Thế giới phẫn nộ với án chặt đầu
Năm 2012, Ả Rập Xê-út chém đầu tổng cộng 76 người. “Hình phạt tàn khốc mà nước này vẫn áp dụng thực sự khiến người khác cảm thấy kinh hoàng”, Malcolm Smart, Giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế khu vực Trung Đông và Bắc Phi phát biểu.
Mới đây, việc Rizana Nafeek, một vú em trẻ tuổi đến từ đất nước Sri Lanka, bị toà án Ả-rập Xê-út tuyên án tử hình bằng cách chặt đầu vì làm đứa bé 4 tháng tuổi chết ngạt vào năm 2005, lại một lần nữa làm dấy lên cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này cũng như các hoạt động phản đối nó.
Rizana Nafeek chỉ mới 17 tuổi tại thời điểm đó. Là một nước thành viên tham gia Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, Ả-rập Xê-út bị cấm áp đặt hình phạt tử hình đối với công dân dưới 18 tuổi. Cho nên, chưa tính đến tính chất man rợ của hình phạt, khi ra quyết định xử tử Nafeek, Ả-rập Xê-út đã vi phạm quyền trẻ em được quốc tế công nhận, đồng nghĩa với việc đất nước vùng vịnh này chọn cách đi ngược với xu thế chung toàn cầu.
Chính phủ Sri Lanka cũng như Tổng thống Rajapakse đã lên án gay gắt vụ xử tử “bất chấp sự phản đối của người dân trong nước và thế giới”. Quyết liệt hơn, Bộ trưởng Bộ Thông tin Sri Lanka – ông Keheliya Rambukwella – mới đây vừa ra thông báo cấm tất cả phụ nữ Sri Lanka dưới 25 tuổi đến các quốc gia Ả Rập làm giúp việc.
Biểu tình phản đối Ả-rập Xê-út tuyên án chặt đầu Rizana Nafeek, một vú em người Sri Lanka. (Ảnh: Reuters)
Ông Ranjan Ramanayake, người bảo vệ quyền lợi cho công nhân Sri Lanka đi xuất khẩu lao động, đã gọi chính quyền Ả-rập Xê-út là “kẻ độc tài” vốn không bao giờ dám đụng đến người Mỹ nói riêng và châu Âu nói chung mà chỉ “gây sự” với những quốc gia nghèo ở châu Phi hay châu Á.
Trước đó, ngày 7/10/2011, việc Ả-rập Xê-út đưa 8 công nhân Bangladesh ra hành quyết dưới hình thức chặt đầu công khai cũng đã gây nên những làn sóng phản đối vô cùng mạnh mẽ.
Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, 8 công nhân đó bị cáo buộc giết chết một người đàn ông Ai Cập trong cuộc đụng độ xảy ra vào tháng 4/2007. Tuy nhiên, nạn nhân lại là một trong những kẻ ăn cắp dây cáp điện từ tòa nhà nơi các công nhân Bangladesh làm việc. Nhiều người nghi ngờ rằng nhóm công nhân nghèo ấy là nạn nhân của hệ thống “luật đen” ở nước này và thực chất họ không hề có tội. Tổng thống Bangladesh yêu cầu luật sư bào chữa cho họ nhưng bị chính quyền Ả-rập Xê-út cố tình lờ đi với lý do Bangladesh là nước nghèo và yếu, còn nếu đó là Mỹ hay Anh thì có lẽ tình hình sẽ khác.
Video đang HOT
Các thành viên của phong trào Magic Movement, một nhóm gồm những người Bangladesh trẻ tuổi, đã tổ chức cuộc diễu hành biểu tình quy mô lên án hành vi mang tính vô nhân đạo này của chính phủ Ả-rập Xê-út. Cách họ quỳ xuống đường để chứng minh cho tuyên bố “sẽ phản đối bằng nhiều biện pháp khác nhau” mang lại hình dung về thảm cảnh của những con người bất lực. Họ mô tả chân dung kẻ giết người qua các hành động, thể hiện thái độ ghê tởm cũng như chống đối chúng.
Các thành viên phong trào Magic Movement phản đối bằng cách mô tả lại thảm cảnh bị chém đầu của 8 công nhân Bangladesh. (Nguồn: shopnobaz.com)
Ả-rập Xê-út nằm trong thiểu số các quốc gia đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc kêu gọi lệnh cấm trên toàn thế giới với kiểu hành quyết chặt đầu. Trong khi các nước khác đang cố gắng hạn chế tỷ lệ tử hình thì Ả-rập Xê-út lại có xu hướng gia tăng hình thức tàn bạo này. Phạm nhân (đặc biệt là người nhập cư nghèo) không bao giờ nhận được sự hỗ trợ về mặt pháp lý, không có phiên dịch cho dù họ gần như không biết tiếng Ả Rập. Ngay cả thi thể họ sau khi bị hành quyết cũng không được trả về gia đình.
Phó Giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế khu vực Trung Đông và Bắc Phi – Hassiba Hadj Sahraoui – nói: “Thủ tục tố tụng ở Ả-rập Xê-út còn rất lâu mới đạt đến tiêu chuẩn quốc tế trong việc đảm bảo xét xử công bằng và tin tức về những vụ hành quyết gần đây thực sự đáng lo ngại”.
“Chặt đầu gây ra các cuộc biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Ả-rập Xê-út và các nơi khác, thúc đẩy cái nhìn thiếu thiện cảm cũng như sự phản ứng dữ dội chống lại quy định khắc nghiệt của Hồi giáo”, ông Siraj, người đứng đầu tổ chức Nahdlatul Ulama, một tổ chức với khoảng 50 triệu thành viên và 28.000 trường nội trú Hồi giáo, cho biết.
Theo 24h
Những đao phủ cuối cùng của thế giới
Có những đao phủ lấy làm mãn nguyện với nghề chuyên chém đầu tội phạm do quan niệm "thay trời hành đạo". Nhưng ngày nay không dễ tìm những người như vậy.
Nghề gia truyền
Một đao phủ hàng đầu của Ả-rập Xê-út, ông Muhammad Saad al-Beshi tỏ ra mãn nguyện với công việc của mình. Có thời điểm al-Beshi chém đầu tới 7 người trong một ngày. "Nó không phải là vấn đề với tôi. 2, 4 hay 10 người không quan trọng, vì tôi đang làm theo ý trời", ông chia sẻ.
Al-Beshi bắt đầu sự nghiệp tại một nhà tù ở Taif. Ban đầu công việc của ông chỉ là còng tay và bịt mắt các tù nhân trước khi họ bị hành quyết. "Từ đó, tôi bỗng muốn trở thành đao phủ", ông nói. Khi một vị trí bị bỏ trống, Al-Beshi đã trình bày nguyện vọng và được chấp nhận ngay lập tức.
Lần thi hành án đầu tiên của ông là vào năm 1998 ở Jeddah. "Tất nhiên tôi đã rất lo lắng", ông nhớ lại, "nhưng tất cả chỉ còn trong quá khứ". Al-Beshi cho biết bản thân rất bình tĩnh mỗi lần thi hành án bởi vì ông đang "thay trời hành đạo". "Nhiều người ngất đi và gặp ác mộng sau khi họ chứng kiến. Còn tôi, tôi vẫn ngủ rất ngon. Không ai lo ngại công việc của tôi. Tôi có nhiều người thân, bạn bè và vẫn sống một cuộc sống bình thường như những người khác".
Al-Beshi khoe công việc và thanh kiếm "tử thần" của mình với giọng đầy tự hào. (Ảnh: buktidansaksi.com)
Mặc dù không tiết lộ được trả bao nhiêu tiền cho mỗi lần thực hiện vì đây là một thỏa thuận bí mật với chính phủ nhưng ông nhấn mạnh phần thưởng không quan trọng. "Tôi rất tự hào về công việc của mình, đó là hành xử theo mong muốn của Thượng đế", ông nói.
Là một đao phủ nhiều kinh nghiệm, Al-Beshi được giao phó nhiệm vụ đào tạo lớp kế cận. "Tôi rất thành công trong việc đào tạo chính con trai mình - Musaed, 22 tuổi và nó đã được lựa chọn", ông nói với giọng đầy tự hào. Ông kết hôn khi đã là một đao phủ, và vợ ông không hề phản đối nghề nghiệp của chồng. "Đôi khi, vợ con tôi còn giúp tôi làm sạch thanh kiếm", ông nhớ lại.
Mặc dù vậy, số lượng những đao phủ tự hào về nghề nghiệp của mình như Al-Beshi hiện nay không nhiều. Bằng chứng là dù có tới 1,2 tỷ người nhưng Ấn Độ vẫn đang rất vất vả để tìm một người đảm nhiệm vai trò đao phủ, còn Ả-rập Xê-út thì đang xem xét hủy bỏ hình phạt xử trảm ở nơi công cộng cũng vì tình trạng thiếu đao phủ. Al-Beshi và con trai ông có thể đang nằm trong số những đao phủ cuối cùng của thế giới.
Ám ảnh
Trong một khu phố Hồi giáo đổ nát của Lucknow - thủ phủ bang Uttar Pradesh, bang đông dân nhất Ấn Độ, một người đàn ông với bộ râu trắng và mặc chiếc áo pyjamas màu hoa cà nhanh chóng băng qua các con hẻm. Ahmadullah không muốn bị bắt gặp nói chuyện với người lạ ở nhà nên đã ra một công viên gần đó. Ahmadullah cho biết không phải ông xấu hổ về nghề nghiệp của mình nhưng ông không muốn hàng xóm tò mò về công việc ấy. "Người ta sẽ có cái nhìn không mấy thiện cảm và e ngại về nó - nghề đao phủ", ông nói.
Ahmadullah thừa nhận rằng đao phủ là một công việc đầy ám ảnh. (Ảnh: economist.com)
Với một nụ cười nhẹ nhàng, ông nhớ lại vào năm 1965, khi tiếp nhận công việc từ người cha của mình vốn là đao phủ chính ở Lucknow, ông được nhà nước trả 25 rupee (tương đương 5USD tính vào thời điểm đó) cho mỗi vụ hành quyết. Ông đã tiến hành tất cả khoảng 40 vụ ở Delhi, Assam và Madhya Pradesh.
Ngày nay, công việc của ông khá nhàn rỗi. Lần cuối cùng ông thực hiện vai trò của một đao phủ là cách đây hơn 2 thập kỷ, khi tiến hành treo cổ một người đàn ông - kẻ nổi loạn ở Assam đã bắt cóc và giết chết một đứa trẻ.
Mặc dù bản án tử hình vẫn thường xuyên được các nhà chức trách ban ra dựa trên quy định của pháp luật, nhưng việc áp dụng hình thức trên thì rất hiếm hoi kể từ khi Tòa án Tối cao Ấn Độ, vào năm 1983, ban lệnh nó chỉ dành cho tội ác "nguy hiểm nhất trong các trường hợp nguy hiếm". Và 17 năm qua, mới chỉ có một trường như vậy ở nước này. Ahmadullah ủng hộ quy định này, mặc dù ông nói việc thực hiện là hết sức khó nhọc.
Trước đây, dưới chế độ của nhà cầm quyền thực dân Anh, lệnh tử hình được ban ra rất nhiều. "Cha tôi không bao giờ ngồi im được 1 ngày, ông luôn bị gọi đến thực hiện các án treo cổ hay chém đầu", ông nói. Hiện nay, mặc dù vẫn sẽ tiến hành nếu nhận được lệnh nhưng ông cũng phải công nhận rằng nó đầy ám ảnh và không muốn nhìn thấy con cháu mình tiếp tục con đường này. "Tôi sẽ là đao phủ cuối cùng trong gia đình".
Theo 24h
Ả-rập Xê-út thiếu đao phủ chém đầu tội phạm Thi hành án tử hình ở Ả-rập Xê-út (Ảnh: Rex Features) Do thiếu đao phủ, quốc gia vùng vịnh đang cân nhắc bãi bỏ hình thức hành quyết chặt đầu nơi công cộng, thay bằng hình thức xử bắn. Ủy ban hỗn hợp gồm đại diện Bộ Nội vụ, Tư pháp và Y tế của Ả-rập Xê-út cho rằng, việc xử bắn sẽ...