Thế giới ngày qua: Nga báo động chiến hạm Mỹ chở 28 quả Tomahawk chuẩn bị tấn công Syria
Iran và Mỹ chính thức bước vào “cuộc chiến pháp lý” tại ICJ; Thêm một thủ lĩnh IS ở Afghanistan bị tiêu diệt… là những thông tin nổi bật trên thế giới trong ngày 27/8 được Báo Hà Tĩnh điện tử tổng hợp.
Tổng thống Mỹ Donal Trump (trái) và Tổng thống Iran Hassan Rouhani. (Ảnh: BBC)
Iran và Mỹ chính thức bước vào “cuộc chiến pháp lý” tại ICJ: Ngày 27/8, Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) tại La Haye của Hà Lan, đã mở phiên tòa xét xử tranh cãi pháp lý giữa Iran và Mỹ về việc nối lại các trừng phạt làm hủy hoại nền kinh tế Iran.
Theo kế hoạch, tòa sẽ nghe tranh tụng trong 4 ngày, nhưng dự kiến tòa mất vài tháng để quyết định liệu có nên ra phán quyết về đề nghị của Tehran hay không, trong khi một phán quyết cuối cùng cho vụ kiện này có thể mất tới vài năm.
Theo phía Iran, các lệnh trừng phạt của Mỹ đã gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế vốn yếu kém của nước này, vi phạm những điều khoản của Hiệp ước hữu nghị 1955 giữa hai nước. Dù chưa đưa ra tuyên bố chính thức, song các luật sư Mỹ cho rằng, Tòa án Liên Hợp Quốc không có thẩm quyền trong vấn đề này. Bên cạnh đó, các luật sư cũng lập luận, Hiệp ước hữu nghị không còn giá trị, do đó các biện pháp trừng phạt mà Mỹ đưa ra hoàn toàn không vi phạm.
Thủ lĩnh IS ở Afghanistan Abu Saad Erhabi (thứ hai từ phải sang). (Ảnh: AFP)
Thêm một thủ lĩnh IS ở Afghanistan bị tiêu diệt: Thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Saad Erhabi cùng 10 thành viên khác của phiến quân đã bị tiêu diệt trong chiến dịch phối hợp giữa bộ binh và không quân Afghanistan, Reuters dẫn lời cơ quan an ninh địa phương ngày 26/8 cho hay.
Video đang HOT
Theo Thống đốc tỉnh Nangarhar, Erhabi là thủ lĩnh IS thứ tư ở Afghanistan bị tiêu diệt kể từ tháng 7/2017. IS đã xây dựng một thành trì ở Nangarhar, khu vực biên giới giữa Afghanistan với Pakistan, và đang dần trở thành một trong những nhóm phiến quân nguy hiểm nhất Afghanistan.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. (Ảnh: Reuters)
Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in giảm xuống còn 56%: Kết quả cuộc thăm dò ý kiến của 2.505 người trưởng thành trên khắp Hàn Quốc được công bố ngày 27/8 cho thấy, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống nước này Moon Jae-in tiếp tục giảm trong tuần trước, xuống mức thấp kỷ lục trong tuần thứ ba liên tiếp.
Tỷ lệ ủng hộ ông Moon Jae-in trong cuộc thăm dò ý kiến lần này đã giảm xuống còn 56%, giảm 0,3% so với tuần trước.
Theo tổ chức tiến hành thăm dò ý kiến, tỷ lệ ủng hộ ông Moon Jae-in giảm mạnh do người dân Hàn Quốc ngày càng lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế.
Báo cáo của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc cho biết chỉ có 5.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng Bảy năm nay (tính từ tháng 7/2017), trong khi con số này trong tháng Sáu là 100.000 việc làm.
Xe cảnh sát có mặt tại hiện trường vụ xả súng ở Jacksonville. (Ảnh: Twitter)
Xả súng tại giải đấu game Mỹ, ba người thiệt mạng: Một kẻ có vũ trang ngày 26/8 nổ súng vào đám đông đang tham gia giải đấu trò chơi điện tử “Madden 19″ tại một nhà hàng ở thành phố Jacksonville, bang Florida, Mỹ, khiến 2 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương, theo Reuters. Kẻ tấn công, được xác định là David Katz, 24 tuổi, đến từ Baltimore, cũng tử vong tại hiện trường.
Nghi phạm là một game thủ tham gia giải đấu và bị thua cuộc. Các nhân chứng có mặt trong phòng cho biết y đã nhắm bắn nhiều người trước khi tự sát.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Ross của Mỹ.
Nga báo động chiến hạm Mỹ chở 28 quả Tomahawk chuẩn bị tấn công Syria: Bộ Quốc phòng Nga ngày 27/8 đã lên tiếng cảnh báo việc tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Ross của Mỹ mang theo 28 quả tên lửa hành trình Tomahawk vừa vào Địa Trung Hải hôm 26/8 có thể nhằm chuẩn bị cho chiến dịch không kích Syria.
Trong bối cảnh này, theo trang mạng almasdarnews, riêng trong ngày 26/8, bốn tàu hải quân Nga, bao gồm tàu quét mìn lớp Natya 1 Dự án 266M, tàu Valentin Pikul 770, tàu P Dự án 22870 và tàu cứu hộ Prof Nikolay Muru, được phát hiện đang hướng về căn cứ hải quân Nga ở Tartus, Syria. Như vậy chỉ trong tuần này, đã có tới 17 tàu chiến Nga vượt qua eo biển Bosphorus vào Syria.
Trước đó, Washington cảnh báo sẽ đáp trả lại một cuộc tấn công vũ khí hóa học của chính phủ Syria bằng những đòn tấn công trả đũa mạnh mẽ hơn chiến dịch không kích do liên quân Mỹ, Anh, Pháp tiến hành nhằm vào Syria hồi tháng 4 năm nay.
Phương Đặng
(Tổng hợp)
Theo baohatinh
Toà án Công lý quốc tế mở phiên toà xét xử tranh cãi pháp lý giữa Iran và Mỹ
Ngày 27-8, một toà án hàng đầu của Liên Hợp Quốc đã mở phiên xét xử tranh cãi pháp lý gay gắt giữa Iran và Mỹ về việc nối lại các trừng phạt làm hủy hoại nền kinh tế Iran.
Phiên xét xử của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) tại La Haye bắt đầu ngày 27-8 với nội dung tập trung lắng nghe những lập luận và bằng chứng mà luật sư của Iran đưa ra để chứng minh các biện pháp của Mỹ đã gây thiệt hại cho kinh tế của Iran như thế nào.
Iran và Mỹ bước vào cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài nhiều năm
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp đặt một làn sóng các biện pháp trừng phạt đơn phương gây khó khăn đối với Iran cách đây ba tuần. Những biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất đã từng được dỡ bỏ theo một thỏa thuận mang tính bước ngoặt năm 2015.
Đợt thứ hai của các biện pháp trừng phạt sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 11, nhắm vào lĩnh vực dầu mỏ và năng lượng có giá trị của Iran.
Tehran đã đệ trình đơn kiện của mình trước Tòa án Công lý quốc tế vào cuối tháng 7, theo đó kêu gọi các thẩm phán ra lệnh dỡ bỏ lệnh trừng phạt ngay lập tức. Iran cho rằng các biện pháp của Mỹ gây ra những "tổn hại không thể khắc phục."
Mỹ không có quyền tái áp dụng các biện pháp như vậy, Tehran cho biết thêm và đòi Mỹ bồi thường thiệt hại.
ICJ được thành lập vào năm 1946 để xử lý các tranh chấp giữa các quốc gia. Dự kiến sẽ mất vài tháng để toà án này ra quyết định liệu có nên đưa ra phán quyết tạm thời cho yêu cầu của Tehran hay không, trong khi phán quyết cuối cùng có thể sẽ mất nhiều năm.
Theo anninhthudo
Iran kiện Mỹ ra Tòa án Công lý quốc tế Iran đã có màn phản pháo đầu tiên nhằm vào Mỹ sau khi đệ đơn kiện nước này ra tòa án cấp cao nhất của LHQ trong hôm 27/8, trong nỗ lực nhằm gỡ bỏ các lệnh trừng phạt mà chính quyền Washington áp đặt đối với nước này, gọi đó là "sự hung hăng kinh tế trần trụi". Tòa án Công lý...