Thế giới phung phí 1,43 tỷ tấn thực phẩm mỗi năm
Một trong những nghịch lý lớn của thế giới hiện nay là hàng trăm triệu người đang sống thiếu đói trong khi có tới hơn 1,4 tỷ tấn thực phẩm bị phung phí hàng năm trên toàn cầu.
Hàng tỷ tấn thực phẩm bị lãng phí trên thế giới mỗi năm.
Theo báo cáo được Liên Hợp Quốc công bố ngày 11/9, số lượng thực phẩm dành cho con người bị vứt bỏ chiếm tới 1/3 tổng sản lượng mà chúng ta sản xuất được. Đi kèm những lãng phí đó là nhiên liệu, nước và hóa chất cần có trong quá trình sản xuất và tiêu hủy chúng.
Cũng theo báo cáo, lãng phí thực phẩm là một vấn đề không chỉ ở các quốc gia giàu mà cả ở các nước nghèo khổ, và thực trạng này xảy ra xuyên suốt chuỗi cung ứng từ nông trại, xe chuyên chở cho tới các nhà kho, cửa hàng và tủ lạnh trong mỗi gia đình.
Khoảng 30% diện tích đất trồng trọt trên thế giới, và 1/3 lượng nước tương đương với lưu lượng sông Volga hiện đang được sử dụng một cách vô ích.
Video đang HOT
Trong báo cáo, Tổ chức Nông – Lương Liên Hợp Quốc (FAO) ước tính lượng carbon của thực phẩm bị lãng phí tương đương với 3,3 triệu tấn carbon dioxide mỗi năm.
Theo FAO, nếu đó là một quốc gia thì sẽ là nước đứng thứ 3 thế giới về lượng khí phát thải, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Điều này cho thấy nỗ lực sử dụng thực phẩm hiệu quả hơn nữa cần phải được thực hiện kết hợp với các cố gắng trên toàn cầu về cắt giảm khí thải nhà kính nhằm hạn chế tình trạng ấm nóng toàn cầu.
Hàng trăm triệu người trên thế giới hiện nay vẫn đang phải sống trong cảnh thiếu đói.
Trong một thế giới công nghiệp hóa, hầu hết rác thải bắt nguồn từ việc người tiêu dùng mua quá nhiều thực phẩm và vứt bỏ những gì họ không ăn đến. Còn ở các quốc gia phát triển thì thực trạng này chủ yếu là do các biện pháp canh nông không hiệu quả cộng với việc thiếu các cơ sở cất trữ đúng quy chuẩn.
“Giảm lãng phí thực phẩm sẽ không chỉ giúp tránh được áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn hạ bớt nhu cầu phải tăng sản xuất lương thực tới 60% để đáp ứng nhu cầu của người dân vào năm 2050″, FAO nhấn mạnh.
Báo cáo của FAO còn đề nghị cải thiện mối liên hệ giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng nhằm quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn, đồng thời đầu tư nhiều hơn vào các biện pháp thu hoạch, làm lạnh và đóng gói.
Báo cáo cũng nhấn mạnh, người dân ở thế giới phát triển cần được khuyến khích tiêu thụ ít hơn và tận dụng tối đa thức ăn thừa. Các doanh nghiệp cũng cần trao tặng thực phẩm dư thừa cho các tổ chức từ thiện và phát triển nhiều lựa chọn khác nhau thay cho việc vứt bỏ rác thải hữu cơ ra môi trường.
Dựa vào giá thành sản xuất, FAO ước tính chi phí của thực phẩm bị lãng phí, chưa kể tôm cá và các loại hải sản, vào khoảng 750 tỷ USD mỗi năm.
Thực phẩm lãng phí cũng ngốn khoảng 250 km khối nước và chiếm khoảng 1,4 tỷ hecta – phần lớn trong số này làm biến đổi môi trường tự nhiên do các hoạt động phát quang để trồng trọt.
Theo khampha
Thất nghiệp vẫn kiếm bạc tỷ mỗi năm nhờ chơi game
Có bằng cử nhân nhưng thất nghiệp, anh chàng Christian Drummond người Anh dành hết thời gian cho việc chơi game xếp chữ ở các quán rượu. Anh thường xuyên thắng và kiếm được tới 60.000 Bảng, tương đương gần 2 tỷ đồng, mỗi năm nhờ chơi trò chơi này.
Báo Daily Mail cho biết, Drummond, một người đàn ông 40 tuổi đến từ Brighton, Sussex, Anh quốc, cho biết đã "lê la" ở hơn 10.000 quán rượu, quán bar và hộp đêm ở khắp nước này. Chơi trò xếp chữ trên các máy chơi trò chơi tại các tụ điểm này đã trở thành nghề kiếm sống chính của Drummond. Bình quân, anh kiếm được 40-60 Bảng mỗi giờ đồng hồ và không bị đánh thuế vì thu nhập của anh được xếp vào tiền thắng cuộc từ đánh bạc.
Để thắng liên tục trong trò xếp chữ đòi hỏi Drummond phải có kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực. Anh chàng này đã tốt nghiệp đại học với tấm bằng cử nhân văn học Anh. Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, anh đã kiếm tiền từ cách chơi xếp chữ, đủ để trang trải học phí, cho các kỳ nghỉ ở nước ngoài, và thậm chí là cưới vợ sau đó.
"Kiếm 40.000-50.000 Bảng mỗi năm từ việc này không thành vấn đề. Nếu đã chơi hết ở các quán trong một thành phố, tôi lại nhảy sang thành phố khác. Cứ 8 phút lại được nhận tiền thắng bằng những đồng xu, kiểu gì bạn cũng cảm thấy hơi điên một chút", Drummond hào hứng cho biết.
Một số quán đã nổi giận và tắt máy chơi khi thấy Drummond thắng liên tục và vét sạch tiền của họ. Tại mỗi thành phố đặt chân tới, Drummond thường dành 2 tuần để "càn quét" các quán có máy chơi xếp chữ trước khi chuyển sang một thành phố khác. "Tuyến đường" quen thuộc của tay chơi siêu hạng này thường là từ Sheffield tới Leeds, rồiManchester, Newcastle, và Glasgow, rồi quay ngược lại.
Theo Drummond, việc chơi game để kiếm tiền cũng gây cho anh không ít áp lực, bởi anh phải đi lại nhiều, vận động trí óc nhiều để thắng, và mắt phải dán vào màn hình máy chơi. "Sau 10 tiếng đồng hồ chơi liên tục, đến cuối ngày tôi cảm thấy mệt mỏi. Trước đây, tôi muốn dùng bộ não của mình để kiếm tiền và giờ thì đúng là tôi đang làm thế, nhưng không hẳn là như những gì mà tôi đã hình dung", anh nói.
Drummond bắt đầu theo đuổi "nghiệp" chơi game kiếm tiền khi đang học ở Đại học Sussex, nơi anh có một thành tích học tập đáng nể. Sau khi chứng kiến người chơi giành tiền thưởng từ máy chơi xếp chữ, Drummond quyết định thử sức và bị cuốn vào cho đến nay.
Khi suy thoái kinh tế ập đến, Drummond lâm cảnh thất nghiệp và càng trở nên gắn bó hơn với chiếc máy chơi xếp chữ. "Tôi không kiếm được bất kỳ một công việc nào, thậm chí là công việc ở quán bar, nên tôi quyết định trở thành một tay chơi game chuyên nghiệp. Tôi đã làm vậy được 5 năm và chơi game là nguồn thu nhập chính của tôi", Drummond nói.
Nhưng Drummond - một người có kiến thức sâu rộng tích lũy được từ những chuyến đi dài cùng người cha làm nghề vẽ bản đồ - thoáng buồn cho biết, mọi người thường không cảm thấy tin tưởng anh khi anh tiết lộ cho họ biết cách kiếm sống của mình.
"Thậm chí vợ tôi cũng không tin tôi khi lần đầu tiên biết tôi kiếm tiền như thế nào. Sau đó, cô ấy khuyên tôi nên dừng lại", Drummond tâm sự, và nói thêm rằng, trong tương lai, anh muốn tìm cho mình một việc làm thực sự.
Theo Dantri
1,5 triệu trẻ em chết do dịch tả mỗi năm Gần 700 triệu người ở Đông Á chưa tiếp cận được các cơ sở vệ sinh được cải tiến - Ảnh: AFP Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa thông báo mỗi năm có 1,5 triệu trẻ em dưới năm tuổi trên toàn cầu chết do dịch tả. Tân Hoa xã hôm nay 11.9, dẫn lời ông Athula Kahandaliyanage, Giám đốc phát...