Thế giới ngầm ở thành phố đèn đỏ nổi tiếng Trung Quốc
Han Yulai, một doanh nhân ở Đông Quan, thành phố đèn đỏ nổi tiếng phía nam Trung Quốc, thường mời đối tác đi thưởng thức cái gọi là “tiêu chuẩn Đông Quan” vào buổi tối, sau khi kết thúc ngày làm việc.
Gái bán dâm ở Đông Quan xếp hàng trong KTV chờ khách. Ảnh: China Daily
Han sẽ đưa họ đến KTV, một dạng phòng hát karaoke có kèm dịch vụ “tươi mát”. Ở đó, má mỳ sẽ điều hàng chục cô gái trẻ đẹp đến, đa phần là người Trung Quốc, nhưng cũng có Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí cả Nga. Những cô gái Nga thường có giá cao nhất.
“Anh cứ chọn một hai cô, hát hò rồi uống rượu, vui vẻ một tí, rồi sau đó lên phòng trên ‘bàn chuyện kinh doanh.’ Nhớ là không yêu đương gì, ‘chỉ bàn chuyện kinh doanh thôi đấy,’” Han dặn, bàn chuyện kinh doanh là tiếng lóng chỉ mua dâm ở Trung Quốc.
Hồi tháng 2/2014, chính phủ phát động chiến dịch truy quét mại dâm ở Đông Quan, nơi được mệnh danh là “thành phố tội lỗi” ở Trung Quốc. Hơn 2.000 khách sạn, phòng xông hơi, mát xa, phục vụ dân nhập cư và khách vãng lai bị đóng cửa.
Hàng nghìn người bị bắt, trong đó có những tên môi giới và điều hành mại dâm, cũng như nhiều quan chức cấp cao và cảnh sát tham nhũng. Phó thị trưởng kiêm giám đốc công an thành phố Yan Xiaokang cũng bị cách chức.
Khu đèn đỏ vắng lặng
Thẩm mỹ viện, KTV, phòng mát xa, xông hơi tại mọi khách sạn ở Houjie, một khu phố đèn đỏ nổi tiếng, đều đóng cửa. Trên đường phố, không còn bóng dáng một “tiểu thư”, tiếng lóng dùng để chỉ gái mại dâm ở Trung Quốc. Tại các cửa hiệu cắt tóc, trước đây là những nơi bán dâm trá hình, nay chỉ tập trung vào mái tóc của khách hàng.
Lin Jiang, giáo sư ngành tài chính công và thuế ở đại học Trung Sơn, Quảng Châu, ước tính chiến dịch của chính phủ gây thiệt hại 8 tỷ USD cho ngành công nghiệp mại dâm ở đây, con số bằng 1/10 tổng thu nhập của thành phố năm 2014.
“Chúng tôi chỉ dám ước tính, không thể đưa ra con số cụ thể,” Lin nói, cho biết không thể nắm chắc con số thiệt hại vì các quan chức đã giấu kín.
Kinh tế Đông Quan chủ yếu dựa vào sản xuất giá rẻ. Ngành công nghiệp dịch vụ và sản xuất tiên tiến đang manh nha phát triển bị ảnh hưởng bởi chiến dịch xóa bỏ mại dâm.
“Chiến dịch này gây ảnh hưởng tới hình ảnh thành phố, còn ngành công nghiệp trong bóng tối sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn,” Li nhận định.
Han cũng đồng tình với ý kiến này. “Chúng tôi có ít khách hàng đến Đông Quan hơn một năm trước đây.”
Video đang HOT
“Sóng ngầm”
Han không còn công khai đưa khách đi KTV hoặc xông hơi theo “tiêu chuẩn Đông Quan” được nữa, nhưng vẫn còn nhiều cách khác để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
“Ngài có thích mát xa không?” người giữ cửa khách sạn táo tợn hỏi Johan Nylander, phóng viên CNN. Chỉ cần 160 USD, ngài sẽ có 90 phút vui vẻ trong phòng với “hai cô gái Trung Quốc xinh đẹp,” anh ta nháy mắt, đưa Nylander số điện thoại.
Tài xế khách sạn cũng mời chào Nylander. Khi họ đang đi trên một tuyến đường cao tốc đông đúc, người tài xế quay lại và hỏi anh “có mát xa không?”, tay làm vài cử chỉ khêu gợi. Nylander nói sẽ suy nghĩ và cầm danh thiếp của người tài xế.
Một khách sạn trong khu đèn đỏ ở Đông Quan. Ảnh: CNN
WeChat, ứng dụng mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc được các “tiểu thư” tận dụng triệt để. Chỉ cần gõ chữ “người ở gần”, chọn “bạn nữ”, người ta sẽ có được danh sách hàng tá người sử dụng WeChat gần nơi mình ở, và dễ dàng tìm thấy “tiểu thư” nhờ ảnh minh họa.
Theo ước tính, trước khi chính phủ hành động, có khoảng 250.000 người hành nghề mại dâm ở Đông Quan. Nhiều người chỉ trích chính phủ, cho rằng những người bán dâm phải đối mặt rủi ro cao hơn do hoạt động chui.
“Gái bán dâm luôn bị khách hàng và cảnh sát lạm dụng. Ngay cả khi chính phủ hành động, tình trạng của họ vẫn như cũ. Họ vẫn là đối tượng bị các băng nhóm đối xử bạo lực,” Ann Lee, phát ngôn viên của Zi Teng, tổ chức vì quyền lợi người bán dâm có trụ sở ở Hong Kong, nói.
Theo Tổ chức Quan sát Quyền Con người, năm 2013, người bán dâm ở Trung Quốc là đối tượng bị lạm dụng nghiêm trọng, bao gồm bị cảnh sát tra tấn, giam giữ tùy tiện hoặc cưỡng ép xét nghiệm HIV. Trong khi đó, cảnh sát thường thất bại trong những vụ điều tra khách mua dâm.
Lee hy vọng, một ngày nào đó, tình dục có thể trở thành “một hoạt động kinh doanh thông thường,” người hành nghề được kiểm tra sức khỏe và có luật pháp bảo vệ.
“Tuy nhiên ở Trung Quốc, đó chỉ là giấc mơ. Đây là vấn đề gây tranh cãi lâu nay,” Lee nói.
Hồi tháng 4, hầu hết những địa điểm vui chơi bị đóng cửa năm ngoái nay được phép mở lại và phải tuân thủ quy định mới như cấm mát xa trong phòng riêng khóa cửa hoặc tắt đèn, phải báo cáo khách trọ qua đêm với cảnh sát địa phương.
Trong khi đó, những hiệu thuốc trong khu đèn đỏ vẫn tiếp tục quảng cáo thuốc tăng lực. Một dược sĩ đã cười khi được hỏi về nhu cầu thuốc tăng lực sau chiến dịch truy quét của chính phủ.
“Vẫn thế,” ông ta nói, “Đặc biệt vào ban đêm.”
Quảng cáo thuốc tăng lực Viagra tại các hiệu thuốc ở Đông Quan. Ảnh: CNN
Hồng Hạnh
Theo VNE
Singapore trả quan tham Trung Quốc về nước
Ông Lý Hoắc Bác bị trục xuất về Trung Quốc hôm 9.5 khi trốn sang Singapore theo quy chế thường trú nhân nhờ đầu tư hơn 1 triệu USD vào đảo quốc này.
Cảnh sát Trung Quốc áp giải ông Lý Hoắc Bác tại sân bay Bắc Kinh ngay khi ông này bị Singapore trả về nước - Ảnh chụp màn hình Tân Hoa xã
Báo The Straits Times (Singapore) cho hay đây là quan chức Trung Quốc tham nhũng đầu tiên bị Singapore trả về nước theo yêu cầu của Bắc Kinh.
Hôm 22.4.2015, Bắc Kinh công bố danh sách 100 quan chức tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài, trong đó có 6 người trốn ở Singapore.
Ông Lý - cựu trưởng ban thuộc phòng tài chính huyện Bà Dương, tỉnh Giang Tây - là nhân vật xếp thứ 2 trong danh sách 100 người mà chiến dịch truy quét quan tham có tên Lưới trời của Bắc Kinh nhắm vào.
Cho tới nay, theo báo chí Trung Quốc, ông Lý, 54 tuổi, là người thứ 2 bị đưa về nước.
"Mua" quy chế thường trú nhân
Tờ The Straits Times cho hay, năm 2010, Lý Hoắc Bác đầu tư 1,5 triệu SGD (1,12 triệu USD) vào một quỹ tài chính hợp pháp ở Singapore. Nhờ vậy, ông và gia đình được quốc đảo này cấp quy chế thường trú nhân (PR).
Ngoài khoản đầu tư trên, ông Lý cũng mua một căn hộ 3 phòng ngủ ở Singapore với giá 1,3 triệu SGD, theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông).
Tháng 1.2011, ông cùng gia đình trốn sang Singapore sau khi bị chính quyền huyện Bà Dương truy tố tội biển thủ 94 triệu nhân dân tệ (hơn 15 triệu USD) từ công quỹ trong vòng 5 năm.
Thủ đoạn biển thủ của ông Lý, theo South China Morning Post trích lời một công tố viên Singapore, là lập một công ty ma vào năm 2006 và dùng chứng từ với con dấu giả của nhà nước để rút công quỹ.
Báo này cũng cho biết, ngoài mức lương cán bộ tài chính 3.000 nhân dân tệ/tháng (gần 500 USD), ông Lý còn kinh doanh than đá, sợi bông, phân bón, hùn vốn trong một công ty hóa dầu và mở đại lý du lịch đưa khách đến Macao.
Ngồi tù ở Singapore
Sau khi đến đảo sư tử được 2 tháng, ông Lý bị chính quyền sở tại bắt, theo chỉ điểm của Bắc Kinh thông Cảnh sát quốc tế (Interpol), với lý do nhận 182.700 SGD (khoảng 137.000 USD) tiền biển thủ được chuyển vào tài khoản của ông tại Singapore.
Toàn bộ tài sản mà ông Lý tuồn vào Singapore cũng bị phong tỏa. Đây là trường hợp phong tỏa tài sản tại nước ngoài của người Trung Quốc đầu tiên.
Giáo sư Hoàng Phong, Đại học Sư phạm Bắc Kinh cho biết việc phong tỏa tiến hành được là nhờ một đạo luật năm 2012 của Trung Quốc cho phép phong tỏa tài sản trong nước lẫn nước ngoài của quan chức bị cáo buộc tham nhũng, ngay cả trước khi người đó bị kết tội, hay qua đời hoặc đã trốn ra nước ngoài.
Tờ South China Morning Post cũng cho hay quan chức Bắc Kinh đã thực hiện 8 chuyến công tác đến Singapore để thương lượng việc xử lý nói trên.
Ông Lý bị kết án 15 tháng tù giam năm 2013, và bị trục xuất về nước hôm 9.5.2015 ngay sau khi mãn hạn tù. Giữa Singapore và Trung Quốc chưa có hiệp định dẫn độ.
Phát ngôn viên Cục Di trú Singapore (ICA) nói với The Straits Times rằng ông Lý bị trục xuất về Trung Quốc bởi "không còn lý do thỏa đáng nào để tiếp tục ở lại Singapore". Ngoài ra, quy chế thường trú nhân mà cả gia đình ông được hưởng cũng bị Singapore tước bỏ.
Phát ngôn viên ICA cũng nói rằng những thường trú nhân phạm tội hình sự ở Singapore đều bị xét lại tư cách thường trú.
Tân Hoa xã hôm nay 10. 5 đăng nhiều hình ảnh cho thấy ngay khi về tới Bắc Kinh trên chuyến bay của hãng Air China, ông Lý đã bị cảnh sát áp giải.
Thục Minh
(Văn phòng Singapore)
Theo Thanhnien
Bị truy quét, gái 'bán hoa' từ 'kinh đô tình dục' đổ ra nước ngoài Sau những cuộc truy quét dữ dội của chính quyền, tệ nạn mại dâm tại Trung Quốc đã "biến tướng", chuyển sang hoạt động như thế nào? Thành phố Đông Quản thuộc tỉnh Quảng Đông được xem là "kinh đô tình dục" của Trung Quốc. Suốt thời gian qua, chính quyền đã sử dụng hàng loạt biện pháp mạnh tay để dập tắt...