Thế giới ngầm mua bán nội tạng trên mạng ở Trung Quốc
Trung Quốc đã chấm dứt việc lấy nội tạng của tử tù, trong khi nhu cầu cấy ghép vẫn không giảm dẫn đến hình thành thế giới ngầm mua bán nội tạng trên mạng.
Các bác sĩ Trung Quốc cúi đầu, bày tỏ sự cảm ơn trước khi tiến hành phẫu thuật lấy nội tạng của một bệnh nhân vừa qua đời và chấp thuận hiến tạng – Ảnh: Reuters
Mẹ hiến thận, không biết cho đứa con nào
Bà Lian Ronghua, một người mẹ 51 tuổi, có hai đứa con trai đều mắc bệnh urê huyết dẫn đến suy thận, nhưng chỉ có một đứa con có thể nhận thận hiến từ bà Lian, theo đài BBC (Anh) ngày 11.8.
“Tôi không biết vì sao cả hai đứa con trai đều bị bệnh”, bà Lian nói trong nước mắt, và bà chỉ có thể hiến thận cho một đứa. Trong lúc lưỡng lự không biết phải chọn đứa nào, thì người con lớn tên Li Haiqing (26 tuổi) quyết định nhường cho em trai Li Haisong (24 tuổi).
“Tôi muốn nhường cho em trai tôi quả thận mà mẹ hiến, bởi vì em trai nhỏ tuổi hơn và có cơ hội hồi phục cao hơn tôi”, Haiqing nói. Haiqing đã phải bỏ học ngành y vì bị bệnh. “Tất nhiên tôi cũng hy vọng sẽ sớm được ghép thận”, Haiqing chia sẻ, nhưng cơ hội được ghép thận của anh rất mong manh bởi vì Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nội tạng hiến tặng nghiêm trọng.
Thế giới ngầm mua bán nội tạng online
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc lấy tạng của những tù nhân bị tử hình nhằm đáp ứng nhu cầu cấy ghép nội tạng. Sau khi bị cộng đồng quốc tế lên án, Bắc Kinh đã tuyên bố chấm dứt việc lấy tạng của tử tù kể từ đầu năm 2015 và chỉ dựa vào nguồn nội tạng hiến tặng.
Video đang HOT
Chính quyền Trung Quốc cũng đã thiết lập một ngân hàng nội tạng quốc gia, về mặt lý thuyết sẽ phân bổ nội tạng hiến tặng cho những bệnh nhân được xác định là cần phẫu thuật cấy ghép nhất để bảo toàn sự sống. Tuy nhiên, ngân hàng nội tạng quốc gia bị chỉ trích ưu tiên cung cấp nội tạng cho những người có mối quan hệ thân thiết với các nhân viên hoặc có hối lộ, theo BBC.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất mà chính quyền Trung Quốc đang đối mặt là khuyến khích người dân hiến tạng. Nhiều người Trung Quốc không muốn hiến tạng sau khi qua đời bởi quan niệm “chết không toàn thây”. Vì vậy, tỉ lệ người hiến tạng ở Trung Quốc được liệt vào hàng thấp nhất thế giới, 0,6 lượt hiến tạng trên 1 triệu người.
Chính phủ Trung Quốc từng tuyên bố trên 12.000 ca phẫu thuật ghép tạng sẽ được tiến hành trong năm 2015, tăng đáng kể so với thời kỳ nước này dùng nội tạng của tử tù.
Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc ước tính có đến 300.000 người dân cần phẫu thuật ghép tạng, dẫn đến cầu nhiều hơn cung, tạo điều kiện hình thành chợ đen buôn bán nội tạng người.
Các bác sĩ Trung Quốc đang tiến hành một ca phẫu thuật ghép tạng – Ảnh: Reuters
Những người buôn nội tạng Trung Quốc hiện rao mua bán nội tạng trên internet. Một thanh niên 21 tuổi nói với BBC rằng anh ta đã liên lạc với những tay mua bán nội tạng trên mạng và đồng ý bán một quả thận với giá 7.000 USD để trả số nợ thua bài bạc.
“Họ đưa tôi đến một bệnh viện để thử máu và làm các xét nghiệm. Sau đó, tôi ở trong một khách sạn vài tuần, đợi những tay mua bán tạng đi tìm khách hàng”, thanh niên cho biết.
“Một ngày nọ, một chiếc xe đến khách sạn đón tôi. Người tài xế bịt mắt tôi lại, rồi lái xe khoảng 1 giờ liền. Khi chiếc xe dừng lại, tôi nhận ra mình đang ở trong một căn nhà bên trong một nông trại. Bên trong có một phòng mổ và cả những người mặc quần áo bác sĩ và y tá. Người phụ nữ mua thận và gia đình cô ấy có mặt tại đó”, thanh niên kể lại.
“Tôi rất sợ nhưng họ đã gây mê cho tôi. Tôi tỉnh dậy và phát hiện tôi đang ở một một nông trại khác – một quả thận của tôi đã biến mất… Người mua muốn có sự sống và tôi muốn có tiền”, người thanh niên kể lại.
Câu chuyện của thanh niên bán thận này phần nào phơi bày hoạt động ngầm và tinh vi của những người buôn bán nội tạng ở Trung Quốc, theo BBC.
Còn đối những người như trường hợp người thanh niên Haiqing kể trên, nếu gia đình anh không chịu bỏ tiền mua nội tạng ở chợ đen, họ có thể sẽ phải đợi chờ ngân hàng nội tạng quốc gia trong vô vọng.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Động đất ở Nepal san phẳng ngôi làng bán thận xây nhà
Những ngôi nhà ở đây được xây nên nhờ tiền bán thận của người dân. Ngôi làng được gọi là thung lũng thận này đã bị động đát ở Nepal san phẳng.
Những ngôi nhà ở đây được xây nên nhờ tiền bán thận của người dân. Ngôi làng được gọi là thung lũng thận này đã bị động đát ở Nepal san phẳng.
Geeta, một phụ nữ 37 tuổi sống ở làng Hokse thuộc Nepal kể rằng chị đã bán đi một quả thận để có tiền mua nhà. Nhưng sau trận động đất ở Nepal mạnh 7,8 độ Richter giết chết hơn 8.000 người hồi tháng 4 vừa qua, chị và cả gia đình đã trở thành người vô gia cư.
Làng Hokse được mệnh danh là "thung lũng thận" vì hầu hết dân làng ở đó đều đã từng bán thận cho những kẻ buôn nội tạng. Bản thân Geeta cũng đã được người em dâu thuyết phục đến Ấn Độ bán một quả thận với giá 1.300 bảng Anh (khoảng hơn 43 triệu đồng). Chị đã dùng tiền mua một mảnh đất ở làng Hokse - nằm cách núi Kathmandu khoảng 12 dặm về phía Đông- và dùng số tiền còn lại để xây một ngôi nhà bằng đá.
Bà mẹ 4 con Geeta đã bị lừa bán thận nhưng cuối cùng vẫn mất nhà cửa vì động đất.
Thế nhưng bà mẹ 4 con này giờ đây đã không còn nhà cửa và đang phải sống tạm trong một túp lều sơ sài với những túi lương thực cứu trợ. Chị cay đắng chia sẻ: "Em dâu tôi đã cướp 1 quả thận của tôi và trận động đất đã cướp mất nhà tôi".
Nhưng Geeta không phải là người duy nhất. Hầu hết đàn ông và phụ nữ trưởng thành trong làng Hokse đều đã từng bán một quả thận của mình cho "những kẻ môi giới nội tạng ở Nepal". Những kẻ này thường xuyên ghé làng Hokse và thuyết phục dân làng đi giải phẫu cắt thận ở miền Nam Ấn Độ, nơi "khét tiếng" về hoạt động buôn bán nội tạng. Chúng dùng rất nhiều mánh lới khác nhau để thuyết phục dân làng, thường là lợi dụng sự ngây thơ của họ và nói rằng phần nội tạng đã cắt đi sẽ có thể "mọc trở lại".
Geeta đã bị lừa như thế. Chồng cô cũng là một trong những người đã bán thận, nhưng thảm họa xảy ra khiến việc họ mạo hiểm sức khỏe để mua nhà trở nên vô ích.
Hầu hết người trưởng thành trong làng Hokse đều đã từng bán 1 quả thận.
Kể từ sau thảm họa động đất, số người túng tiền ở Nepal tăng vọt càng khiến đất nước này như trở thành "ngân hàng thận". Nhiều chuyên gia y tế dự đoán số lượng người Nepal bán thận sẽ còn tăng gấp đôi trong những năm tới .
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, vấn nạn buôn bán nội tạng trái phép trên thế giới đã tăng nhanh đến mức ước tính mỗi năm có khoảng 10.000 ca "phẫu thuật chợ đen" có liên quan đến việc buôn bán nội tạng người được thực hiện. Theo một báo cáo bởi Tổ chức tài chính phi chính phủ Global Financial Integrity của Mỹ, mỗi năm có khoảng 7.000 quả thận bị đưa ra buôn bán trái phép và mang về lợi nhuận lên đến hơn 1 tỉ USD.
Theo_Kiến Thức
Hé lộ thế giới ngầm buôn bán ma túy tổng hợp mới Báo cáo ma túy năm 2015 của Văn phòng Liên Hợp Quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) cho thấy, từ năm 2009 đến năm 2014, có 324 chất hướng thần mới (NPS) được báo cáo, nâng tổng số NPS lên 541 loại. Trong một động thái có liên quan, việc đặc vụ của Cơ quan phòng chống ma túy Hoa Kỳ...