Thế giới ngủ quên trước khi ác mộng Covid-19 Ấn Độ ập đến
Sau khi ngủ quên trước những cảnh báo về nguy cơ đại dịch, cả Ấn Độ và thế giới giờ mới gấp rút chống đỡ với cơn ác mộng tồi tệ.
Đợt bùng phát Covid-19 mạnh ở Ấn Độ là một lời cảnh tỉnh nghiêm trọng. Số ca nhiễm tăng vọt trong mùa xuân là một điều bất ngờ, khi chỉ vài tháng trước, Ấn Độ chứng kiến số ca nhiễm hàng ngày giảm mạnh một cách bí ẩn.
Mọi thứ bắt đầu thay đổi từ vài tuần trước, khi số ca nhiễm bắt đầu tăng lên hồi giữa tháng 3. Đến tháng 4, số ca nhiễm hàng ngày đã chạm mức 100.000, cao hơn đỉnh điểm hồi tháng 9/2020. Chỉ trong thời gian ngắn, số ca nhiễm mới tăng gấp ba lần, cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới và chiếm 39% số ca nhiễm hàng ngày của toàn cầu. Số người chết của Ấn Độ giờ hơn 200.000, nhưng có nhiều nghi vấn số ca tử vong thực tế cao gấp 30 lần, lên tới 6 triệu.
Đợt bùng phát mới dường như là kết quả của nhiều yếu tố, từ biến chủng dễ lây lan, tiêm chủng chậm chạp và nới lỏng các hạn chế mà chuyên gia từng cảnh báo. Tuy nhiên, Adam Taylor, nhà phân tích của Washington Post, cho rằng có lẽ phần lớn thế giới đã ngủ quên trước đại dịch.
Người phụ nữ đau lòng khi chồng chưa cưới chết vì Covid-19 tại Guwahati, Ấn Độ hôm 27/4. Ảnh: AP.
Khi các nước như Mỹ bắt đầu ghi nhận kết quả đáng khích lệ từ chiến dịch tiêm chủng đại trà, mạng xã hội Ấn Độ tràn ngập những câu chuyện về tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất vaccine và oxy. Những câu chuyện về biến chủng mới dễ lây lan có tên B.1.617 cũng phủ kín các trang báo toàn cầu.
Cho tới tuần trước, thế giới mới thực sự có hành động, khi các nước như Anh và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất UAE cam kết hỗ trợ máy tạo oxy hoặc máy thở. Ngay cả Trung Quốc, giữa cuộc tranh chấp biên giới với Ấn Độ, cũng đề nghị gửi vaccine cho nước láng giềng nhưng không nêu chi tiết.
Quốc gia được chú ý nhiều nhất là Mỹ. Ngày 26/3, Tổng thống Joe Biden nói với Thủ tướng Narendra Modi rằng Mỹ sẽ cung cấp nguồn cung oxy, vật liệu sản xuất vaccine và liệu pháp điều trị, đồng thời cho biết Washington sẽ chia sẻ 60 triệu liều vaccine AstraZeneca cho các nước có nhu cầu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi liệu sự giúp đỡ từ Mỹ và các nước có quá ít và quá muộn hay không. Đặc biệt, không ít người bày tỏ phẫn nộ với Mỹ vì không nhanh chóng hỗ trợ Ấn Độ ngay sau khi nhận định nước này là một đồng minh quan trọng ở châu Á.
Thậm chí nhiều quan chức Ấn Độ cũng tỏ ra bất ngờ với tốc độ của Mỹ. “Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là phản ứng chậm chạp của Mỹ. Nó đã tạo ra một số hiểu lầm trong dư luận và đôi khi còn gây rắc rối”, một quan chức Ấn Độ nói với Wall Street Journal.
Nhiều người ở Mỹ cũng có cùng suy nghĩ. Thomas Wright, thành viên cấp cao Viện Brookings, ngày 26/4 đăng tweet rằng quyết định chia sẻ vaccine là đúng đắn, nhưng “chính quyền sẽ nhận được ít tín nhiệm hơn rất nhiều khi làm vào lúc này sau khi chịu áp lực lớn, thay vì một tuần trước đó”.
Tình huống này một lần nữa làm dấy lên các câu hỏi về chính sách vaccine của Mỹ, trong đó tập trung vào trong nước và phần lớn bỏ qua các vấn đề về nguồn cung vaccine toàn cầu, ngoại trừ cam kết hỗ trợ 4 triệu USD cho Covax. Các nhà chỉ trích, trong đó có nhà lập pháp Anh Claudia Webbe, chỉ ra rằng Mỹ và nhiều nước giàu khác đã không ủng hộ đề xuất từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vaccine Covid-19.
Một vấn đề khác khiến Mỹ vấp chỉ trích là quy định kiểm soát nghiêm ngặt của nước này. Adar Poonawalla, giám đốc điều hành Viện Serum, nhà sản xuất vaccine hàng đầu Ấn Độ, nói chính các vấn đề về nguồn cung bắt nguồn từ Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, trong đó hạn chế xuất khẩu các vật liệu quan trọng để sản xuất vaccine.
Quan chức Mỹ đã phủ nhận cáo buộc về sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, nhưng từ chối trả lời các cẩu hỏi về từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ. Nhà Trắng cũng thừa nhận 10 triệu liều AstraZeneca có thể “mất vài tuần” trước khi được chuyển tới các nước có nhu cầu.
Nhưng Mỹ không phải nước duy nhất hành động chậm chạp trước “cơn bão” Covid-19 của Ấn Độ. Dù nhiều người Ấn Độ tỏ ra phẫn nộ với tốc độ hỗ trợ quốc tế chậm chạp, không ít người khác chĩa mũi dùi chỉ trích vào những người thân cận hơn. Thủ tướng Modi và đảng cầm quyền theo chủ nghĩa dân tộc Hindu của ông đã hứng nhiều chỉ trích vì dỡ bỏ hạn chế quá sớm và cho phép tổ chức các sự kiện lớn, như vận động chính trị hay lễ hội tôn giáo.
Nhiều người cho rằng ông Modi có vẻ đã tuyên bố thắng trận trước khi trận chiến kết thúc. Trong một bài viết trên Financial Times, Gideon Rachman viết rằng Ấn Độ và Modi đã trở thành con mồi của Covid-19. Rachman cho rằng dù đây không phải dịch bệnh duy nhất, Modi vẫn “mắc lỗi nghiêm trọng”, trong đó có việc không thể “dùng sự suy giảm ca nhiễm sau đợt đầu tiên để dự đoán làn sóng thứ hai”.
Nhân viên y tế hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 bên ngoài một trung tâm cách ly ở Mumbai hôm 27/4. Ảnh: Bloomberg.
Ngoài ra, với tư cách là trung tâm sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, phần lớn nguồn cung của Ấn Độ được xuất khẩu. Tuy nhiên, New Delhi tháng trước phải áp các hạn chế về xuất khẩu, sau khi vấp nhiều chỉ trích trong nước giữa lúc tình hình Covid-19 diễn biến nghiêm trọng.
Thay vì đối mặt với thất bại, chính phủ Ấn Độ đã nỗ lực che đậy chúng, thậm chí sử dụng luật địa phương khóa chỉ trích Modi trên Twitter, theo Adam Taylor. Tuy nhiên, ngay cả những người chỉ trích Modi gat gắt nhất cũng nói rằng ông không thể gánh hết trách nhiệm.
Nhà văn Vidya Krishnan tranh luận rằng đại dịch đã phơi bày những thất bại của hệ thống y tế Ấn Độ. “Những người Ấn Độ muốn tìm cách có cuộc sống khỏe mạnh hơn đã không thấy hoặc cố tình không thấy hố sâu ngày càng mở rộng. Hiện tại, họ ôm lấy những viên ngọc trai của mình khi những người thân không thể gọi xe cứu thương, bác sĩ, không có thuốc men hay oxy”, Krishnan cho hay.
Đối với một thảm họa có quy mô như Ấn Độ, có rất nhiều bên phải chịu trách nhiệm. Những hồi chuông cảnh báo đáng lẽ phải được gióng lên từ ít nhất một tháng trước, thay vì bị làm ngơ quá lâu ở cả trong nước và quốc tế.
Các hồi chuông ở Ấn Độ giờ được chú ý phần lớn nhờ đây là một quốc gia lớn, có dân số khổng lồ, cũng như quy mô đợt bùng phát lớn. Nhưng nhiều quốc gia nhỏ, nghèo và ít kết nối hơn cũng đang phải đối mặt với những đợt bùng phát đáng lo ngại.
“Chúng ta đang thấy những đợt bùng phát tại các phần còn lại của thế giới. Nepal, Colombia và Malaysia có thể là những nơi tiếp theo”, Matthew Kavanagh, một trong số những học giả tại Đại học Georgetown, nói. “Brazil vẫn chứng kiến ca nhiễm tăng. Chúng ta cũng thấy những đợt bùng phát đáng lo ngại ở Namibia và Botswana. Nó thật đáng sợ”.
“Thế giới đã ngủ quên trước các cảnh báo từ Ấn Độ và đang điên cuồng đối phó với cơn ác mộng. Nhiệm vụ bây giờ là không bỏ lỡ những lời cảnh tỉnh tiếp theo”, Taylor viết.
Ấn Độ có 29.163 ca mắc COVID-19 trong ngày, thấp nhất kể từ giữa tháng 7
Ngày 17/11, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo trong 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 29.163 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 7, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 8,87 triệu ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Cũng trong 24 giờ qua, số ca tử vong do COVID-19 tại Ấn Độ đã tăng thêm 449 ca lên 130.519 ca. Ấn Độ hiện đang là quốc gia có số ca nhiễm cao thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ. Số ca nhiễm mới theo ngày tại nước này đã giảm dần kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 9.
Cuối tuần qua, người dân Ấn Độ đã kỷ niệm lễ hội ánh sáng Diwali của đạo Hindu. Các chuyên gia lo ngại rằng mùa lễ hội có thể khiến số ca nhiễm tại nước này càng tăng mạnh.
* Tại Hàn Quốc, giới chức y tế đang cảnh báo về tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19 trong giới trẻ, đồng thời lo ngại điều này có thể dẫn đến làn sóng dịch bệnh mới trong những tuần tới.
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch COVID-19 (KDCA), trong thời gian từ ngày 11/10-7/11, tỷ lệ những người dưới 50 tuổi trong các ca mới đã tăng 10,8% điểm lên 49,1%. Trong tuần qua, số người nhiễm trong độ tuổi trên chiếm tới 52,2%, trong khi những người từ độ tuổi 50 trở lên chiếm 47,8%.
Những người trẻ tuổi mắc COVID-19 thường không có biểu hiện hoặc triệu chứng nhẹ, song một số người có thể chịu những cơn đau dữ dội và mệt mỏi. Bệnh nhân trẻ có thể là đối tượng truyền nhiễm nguy hiểm, do họ thường có xu hướng giao du nhiều và có nguy cơ vô tình lây bệnh cho người khác. Sự chuyển dịch về độ tuổi mắc bệnh diễn ra trong bối cảnh có nhiều ổ dịch nhỏ tiếp tục xuất hiện tại các trường học, văn phòng, quán cà phê và nhiều địa điểm giới trẻ hay lui tới tại Hàn Quốc.
* Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Australia, chiều 17/11, giới chức bang South Australia xác nhận đã có thêm 5 ca mắc COVID-19 mới liên quan đến ổ dịch tại thành phố Adelaide kể từ ngày 16/11, nâng tổng số ca nhiễm tại đây lên con số 22.
Theo Giám đốc y tế bang South Australia, Nicola Spurrier, trong số 5 ca nhiễm mới, có 1 ca liên quan đến một cơ sở chăm sóc người cao tuổi, 3 ca là thành viên trong gia đình của một nhân viên an ninh của một khách sạn được dùng làm nơi cách ly du khách, và 1 ca còn lại đang được điều tra về nguồn gốc lây bệnh. Bà Spurrier cho biết giới chức y tế đã yêu cầu khoảng 4.000 người có tiếp xúc gần với các ca nhiễm được xác nhận thực hiện tự cách ly, đồng thời kêu gọi người dân đi xét nghiệm và giảm thiểu tiếp xúc xã hội.
Từ tối 16/11, chính quyền bang South Australia đã tái ban bố một số hạn chế nhằm ngăn COVID-19 lây lan, như đóng cửa các phòng tập thể hình, các khu vui chơi giải trí, hạn chế số người tham dự các sự kiện, tạm ngừng tiếp nhận các chuyến bay quốc tế trong 7 ngày... Trong khi dịch bệnh tái bùng phát ở Nam Australia, các địa phương khác ở Australia vẫn đang làm tốt công tác kiểm soát dịch bệnh, trong đó bang Victoria đã trải qua 18 ngày không có ca nhiễm hay tử vong mới nào do COVID-19. Cho đến nay, Australia đã có tổng cộng khoảng 27.800 ca nhiễm và 906 ca tử vong do COVID-19.
Bé sơ sinh sống sót kỳ diệu khi bị chôn sống giữa cánh đồng Một trẻ sơ sinh ở Ấn Độ đã sống sót kỳ diệu sau khi bị chôn sống. Một người đang làm việc trên cánh đồng bất ngờ phát hiện bé bị đất cát vùi lấp. Tình hình sức khỏe của bé đã ổn định. Một đứa bé ở Ấn Độ đã may mắn sống sót khi bị chôn sống trên cánh đồng -...