‘Thế giới nhìn Việt Nam như một chàng trai hết sức dũng cảm’
TS Võ Trí Thành – Phó Viện ưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho hay, thế giới nhìn Việt Nam như một chàng trai hết sức dũng cảm, dám chơi với các gã khổng lồ khi liên tiếp ký kết 15 FTA lớn.
Trong tọa đàm “Kết nối Ngân hàng và Doanh nghiệp xuất khẩu – Đón bắt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do ngày 14.9, những bất cập đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được giới chuyên gia đưa lên bàn “mổ xẻ”.
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho hay, với 5 FTA mới kí thêm sẽ giúp Việt Nam có một cơ cấu thị trường cân bằng hơn, giảm phụ thuộc thị trường Đông Á.
Bởi 5 FTA đàm phán thêm đều với các đối tác có cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu bổ sung với nước ta chứ ít cạnh tranh. Lợi ích thu được trong các FTA này cao hơn so với những nước có cơ cấu hàng hóa xnk cạnh tranh với nhau.
“Số lượng FTA nhiều hay ít không quan trọng mà quan trọng là lợi ích mang lại lớn hay nhỏ” – Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế – TS. Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương lại cho hay, các nước nhìn Việt Nam như một chàng trai hết sức dũng cảm, dám chơi với các gã khổng lồ khi liên tiếp ký kết 15 FTA lớn.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam có năng lực cạnh tranh rất yếu, nguy cơ tiềm tàng mất thị trường nội địa là khá lớn. Đương đầu với các đối thủ sừng sỏ, nếu không cẩn trọng sẽ từ “dũng cảm” thành “liều lĩnh”.
Còn theo ông Trần Thanh Hải – Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), đặc điểm của doanh nghiệp xuất khẩu trong nước là quy mô vốn nhỏ, hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, năng lực quản lý, khả năng tiếp cận thị trường, công nghệ. Sản lượng, giá trị chủ yếu dựa vào giá lao động rẻ và quy mô sản xuất, ít dựa vào giá trị gia tăng trên đầu sản phẩm, không có liên kết chuỗi, dễ đổ vỡ trước biến động của thị trường.
Hơn nữa, cũng theo ông Hải, doanh nghiệp Việt còn chịu không ít thách thức từ cạnh tranh, hấp thụ ưu đãi, thiếu doanh nghiệp chủ lực, phụ thuộc thị trường ngoài…
Video đang HOT
Chính sách hỗ trợ thiếu minh bạch, bình đẳng
Bên cạnh đó, khó khăn cho doanh nghiệp còn đến từ chính sách. Bà Hoàng Thị Tư – Hàm Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tổng hợp – Ban Kinh tế Trung ương chỉ ra nhiều hạn chế về chính sách Nhà nước đối với doanh nghiệp.
Theo bà Tư, khung pháp lý về hỗ trợ DNNVV còn chung chung, chủ yếu mang tính định hướng, thiếu minh bạch, chưa tạo được sự bình đẳng cho doanh nghiệp tiếp cận. Chính sách hỗ trợ manh mún, ưu đãi nhỏ lẻ, không tạo được đột phá, chưa chú ý tới đặc tính về quy mô nhỏ và cực nhỏ của doanh nghiệp Việt.
Bà Tư cũng cho rằng, hệ thống chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh còn tản mát, mục tiêu thiếu nhất quán, thiếu cơ bản và không cụ thể. Hơn 80% các chính sách hỗ trợ DNNVV không có sự đánh giá kết quả hỗ trợ, thiếu tiêu chí đánh giá tác động. Đa số các chính sách hỗ trợ khi triển khai đều gặp vướng mắc.
Nói thêm, vị đại diện của Ban Kinh tế trung ương cho hay, hỗ trợ về thị trường kém hiệu quả, chính sách khó thực hiện, không có cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm theo chuỗi, các Bộ, ngành chịu trách nhiệm chung chung. Chính sách hỗ trợ không đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp, tiến độ thực hiện chậm, hiệu quả thấp, chưa chú trọng đến vai trò của các doanh nghiệp lớn.
Theo ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), các DNNVV phải chủ động, nhìn nhận được thời cơ.
“Việc đón thời cơ không có công thức chung. Trên cơ sở nắm bắt thông tin về các FTA, doanh nghiệp xác định lợi thế và thách thưc cụ thể đối với lĩnh vực kinh doanh của mình. Sau đó xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, khai thác tối đa lợi thế, giảm thiểu thách thức, nâng cao sức cạnh tranh” – ông Thái cho hay.
Bên cạnh đó, theo ông Trần Hoài Nam – Trưởng phòng khách hàng DNNVV Vietinbank, việc vượt qua các hàng rào phi thuế quan thực sự là một thách thức đối với các DNNVV.
“Do nguồn lực đầu tư, đổi mới kỹ thuật, công nghệ còn hạn chế, những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh kiểm dịch, đóng gói, bao bì, khả năng truy soát nguồn gốc, các tiêu chuẩn liên quan đến sức khỏe và đời sống con người do EU, Nhật Bản, Mỹ… đặt ra khiến các DNNVV không dễ dàng xâm nhập thị trường này” – ông Nam cho hay.
Theo Một thế giới
Hà Nội: Phản ứng lạ của người dân sau vụ sập cần cẩu
"Kiểm tra lộ trình trước khi lên xe ôm"; "Họp khẩn để bàn đường né họa"; "Xông vào đường tắc để tránh tuyến dự án đường sắt đang thi công"... Đây là những phản ứng lạ của người dân khi tham gia giao thông sau vụ sập cẩu đè nhà dân, khiến một thai phụ phải đi cấp cứu ngày 12/5 trên đường Cầu Giấy, Hà Nội. Chi thêm tiền để "né" tuyến đang thi công
Sau vụ sập cần cẩu ngày 12/5, tại công trường dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội, đoạn qua số nhà 359-361 đường Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) khiến một nhà dân bị hư hại và một phụ nữ mang thai phải đi cấp cứu, người dân hay lưu thông qua khu vực này đã không giấu được sự hoang mang.
Anh Phùng Trung Đức, lái xe ôm tại Bến xe Mỹ Đình cho biết, sau vụ sập cần cẩu ở đường Cầu Giấy, hành khách đi xe ôm từ bến xe này về nội thành đã xuất hiện thói quen... lạ.
"Sau khi nói điểm đến, thỏa thuận giá cả xong, hành khách nào cũng "chếch" ngay lộ trình. Lần đầu là vào sáng 13/5, một nữ hành khách vừa xuống xe tuyến Nghệ An - Hà Nội vẫy tôi và hỏi giá cả về đầu Đê La Thành. Thỏa thuận giá xong, nữ hành khách nọ hỏi lộ trình đường đi. Ban đầu cứ nghĩ hành khách hỏi đường là chuyện thường nên tôi "phán" ngay tuyến Phạm Hùng - Xuân Thủy - Cầu Giấy - Đê La Thành hoặc Tôn Thất Thuyết - Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Đê La... Tôi nói chưa xong lộ trình thì nữ hành khách ngắt lời và yêu cầu, đi tuyến nào để tránh đường Xuân Thủy - Cầu Giấy vì sợ thép rơi, cẩu đè thì đi. Sau đó, nữ hành khách nọ đã chọn lộ trình Tôn Thất Thuyết - Trần Thái Tông - Nguyễn Phong Sắc - Trần Đăng Ninh - Nguyễn Khánh Toàn...để về Đê La Thành và chịu giá cao hơn lộ trình cũ".
Các vụ tai nạn ở dự án đường sắt đô thị Hà Nội là nỗi khiếp đảm của người đi đường. Ảnh: P.Bình
"Khác với lái xe ôm, lái xe taxi không bị yêu cầu đi tránh hai tuyến Cầu Giấy, Xuân Thủy, Hồ Tùng Mậu... bởi trước đó Sở GTVT đã cắm biển cấm và phân luồng taxi đi trên các tuyến khác. Tuy nhiên, câu chuyện giữa hành khách và tài xế lại chủ yếu xoay quanh vụ sập cẩu, rơi thép", anh Đoàn Xuân Thao, lái xe taxi Mai Linh cho biết.
Cũng theo anh Thao, phần lớn cư dân xóm trọ nơi anh ở (ngõ 79, Dương Quảng Hàm) vốn trước đây hay chọn đường Cầu Giấy, Xuân Thủy để lưu thông nay đã bàn nhau "vạch" đường khác để đi. Mục đích của cuộc "họp xóm" bất thường vào tối ngày 12/5 là để tìm đường đi "vừa an toàn vừa tránh được ùn tắc vào giờ cao điểm".
Theo ghi nhận của PV Báo GĐ&XH, nếu như trước đây nhiều cư dân ở phố Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Văn Huyên, Tô Hiệu, Nghĩa Tân... thường chọn lộ trình Nguyễn Văn Huyên - Cầu Giấy hoặc Nguyễn Khánh Toàn - Dương Quảng Hàm - Cầu Giấy để đi vào nội thành nhằm tránh nút ùn tắc ở cầu Dịch Vọng (giao Nguyễn Khánh Toàn - đường Bưởi) đang thi công thì nay họ lại chọn lộ trình này để "né" họa. "Mặc dù ùn tắc vào giờ cao điểm nhưng tuyến này không có rào chắn thi công, không có cẩn cẩu và sắt thép treo lơ lửng trên đầu", chị Nguyễn Thị Linh, ngõ 165 Dương Quảng Hàm (Cầu Giấy) nói.
Nhà thầu chính nhận lỗi
Ngày 21/5 tới, nhà thầu Dealim (Hàn Quốc) bị buộc phải hoàn tất việc kiểm tra, rà soát lại biện pháp thi công, tăng cường giám sát trên công trường nhằm bảo đảm an toàn để Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội báo cáo UBND thành phố. Đây là một phần nội dung trong cuộc họp kiểm điểm do Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội tổ chức chiều 13/5, sau khi các sự cố nghiêm trọng liên tiếp xảy ra.
Trong cuộc họp này, đại diện nhà thầu chính Daelim đã xin lỗi và nhận trách nhiệm đã để xảy ra sự cố. Nhà thầu này được yêu cầu phải chấp hành các quy định xử phạt theo pháp luật Việt Nam. Đồng thời, phối hợp với chủ đầu tư tiếp tục việc khắc phục hậu quả và hỗ trợ người bị thiệt hại. Ngoài nhà thầu chính, đơn vị tư vấn Systra cũng phải có báo cáo làm rõ trách nhiệm giám sát tại hiện trường nhằm phục vụ việc củng cố tăng cường công tác giám sát sau này, bảo đảm an toàn công trình.
Liên quan đến sự cố này, ngày 13/5, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã ký văn bản yêu cầu Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội chỉ đạo dừng mọi hoạt động thi công trên công trường các gói thầu số 1, số 2 của dự án để thực hiện kiểm tra, rà soát các biện pháp thi công bảo đảm trật tự ATGT, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
Ông Hùng yêu cầu kiên quyết loại ra khỏi công trường mọi thiết bị, máy móc, vật tư không bảo đảm yêu cầu về an toàn kỹ thuật, chất lượng; đình chỉ thi công đối với các nhà thầu không tuân thủ các kế hoạch và quy trình thi công đã phê duyệt, không tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thi công.
Lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội chủ trì, phối hợp với đơn vị tư vấn Systra, các sở, ngành liên quan kiểm tra, rà soát, điều chỉnh phương án tổ chức thi công bảo đảm an toàn cho người và phương tiện, thiết bị làm việc tại công trường, người và phương tiện tham gia giao thông khu vực dự án; tăng cường giám sát thi công trên công trường bảo đảm việc thi công đúng quy trình, phương án đã được phê duyệt và quy định của pháp luật. Công an thành phố chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng, Sở GTVT khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân của sự cố; Sở Xây dựng xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra sự cố.
Các sở ngành liên quan chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thi công, phòng chống cháy nổ, bảo đảm trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên các công trường thi công kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là đối với dự án đường sắt đô thị đang thi công, kịp thời phát hiện những nguy cơ gây mất an toàn thi công, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường để cảnh báo và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Phạt 25 triệu đồng vụ rơi cọc cừ
Ngày 13/5, Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt hành chính 25 triệu đồng, buộc khắc phục hậu quả đối với nhà thầu Posco (Hàn Quốc). Trước đó, ngày 10/5 tại gói thầu số 4 dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đã xảy ra sự cố rơi cọc cừ nặng hơn 600kg và may mắn không gây thương tích cho người đi đường.
Theo_Dân việt
Cây ATM trước cửa phòng giao dịch ngân hàng phát hoả Vụ cháy xảy ra khoảng 18h30 tối 12-4 tại khu vực trước cửa Phòng Giao dịch số 8, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc dân (NCB), 158 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội. Lửa bốc cao phía trước phòng giao dịch ngân hàng NCB. Ảnh: Otofun Theo nhiều người dân sống gần khu vực này, vào thời điểm trên, cây ATM...