Thế giới ra sao sau cơn ác mộng Brexit?
Rốt cuộc, thế giới không còn phải thấp thỏm với khả năng Anh rời Liên minh châu Âu (EU), mà sẽ phải đối mặt với “cơn ác mộng hậu Brexit”.
Theo CNN, kết quả kiểm phiếu 382/382 khu vực bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý tại Anh về việc ở lại hay rời khỏi EU cho thấy phe Brexit (ủng hộ Anh rời EU) đã giành chiến thắng với 51,89% số phiếu ủng hộ.
Thiệt hại về kinh tế, sụt giảm ngân sách, hạn chế trong việc mở rộng quy mô cũng như ảnh hưởng uy tín trên trường quốc tế là những nguy cơ mà EU sẽ phải đối mặt khi Anh rời khỏi liên minh này.
Nỗi buồn của những người ủng hộ Anh ở lại EU. Ảnh: Reuters.
Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo nếu như Anh quyết định rời EU sẽ kéo theo hậu quả “lớn và tiêu cực” cho nền kinh tế nước này, làm giảm thu nhập của người dân và nguy hại đến nền kinh tế của các nước châu Âu khác.
Trong ngắn hạn, việc rời bỏ EU sẽ khiến nền kinh tế Anh rơi vào tình trạng suy thoái trong hai năm tới.
Về mặt lâu dài, những tổn thất trong giai đoạn bất ổn và chi phí thương mại lớn sẽ “quét sạch” toàn bộ lợi nhuận mà Anh thu được từ việc không phải đóng góp cho EU trong trường hợp không còn là thành viên.
Bên cạnh đó, một khi rời xa “người tình lâu năm” EU, Anh sẽ phải thiết lập một mối quan hệ mới. Bởi theo lãnh đạo EU, “một khi đã đi là không được trở lại”.
Video đang HOT
Như vậy, Anh sẽ phải đưa ra ký kết những hiệp định thương mại hoàn toàn mới với châu Âu và mất nhiều thời gian cho việc sửa đổi lại các điều luật.
Ngoài ra, Anh còn có thể đối mặt với lệnh trừng phạt từ EU, để làm gương răn đe cho các quốc gia nhen nhóm ý định rời khỏi khối này.
Ngoài Anh và EU, nhiều nhà phân tích dự đoán quyết định dứt áo ra đi lần này của Anh còn là một đòn giáng mạnh lên nền kinh tế của nhiều cường quốc, trong đó điển hình là Nga và Trung Quốc.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang xoay trục sang châu Âu, Anh được Trung Quốc lựa chọn là “hành lang vận động”, hỗ trợ trong việc thúc đẩy EU công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường, cho phép giảm thuế nhập khẩu đánh vào hàng của Trung Quốc xuất sang châu Âu.
Năm 2015 Anh đã mở cửa đón nhận hàng loạt các dự án đầu tư của Trung Quốc, trị giá hàng tỷ USD. Bên cạnh đó, Anh cũng là cửa ngõ quan trọng để hàng hóa Trung Quốc dễ tràn vào thị trường châu Âu khó tính. Nếu như Anh chấm dứt mối quan hệ với EU, thì sợi dây kết nối thương mại của Trung Quốc và EU cũng bị cắt đứt.
Nga – bạn hàng chính của EU trong nhiều thập niên – cũng bị đánh giá là sẽ bị ảnh hưởng nặng nề từ kịch bản Brexit.
Dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga hiện lên đến 360 tỷ USD, với phần lớn (80%) trong đó số đó gửi tại các ngân hàng nước ngoài và hơn 40% trong số đó là bằng đồng euro.
Theo ông Andrey Sushentsov, Giáo sư Viện Quan hệ Quốc tế Moskva, “hai bạn hàng chính còn lại của Nga trong EU là Hà Lan và đảo Cyprus. Anh ra khỏi EU sẽ gây ra cuộc chiến thương mại giữa hai bên và hệ quả là làm “tiêu tan” tiền đầu tư của Nga ở ba đối tác quan trọng này”
Theo Báo Tin Tức
Theo_Kiến Thức
Người Việt ở Séc ra sao trong làn sóng nhập cư mới?
Người Việt tại Séc chưa phải đối mặt với các nguy cơ hiện hữu, song về lâu dài tư tưởng bài ngoại đối với người nhập cư có cơ hội quay trở lại.
Bước sang tuần thứ hai của tháng 9, vấn đề nhập cư ở châu Âu nói chung và CH Séc nói riêng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Điều này ảnh hưởng thế nào đến tâm tư của những người Việt đang sinh sống và làm ăn ở ngay "trái tim châu Âu"?
Người Séc ký tên vào bản kiến nghị rút khỏi EU.
Quận Praha 3 là nơi có mật độ cửa hàng thực phẩm của người Việt dày đặc. Điều này là do trong vài năm gần đây, việc kinh doanh hàng vải trở nên khó khăn nên cộng đồng người Việt Nam ở Séc nói chung và đặc biệt là ở Praha nói riêng chuyển mạnh sang kinh doanh mặt hàng rau quả và thực phẩm.
Việc buôn bán của người Việt đang trong thời kỳ trầm lắng vì có sự canh tranh gay gắt từ phía các siêu thị lớn và ngay chính từ những người đồng hương. Chị Nguyễn Thị Yên, quê ở Bắc Giang, cùng người chồng cặm cụi bán hàng từ 7 giờ sáng đến 11 giờ đêm, không nghỉ cả vào thứ 7, chủ nhật hay ngày lễ. Anh chị chỉ mong kiếm đủ sống và nuôi hai cậu con trai ăn học. Nhưng giờ đây chị anh đang có mối lo lắng khác. Ở cách chỗ chị bán hàng chỉ chưa đầy 2 km đang có cuộc mít tinh sôi sục phản đối người nhập cư.
Tuy biết người Việt hiện giờ chưa phải là mục tiêu số một của các lực lượng bài ngoại ở Séc, song chị Yến cầu mong sao cho sự bình an sớm trở lại để vợ chồng chị toàn tâm toàn ý vào việc kinh doanh. Hòn đá đang treo lơ lửng, không biết bao giờ rơi vào đầu - đó là tâm trạng chung của nhiều người Việt đang sống yên bình ở Séc.
Chị Võ Thu Hương, quê Quảng Bình, là chủ một quầy bán buôn hàng vải với sản phẩm chủ yếu đưa từ Việt Nam sang. Bên cạnh nỗi lo cơm áo đang ngày càng nặng trĩu thì chị Thu Hương cũng đang rất quan tâm đến vấn đề nhập cư, lo ngại tư tưởng bài ngoại trong xã hội Séc sẽ được dịp bùng phát.
Chị tâm sự: "Tôi sang Séc đã trên 15 năm rồi và hiện nay đang kinh doanh ổn định. Nhưng bây giờ tình trạng người nhập cư trái phép vào châu Âu rất nhiều. Đối với người Việt Nam mình bên này thì chưa xảy ra chuyện gì. Nhưng trong tương lai, khi tinh thần kỳ thị người nhập cư tăng cao thì mình sẽ làm ăn như thế nào và tương lai các cháu sẽ ra sao?".
Phần lớn người Séc phản đối hạn ngạch mà Ủy ban châu Âu gán cho 28 quốc gia thành viên của EU. Người dân Séc không muốn san sẻ gánh nặng nhập cư với các quốc gia "tiền tuyến" ở khu vực Nam Âu, như Italy, Malta, Hy Lạp. Người dân Séc đặc biệt lo ngại về người nhập cư Hồi giáo. Họ sợ chủ nghĩa cực đoan từ các nước ở Trung Đông sẽ theo chân những người nhập cư Hồi giáo để bén rễ vào Séc. Họ biểu thị thái độ phản đối với EU và Chính phủ Séc bằng các cuộc mít tinh tại Praha và nhiều thành phố khác trên cả nước.
CH Czech cương quyết không nhận thêm người tị nạn
Bộ trưởng Nội vụ CH Czech Milan Chovanec nói rằng CH Czech không có ý định tiếp nhận thêm người tị nạn dù được yêu cầu dưới hình thức tự nguyện.
Tư tưởng bài ngoại tưởng đã bị đẩy ra ngoài lề của xã hội Séc thì nay đang có cơ hội quay trở lại. Tại các cuộc mít tinh chống người nhập cư những người tổ chức đã tìm mọi cách để lôi kéo sự chú ý. Họ sử dụng diễn giả là những phụ nữ trẻ, bế theo con cái còn ẵm ngửa, hát những bài hát kích động tinh thần dân tộc hẹp hòi và hô hào các khẩu hiệu dân túy.
Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Praha và Hội Người Việt Nam tại Séc đang chăm chú theo dõi tình hình và phán đoán, liệu làn sóng nhập cư mới từ Trung Đông vào châu Âu sẽ ảnh hưởng thế nào tới cộng đồng người Việt ở Séc. Đại sứ Việt Nam tại Séc Trương Mạnh Sơn cho biết: "Chúng tôi thường xuyên theo dõi tình hình thời sự, cập nhật thông tin và đề ra các biệp pháp hỗ trợ cộng đồng, quan tâm đến sự ổn định của cộng đồng. Chúng tôi cũng thông báo tới cộng đồng rằng cần yên tâm ổn định làm ăn và hội nhập tốt với xã hội Séc".
Ông Hoàng Đình Thắng, Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Séc, nhận định rằng hiện tại người Việt tại Séc chưa phải đối mặt với các nguy cơ hiện hữu, song về lâu dài nếu tình hình không chuyển biến tích cực thì lực lượng cực đoan chống người nhập cư nói chung và người Việt nói riêng sẽ có chỗ đứng trên chính trường. Theo ông, điều này là cực kỳ nguy hại./.
Theo Quang Vinh
Theo_VOV
Đạt kỳ tích bán hàng, nhân viên Alibaba lập tức mất việc Hai nhân viên kinh doanh của tập đoàn Alibaba tại Trung Quốc mang về tới 60% tổng doanh thu của công ty, nhưng thực ra họ hối lộ khách hàng để đạt kỳ tích. Khi bong bóng Internet nổ tung vào năm 2002, công ty Alibaba đối mặt với quyết định khó khăn. Ban lãnh đạo công ty đặt ra mục tiêu lãi...