Thế giới nóng lên tạo ra ‘kỷ nguyên’ của muỗi
Khủng hoảng khí hậu gây khốn đốn cho nhiều sinh vật, nhưng các nhà khoa học khá chắc chắn rằng có một loài lại giành lợi thế từ nó, đó là muỗi.
Muỗi bùng nổ “dân số”
Một con muỗi Anopheles – loài có thể lây truyền bệnh sốt rét. Ảnh: Reuters
Muỗi phát triển mạnh ở nơi ấm áp và ẩm ướt. Biến đổi khí hậu dẫn đến các đợt nắng nóng thường xuyên hơn và khắc nghiệt hơn, kèm theo đó là bão và lũ lụt để lại những vũng nước tù đọng. Đây chính là nơi sinh sản ưa thích của muỗi. Từ đó, loài muỗi bùng nổ “dân số”.
Lần đầu tiên sau 20 năm, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ ( CDC) cảnh báo về một số trường hợp mắc bệnh sốt rét lây truyền trong lãnh thổ. CDC hôm 27/6 cho biết đã có 4 ca được ghi nhận tại Florida và 1 ca tại Texas.
Mặc dù còn quá sớm để biết liệu những trường hợp này có liên quan đến biến đổi khí hậu hay không, nhưng các nhà khoa học đã cảnh báo rằng bệnh sốt rét có thể trở nên phổ biến hơn ở Mỹ khi nhiệt độ tăng lên.
Điều này làm dấy lên lo ngại mới về nguy cơ muỗi xâm nhập vào những khu vực mà chúng đã vắng bóng một thời gian hoặc chưa bao giờ xuất hiện. Kèm theo đó là quan ngại về những căn bệnh chết người lây truyền do muỗi.
Phun thuốc diệt muỗi tại một ngôi nhà ở Peru ngày 11/6. Ảnh: AFP
Nhiệt độ tăng tạo điều kiện để muỗi phát triển nhanh hơn và sống lâu hơn. Chúng thường chết trong mùa Đông khắc nghiệt ở nhiều nơi, nhưng giờ đây loài côn trùng này lại cơ hội sống sót cao hơn và có nhiều thời gian hơn để xây dựng quần thể. Nhiệt độ cao cũng đẩy nhanh thời gian cần thiết để ký sinh trùng hoặc virus trưởng thành bên trong muỗi.
Video đang HOT
Giáo sư dự bị Oliver Brady tại Trường Y học nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London (Anh) phân tích: “Nhiệt độ càng nóng thì quá trình đó càng ngắn lại. Vì vậy, những con muỗi này không chỉ sống lâu hơn mà còn có khả năng lây nhiễm sớm hơn”.
Ngoài ra, khi trời nóng hơn, nhiều người có xu hướng ra ngoài vào buổi sáng và chiều muộn – thời điểm lý tưởng cho muỗi. Theo một phân tích gần đây từ nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận Climate Central, số “ngày muỗi” – những ngày nóng ẩm loài muỗi yêu thích – tại Mỹ đã tăng lên trên toàn quốc. Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu kéo dài hơn bốn thập niên ở gần 250 địa điểm và nhận thấy rằng trên 70% trong số đó đã trở nên thân thiện hơn với muỗi.
Nhiệt độ cũng đang thúc đẩy các thành phố tăng không gian xanh. Các không gian xanh tạo bóng râm, có tác dụng làm mát quan trọng nhưng cũng có thể là nơi sinh sản mới lý tưởng cho muỗi.
Nguy cơ từ các căn bệnh do muỗi truyền
Một con muỗi dưới kính hiển vi. Ảnh: Reuters
Mặc dù hầu hết trong 200 loài muỗi ở Mỹ vô hại, nhưng có khoảng một chục loài có thể truyền bệnh cho người với virus chikungunya, sốt xuất huyết, zika và virus Tây sông Nile. Trong khi các bệnh nghiêm trọng do muỗi truyền hiếm gặp ở Mỹ thì các quốc gia khác không may mắn như vậy. Theo một nghiên cứu gần đây, biến đổi khí hậu đang giúp muỗi mở rộng phạm vi của chúng một cách đáng kể ở châu Phi cận Sahara, nơi bệnh sốt rét đã dẫn đến những hậu quả tàn khốc.
Một báo cáo của Đại học Georgetown (Mỹ) cho thấy trung bình, muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét đã di chuyển lên độ cao cao hơn khoảng 6m và dịch về phía Nam gần 4,8 km một năm. Nhà sinh vật học Colin Carlson tại Đại học Georgetown và đồng tác giả của báo cáo cho biết, tốc độ này diễn ra sau biến đổi khí hậu và có thể kéo theo hậu quả đáng kể đối với những khu vực chưa từng có sốt rét trước đây và chưa được chuẩn bị.
Sốt xuất huyết là một căn bệnh có khả năng gây chết người khác, có thể gia tăng trong một thế giới ấm hơn. Sốt xuất huyết khiến người mắc tăng thân nhiệt, buồn nôn, nôn, mệt mỏi và tiêu chảy, trong một số trường hợp là chảy máu trong và tử vong. Không có cách chữa trị hoặc điều trị cụ thể cho bệnh sốt xuất huyết. Thực tế này khiến những người mắc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc vượt qua các triệu chứng.
Peru hiện đang vật lộn với đợt bùng phát bệnh sốt xuất huyết lây truyền do muỗi tồi tệ nhất được ghi nhận, đã có khoảng 150.000 người mắc và hơn 250 người tử vong. Các chuyên gia cho rằng lượng mưa và nhiệt độ cao bất thường đã tạo điều kiện lý tưởng cho muỗi.
Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết được điều trị tại bệnh viện ở Islamabad, Pakistan, ngày 15/9/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Hiện tại sốt xuất huyết đang gõ cửa cả châu Âu và Mỹ. Đã có những đợt bùng phát sốt xuất huyết tại Texas, Florida, Hawaii và Arizona (Mỹ). Vào tuần trước, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) cảnh báo rằng loài muỗi Aedes albopictus – có thể truyền bệnh sốt xuất huyết và chikungunya – đang di chuyển về phía Bắc và phía Tây châu lục. Cô Celine Gossner tại ECDC nhấn mạnh: “Điều đáng ngạc nhiên là tốc độ lây lan”. Cô cho biết chỉ trong một thập niên, số khu vực có loài muỗi này sinh sống đã tăng gấp ba lần.
Tuy nhiên, Mỹ và châu Âu khó có thể phải hứng chịu những đợt bùng phát lớn hoặc số lượng lớn các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Ông Oliver Brady cho rằng Trung Quốc và một số vùng của Ấn Độ có nguy cơ đặc biệt cao.
Nhà sinh thái học Shannon LaDeau tại Viện Nghiên cứu Hệ sinh thái Cary (Mỹ) nhận định các cộng đồng ở tuyến đầu của khủng hoảng khí hậu sẽ luôn đứng trước nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bệnh lây truyền do muỗi.
Tuy nhiên, sự chuyển dịch của các bệnh do muỗi truyền sang khu vực như Mỹ và châu Âu vẫn có thể là một cú sốc. Cô LaDeau nói với CNN: “Những người sống ở vùng ôn đới sẽ thấy cách sống của họ thay đổi khá nhiều vì trước đây họ chưa bao giờ phải lo lắng về điều đó”.
Kế hoạch phòng vệ
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa bệnh sốt rét cho trẻ em tại Yala, Kenya. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển các công cụ có thể đánh giá tốt hơn mối liên hệ giữa các bệnh do muỗi truyền và biến đổi khí hậu. Trong thời gian chờ đợi, có nhiều cách để mọi người có thể tự bảo vệ mình khỏi rủi ro, bao gồm bôi thuốc chống muỗi, giăng màn trên cửa sổ và cửa ra vào, thường xuyên cắt cỏ và phát quang bụi rậm xung quanh nhà, loại bỏ nước đọng ở bình hoa, thùng rác…
Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu phương pháp công nghệ cao để giảm quần thể muỗi. Một dự án ở Florida (Mỹ) đang thử nghiệm loại muỗi biến đổi gene để truyền gene gây chết muỗi cái. Có nhiều thí nghiệm khác liên quan đến việc sử dụng vi khuẩn wolbachia có thể ngăn chặn virus nhân lên bên trong cơ thể muỗi, khiến chúng ít có khả năng truyền virus hơn.
Ngoài ra còn có vaccine đang được nghiên cứu phát triển cho các bệnh như sốt xuất huyết và sốt rét.
Nhưng trên hết, giải quyết biến đổi khí hậu sẽ có tác động rất lớn. Ông Brady phân tích rằng giảm ô nhiễm đang làm nóng hành tinh sẽ dẫn đến tương lai rất khác đối với các bệnh do muỗi truyền.
Số người cần hỗ trợ lương thực khẩn cấp trên toàn cầu tăng mạnh trong năm 2022
Năm 2022, khoảng 258 triệu người cần hỗ trợ lương thực khẩn cấp do ảnh hưởng của xung đột, các cú sốc về kinh tế và các thảm họa khí hậu, tăng mạnh so với mức 193 triệu người của năm 2021.
Trẻ em nhận thức ăn cứu trợ tại trại tị nạn gần làng Yazi Bagh, Syria. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đây là kết quả báo cáo mới của Liên hợp quốc (LHQ) về các cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Theo Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, việc có tới hơn 250 triệu người đối mặt với tình trạng đói kém ở những mức độ khẩn cấp, trong đó nhiều người có nguy cơ chết đói, là điều không thể chấp nhận được. Theo ông, báo cáo đã phản ánh thất bại về mặt nhân đạo khi thế giới nỗ lực đạt tiến bộ trong thực hiện mục tiêu chấm dứt tình trạng đói nghèo và đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng cho tất cả mọi người.
Theo báo cáo của LHQ, hơn 40% số người cần lương thực khẩn cấp sống ở các nước gồm CHDC Congo, Ethiopia, Afghanistan, Nigeria và Yemen. Năm 2021, thế giới có 193 triệu người trong tình trạng mất an ninh lương thực ở các mức độ khẩn cấp tập trung ở 53 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến năm 2022, số lượng người trong diện trên tăng lên 258 triệu người, mở rộng ra 58 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2022 cũng là năm thứ 4 liên tiếp số liệu trên tăng.
Các cuộc xung đột và tình trạng di dân trên diện rộng tiếp tục là những nguyên nhân chính khiến nạn đói toàn cầu thêm nghiêm trọng. Ông Antonio Guterres cho rằng nghèo đói gia tăng, bất bình đẳng sâu sắc hơn, sự phát triển bị kìm hãm, khủng hoảng khí hậu và các thảm họa thiên nhiên cũng góp phần dẫn tới mất an ninh lương thực.
Tổng thư ký LHQ cảnh báo việc thực hiện SDGs không đạt tiến triển Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 26/4 cảnh báo việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) không đạt tiến triển. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres. Ảnh: THX/TTXVN Tại buổi giới thiệu ấn bản đặc biệt của Báo cáo tiến trình triển khai SDGs, Tổng thư ký cho biết: "Còn nửa thời gian nữa là...