Thế giới nỗ lực tìm kiếm giải pháp phục hồi sau đại dịch Covid-19
Covid-19 vốn đã khiến gần 1,5 triệu người thiệt mạng, các nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, hàng chục triệu người thất nghiệp, mất việc làm ở cả các nước giàu và nghèo…
Trong ngày 3-4/12, Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Covid-19 diễn ra với sự góp mặt của hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới và Bộ trưởng các nước. Đại biểu các nước lần lượt sẽ có các bài phát biểu nhằm thảo luận về kinh nghiệm phản ứng của toàn cầu đối với dịch bệnh, cũng như cùng nhau tìm ra con đường tốt nhất để phục hồi sau đại dịch.
Covid-19 vốn đã khiến gần 1,5 triệu người thiệt mạng, các nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, hàng chục triệu người thất nghiệp, mất việc làm ở cả các nước giàu và nghèo… Ảnh: KT
Phép thử cho chủ nghĩa đa phương
Diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, hội nghị lần này được đánh giá là một phép thử nữa cho chủ nghĩa đa phương cũng như vai trò của Liên Hợp Quốc trong ứng phó với các vấn đề toàn cầu.
Mục đích của sự kiện này đó là thảo luận những hậu quả của đại dịch, chia sẻ các kinh nghiệm ứng phó với Covid-19 và cố gắng tìm ra định hướng cho tương lai với sự đoàn kết và phối hợp của các nước.
Trong thời gian qua, trên thực tế các thành viên Liên Hợp Quốc chưa có được một giải pháp thực sự hiệu quả trong việc thúc đẩy hợp tác, phối hợp giữa các thành viên trong công tác ứng phó với dịch bệnh, vẫn còn có những chia rẽ và tranh cãi trong vấn đề này như giữa Mỹ và Trung Quốc, hai điểm nóng Covid-19 lớn trên thế giới.
Nỗ lực kêu gọi chung tay nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa Covid-19 cũng chưa phát huy được hiệu quả khi chưa có tiến triển đáng kể nào được ghi nhận trong khi hầu hết các tín hiệu tích cực trong lĩnh vực này chủ yếu đến từ các công ty tư nhân ở các quốc gia đơn lẻ.
Video đang HOT
Chính vì vậy, trong bối cảnh một số vaccine thử nghiệm có hiệu quả cao và có thể sẽ được phê duyệt cho sử dụng khẩn cấp trong thời gian tới, vai trò của Liên Hợp Quốc lại càng trở nên quan trọng trong việc kêu gọi các nước phát triển góp phần cung cấp vaccine cho các nước kém phát triển hơn trên cơ sở công bằng cũng như tham gia điều phối và phân bổ vaccine để cùng một mục đích chung là dập tắt dịch bệnh và giúp các nước khắc phục các hậu quả. Do vậy, hội nghị đặc biệt về Covid-19 lần này chính là một dịp nữa để Liên Hợp Quốc khẳng định và phát huy vai trò của mình trong ứng phó với các vấn đề toàn cầu.
Những bài phát biểu đáng chú ý
Covid-19, chủ đề của hội nghị, đã thu hút sự quan tâm và tham gia phát biểu của nguyên thủ của rất nhiều nước bao gồm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam, nước đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong ứng phó với Covid-19 trong thời gian qua.
Nội dung của hầu hết các bài phát biểu đều nhằm chia sẻ những kinh nghiệm ứng phó với Covid-19.
Lãnh đạo các nước đều cho rằng ứng phó với Covid-19 cần phải toàn diện và lâu dài vì dịch bệnh sẽ không thể sớm chấm dứt. Có ý kiến cho rằng cần tập trung nỗ lực chống dịch trong thời điểm mùa Đông khi Covid-19 có thể bùng phát trở lai và việc mở cửa lại các hoạt động kinh tế vẫn cần đảm bảo thực hiện công tác phòng tránh lây nhiễm nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân.
Ngoài ra, không chỉ mở cửa lại nền kinh tế, các nước cũng cần đảm bảo tiếp tục tập trung cho giáo dục và trường học khi dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý của trẻ nhỏ khi không được tới trường học trực tiếp. Một số nước cũng nhân dịp này để nhấn mạnh sự cần thiết phải đối phó với biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo sự phát triển của mỗi nước.
Hội nghị diễn ra trong hai ngày và nội dung của ngày 4/12 (theo giờ Mỹ) sẽ cụ thể và thiết thực hơn khi sẽ có những phiên thảo luận về các chủ đề bao gồm ứng phó Covid-19 của hệ thống Liên Hợp Quốc, quá trình phát triển, sản xuất và phân phối vaccine, và các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế, xã hội do đại dịch gây ra nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Căng thẳng Mỹ – Trung Quốc sẽ tác động đến các nỗ lực đa phương?
Chương trình hội nghị không hề có nội dung về một hành động chính trị nào liên quan tới Covid-19 và cũng không có một tuyên bố chung được dự kiến đưa ra sau hội nghị. Những yếu tố mà chị vừa nói đúng là có những tác động nhất định đối với các nỗ lực đa phương trong ứng phó với Covid-19.
Thứ nhất đó là những nước lớn vẫn tập trung cho lợi ích riêng của mình, điển hình là trong nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa Covid-19. Cuộc chạy đua bào chế vaccine đã diễn ra trong suốt thời gian qua và nước cán đích đầu tiên chắc chắn sẽ giành được nhiều lợi ích bao gồm việc củng cố hình ảnh và tăng cường tầm ảnh hưởng của mình. Cuộc chạy đua vaccine ngừa Covid-19 hiện nay đang chỉ là cuộc chơi của các nước lớn.
Thứ hai đó là, Mỹ và Trung Quốc, ngoài tranh cãi xung quanh nguồn gốc của virus còn đang căng thẳng trong nhiều lĩnh vực khác, đây là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và có tầm ảnh hưởng rất lớn tới những nước khác nên căng thắng giữa hai cường quốc này sẽ kéo theo hệ lụy là thế giới sẽ khó đoàn kết và các nỗ lực đa phương sẽ khó có thể trở thành hiện thực.
Chính vì vậy, hội nghị này được tổ chức với một trong những mục đích đó là thảo luận cách thức hệ thống đa phương có thể phối hợp thế nào với các chính phủ và đối tác tư nhân trong việc đảm bảo tiếp cận và phân phối công bằng vaccine ngừa Covid-19 cũng như có các nguồn tài chính nào để giúp thực hiện điều này. Do đó, hội nghị này đúng như chị đề cập lúc ban đầu là một phép thử nữa cho chủ nghĩa đa phương và vai trò của Liên Hợp Quốc trong ứng phó với các vấn đề toàn cầu.
Indonesia và Nhật Bản nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhấn mạnh rằng chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Suga và phu nhân là biểu tượng cho cam kết tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược gắn bó giữa hai nước.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo cùng phu nhân (phải) đón Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và phu nhân. (Nguồn: Kyodo)
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, chiều 20/10, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã tới Indonesia, bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài hai ngày tại quốc gia Đông Nam Á này.
Phát biểu họp báo chung sau hội đàm chính thức, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhấn mạnh rằng chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Suga và phu nhân là biểu tượng cho cam kết tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược gắn bó giữa hai nước.
Theo ông Widodo, trong một thế giới đầy bất ổn như hiện nay, chuyến thăm của Thủ tướng Suga cho thấy Nhật Bản và Indonesia đã lựa chọn hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau.
Về phần mình, Thủ tướng Nhật Bản Suga cho biết đã nhất trí với Tổng thống Widodo về việc tổ chức các cuộc đàm phán an ninh giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước.
Ông Suga cũng thông báo Nhật Bản sẽ cấp 50 tỷ yen (473 triệu USD) vốn vay lãi suất thấp cho Indonesia nhằm hỗ trợ ứng phó với cuộc khủng hoảng COVID-19.
Trước đó, tại hội đàm, hai bên đã đạt được ít nhất 4 thỏa thuận, trong đó có bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác y tế giữa Indonesia và Nhật Bản, và đóng góp của Nhật Bản để thành lập Quỹ ASEAN ứng phó với COVID-19.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí thiết lập hành lang đi lại cho các chuyến công tác thiết yếu giữa hai nước.
Tổng thống Widodo hoan nghênh các công ty Nhật Bản chuyển nhà máy và mở rộng đầu tư sang Indonesia, đồng thời cam kết tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản từ Nhật Bản.
Hai ông cũng khẳng định sự ủng hộ đối với Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP) nhằm biến Biển Đông thành khu vực hòa bình và ổn định.
Indonesia là chặng dừng chân thứ hai (sau Việt Nam) trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên (kéo dài 4 ngày) kể từ khi Thủ tướng Suga nhậm chức cách đây một tháng. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo nước ngoài tới Indonesia kể từ khi diễn ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Chuyến công du này được xem là một nỗ lực để Nhật Bản củng cố quan hệ với các nước chủ chốt ở khu vực Đông Nam Á, đồng thời thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở./.
Thúc đẩy quyền năng kinh tế phụ nữ trong dịch Covid-19 Ngày 12/10, Đối thoại cao cấp của Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) về "Thúc đẩy quyền năng kinh tế phụ nữ trong bối cảnh đại dịch Covid-19" đã khai mạc tại Hà Nội. Đông đảo đại biểu tham dự sự kiện từ nhiều điểm cầu Đối thoại là sáng kiến do Việt Nam đề xuất, được các thành viên ASEM...