Thế giới qua một năm nhiều biến động (1)
Năm 2017 sắp qua đi với nhiều tình hình thế giới nhiều biến động, từ các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên đến biến động trên chính trường thế giới hay thiên tai thảm họa ở nhiều nơi. Dưới đây là một số ảnh ấn tượng trong chùm ảnh của Reuters về thế giới trong một năm qua.
Người Mỹ tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump vào ngày 20/1.
Người dân ở Houston, Texas (Mỹ) đội mưa để sơ tán do mưa lũ kéo dài hồi tháng 8.
Tháp chung cư Grenfell ở London (Anh) bốc cháy như một ngọn đuốc giữa đêm tháng 6. Vụ hỏa hoạn khiến khoảng 80 người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương.
Một người phụ nữ đang được giúp băng qua đoạn đường ngập nước và bùn đất sau một trận lũ quét và sạt lở đất ở Lima, Peru tháng 3.
Một nữ sĩ quan cảnh sát giúp đỡ một nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố trên cầu Westminster ở London vào ngày 22/3.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin lần đầu hội đàm song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Đức vào tháng 7.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát vụ phóng tên lửa Hwasong-12 hôm 16/9. Tên lửa này đã bay qua quần đảo của Nhật Bản và rơi xuống Thái Bình Dương. Tính từ đầu năm, Triều Tiên đã phóng ít nhất 15 tên lửa, trong đó có 3 lần thử tên lửa đạn đạo liên lục địa. Giới quan sát cho rằng, Triều Tiên sắp hoàn tất chương trình hạt nhân, tên lửa gây tranh cãi.
Chuyên cơ Không lực Một của Tổng thống Mỹ Donald Trump bay qua khách sạn Mandalay Bay, nơi trước đó vừa xảy ra một vụ xả súng kinh hoàng nhằm vào một buổi âm nhạc đồng quê khiến khoảng 60 người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương.
Những người Hồi giáo cầu nguyện để phản đối sắc lệnh di trú của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo sắc lệnh được ban hành ngay sau khi ông Trump nhậm chức, Mỹ sẽ cấm nhập cảnh tạm thời đối với công dân của 6 quốc gia với đa số dân Hồi giáo.
Cảnh sát Afghanistan cố gắng cứu một em bé 4 tuổi Ali Ahmad khỏi một vụ đánh bom liều chết sau các cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh Afghanistan với các phần tử nổi loạn vào ngày 25/8.
Người dân Catalonia hồi hộp theo dõi phiên hợp nghị viện ở Barcelona trước khi nghị viện chính thức đơn phương tuyên bố tách Catalonia khỏi Tây Ban Nha hôm 10/10.
Binh sĩ và nhân viên cứu hộ Mexico hỗ trợ các nạn nhân khỏi đống đổ nát sau trận động đất hôm 20/9.
Tháp Thượng Hải và Trung tâm Tài chính Thượng Hải trong một ngày mịt mù khói bụi do tình trạng ô nhiễm ở Trung Quốc.
Các thành viên Hoàng gia Ả rập Xê út chờ đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al-Saud trước lễ đoán tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 16/3.
Lực lượng an ninh Iraq bắt giữ một kẻ nghi là phiến quân IS ở thành phố Mosul ngày 26/2.
Quân nhân Triều Tiên trong một lễ diễu binh kỷ niệm 105 ngày sinh cố lãnh đạo Kim Il-sung hôm 15/4.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đội mưa, đặt vòng hoa tưởng niệm tại Mộ Chiến sĩ Vô danh trong Vườn Alexander ở thủ đô Moscow nhân Ngày Tưởng niệm và Đau thương 22/6.
Minh Phương
Theo Dantri
Mỹ sẽ phản ứng ra sao nếu Triều Tiên tấn công bằng tên lửa hạt nhân?
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã tiết lộ cách Washington phản ứng nếu Triều Tiên thực hiện một cuộc tấn công bằng tên lửa hạt nhân nhằm vào Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Triều Tiên phóng tên lửa Hwasong-12 hồi tháng 9 (Ảnh: KCNA)
Theo Business Insider, trong phiên họp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 30/10, Thượng nghị sĩ Jim Risch đã đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ rằng: "Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ai đó gõ cửa Phòng Bầu Dục và nói "Thưa Ngài Tổng thống, họ (Triều Tiên) vừa phóng tên lửa"".
"Các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của chúng ta ở trên biển, Alaska và California... các hệ thống radar sẽ vào cuộc và sẽ hoạt động đúng như những gì chúng được thiết kế", Bộ trưởng Mattis trả lời.
"Phản ứng của chúng ta (Mỹ) tất nhiên sẽ phụ thuộc vào tổng thống", Bộ trưởng Mattis nói, đồng thời cho biết Tổng thống Donald Trump sẽ xem xét một loạt giải pháp để đối phó với Triều Tiên, bao gồm việc phối hợp với các đồng minh của Mỹ.
Mỹ gần đây đã thử nghiệm các hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này và thực hiện một số cải tiến. Tuy nhiên mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên vẫn là một vấn đề nan giải khi giới chuyên gia cảnh báo Washington chưa đủ khả năng ứng phó với việc bị trúng một loạt tên lửa từ đối phương.
Mặc dù nhấn mạnh tới vai trò của các hệ thống phòng thủ, song cả Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis và Ngoại trưởng Rex Tillerson đều không lại trừ phương án Mỹ tấn công hạt nhân phủ đầu Triều Tiên. Cả hai quan chức cấp cao của Mỹ đều tuyên bố rằng nếu Washington phát hiện sắp xảy ra nguy cơ Triều Tiên đe dọa hạt nhân, Tổng thống Trump có quyền cho phép quân đội Mỹ tấn công phủ đầu.
"Thực tế là chưa có tổng thống nào của Mỹ, dù ở đảng Dân chủ hay Cộng hòa, từng loại bỏ phương án tấn công phủ đầu. Điều này đã tồn tại từ 70 năm nay", Ngoại trưởng Tillerson cho biết.
Phát biểu nhân chuyến thăm tới Hàn Quốc ngày 28/10, Bộ trưởng Mattis tuyên bố Washington sẽ không bao giờ chấp nhận việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân và cảnh báo Bình Nhưỡng không nên mắc sai lầm trước sức mạnh tấn công của liên minh Mỹ - Hàn. Ông Mattis cũng đã đích thân tới khu phi quân sự liên Triều (DMZ) chia tách biên giới Triều Tiên - Hàn Quốc để gửi thông điệp cứng rắn tới Bình Nhưỡng.
Thành Đạt
Theo Dantri
Bình Nhưỡng: Mỹ phải chấp nhận vị thế hạt nhân của Triều Tiên Một quan chức ngoại giao cao cấp của Bình Nhưỡng tuyên bố rằng Mỹ sẽ phải chấp nhận vị thế hạt nhân của Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un giám sát một vụ phóng tên lửa Hwasong-12. "Triều Tiên không có kế hoạch tổ chức các cuộc đàm phán về vũ khí hạt nhân và Mỹ phải chấp nhận vị...