốn đang là vấn đề ảnh hưởng tới người dân.
Cuộc biểu tình diễn ra đồng loạt trên toàn Indonesia. Tại thủ đô Jakarta, 1.000 sinh viên từ các trường đại học tập trung trước của Hạ viện để giám sát việc thực hiện Hiến pháp, nhiệm vụ chính của cơ quan lập pháp này. Bộ trưởng Điều phối các Vấn đề Chính trị và An ninh Indonesia Mahfud MD nhắc nhở quân đội và cảnh sát không được có những hành động đàn áp với người biểu tình, không được mang vũ khí sắc nhọn để giữ trật tự biểu tình. Giao thông khu vực trung tâm thành phố cũng đã được điều phối, nhiều tuyến đường bị chặn đường, các tuyến xe buýt nội đô cũng được chuyển hướng để đảm bảo an toàn giao thông.
Đây là cuộc biểu tình lớn nhất của sinh viên Indonesia trong vòng 2 năm qua khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại nước này. Cuộc biểu tình diễn ra bất chấp việc Tổng thống Indonesia, Joko Widodo ra lệnh cho các Bộ trưởng ngừng nói về việc kéo dài nhiệm kỳ Tổng thống và khẳng định sẽ không hoãn cuộc bầu cử năm 2024. Chính phủ Indonesia cũng đang đưa ra các trợ cấp lương thực, tiền mặt cho dân nghèo trong 3 tháng khi tình hình lạm phát tăng cao, giá cả các mặt hàng nhu xăng dầu, thực phẩm, dầu ăn đang tăng dần.
Mỹ có thể dùng trí tuệ nhân tạo để quyết định những chiến sự sống còn Nếu hai chỉ huy quân đội không thể thống nhất ý kiến về một cuộc chiến sự quan trọng, quân đội Mỹ sẽ nhờ đến các thuật toán trí tuệ nhân tạo để đưa ra quyết định cuối cùng. Các hoạt động quân sự hiện đại, cho dù đó là chiến đấu, y tế hay cứu trợ thảm họa, đòi hỏi các quyết...