Thế giới năm 2024: Châu Phi ghi nhận hơn 200 đợt bùng phát dịch bệnh
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 17/1, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi đã lên tiếng báo động về sự gia tăng mạnh mẽ các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên khắp lục địa, với hơn 200 đợt bùng phát dịch bệnh được báo cáo vào năm 2024.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ tại Goma, CHDC Congo ngày 15/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng Giám đốc CDC châu Phi, ông Jean Kaseya đã nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về các nỗ lực phối hợp để ứng phó các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đang gia tăng khi tổ chức này ghi nhận số lượng các đợt bùng phát dịch bệnh vào năm 2024 là 213 đợt, cao hơn nhiều so với con số 166 đợt bùng phát của năm 2023.
CDC châu Phi cũng đã xác định dịch tả, sởi, sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ (mpox) và bạch hầu là 5 căn bệnh gây nhiều thiệt hại nhất ở châu lục này trong năm ngoái.
Bệnh tả được xem là “kẻ giế.t ngườ.i hàng đầu ở châu Phi” khi đã ghi nhận khoảng 204.115 ca mắc bệnh và 3.747 ca t.ử von.g. Bệnh sởi theo sát phía sau với 234.320 ca mắc và 3.220 ca t.ử von.g. Đậu mùa khỉ đứng thứ 3 về số ca t.ử von.g trong số 5 dịch bệnh kể trên, với 21 quốc gia châu Phi báo cáo 77.888 ca mắc và 1.321 ca t.ử von.g.
Video đang HOT
Ông Kaseya nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của châu Phi hiện nay là giải quyết các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng hiệu quả hơn trong bối cảnh lục địa này phải hứng chịu nhiều tác động phức tạp của biến đổi khí hậu, đô thị hóa và các yếu tố góp phần khác.
Người đứng đầu CDC châu Phi cũng kêu gọi tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm, các cơ sở y tế công cộng quan trọng cũng như sản xuất vaccine và thiết bị y tế tại địa phương. Ông nhấn mạnh nhu cầu tăng cường lực lượng y tế công cộng của lục địa, cải thiện việc giải trình tự bộ gene cho các bệnh ưu tiên và củng cố các cơ quan y tế công cộng quốc gia để tăng cường vai trò trong việc quản lý các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe.
Giới khoa học đán.h giá nguyên nhân bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi
Bệnh đậu mùa khỉ (mpox) bùng phát mạnh ở châu Phi phần lớn là do sự thờ ơ của cộng đồng quốc tế trong nhiều thập niên và việc không thể ngăn chặn các đợt bùng phát lẻ tẻ trong một nhóm dân cư ít có khả năng miễn dịch với căn bệnh liên quan đến bệnh đậu mùa.
Tuyên bố trên được các nhà khoa học hàng đầu của châu Phi đưa ra ngày 27/8.
Nốt ban trên tay bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. Ảnh: IRNA/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến, Tiến sĩ Dimie Ogoina, người đứng đầu Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về bệnh đậu mùa khỉ, cho biết bệnh này đã âm thầm lây lan mà hầu như không bị phát hiện trong nhiều năm ở châu Phi, trước khi bùng phát vào năm 2022 ở trên 70 quốc gia.
Theo ông, diễn biến bệnh hiện nay ở châu Phi khác so với đợt bùng phát toàn cầu vào năm 2022. Trong khi đợt bùng phát dịch này chủ yếu tập trung ở nam giới đồng tính và song tính, thì đợt bùng phát hiện nay ở châu Phi chủ yếu lây lan qua đường quan hệ tìn.h dụ.c cũng như qua tiếp xúc gần giữa tr.ẻ e.m, phụ nữ mang thai và các nhóm dễ bị tổn thương khác.
Đầu tháng này, WHO ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu (PHEIC) vì bệnh đậu mùa khỉ. Ngày 27/8, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết có trên 22.800 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có 622 ca t.ử von.g. Đáng lưu ý, số ca nhiễm tại châu lục này đã tăng vọt 200% trong tuần qua. Phần lớn các ca mắc và t.ử von.g ghi nhận ở CHDC Congo - nơi hầu hết các ca bệnh ở trẻ dưới 15 tuổ.i.
Ngoài ra, biến thể mới của virus đậu mùa khỉ đã được phát hiện ở 4 quốc gia châu Phi khác và Thụy Điển. WHO cho biết chưa có cơ sở khẳng định biến thể mới này nguy hiểm hơn và các nghiên cứu đang được tiến hành.
Các nhà chức trách châu Phi ước tính châu lục này cần khoảng 10 triệu liều vaccine để ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, trong một thông cáo báo chí mới đây, Bộ Y tế Tây Ban Nha cho biết nước này sẽ dành 20% số liều vaccine phòng đầu mùa khỉ dự trữ để hỗ trợ các quốc gia châu Phi đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Số lượng vaccine đủ để tiêm chủng cho khoảng 500.000 người.
Chỉ riêng khoản quyên góp của Tây Ban Nha đã nhiều hơn số lượng cam kết của Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và công ty dược Bavarian Nordic. Tuần trước, CDC châu Phi cho biết EU và Bavarian Nordic đã cam kết cung cấp 215.000 liều vaccine phòng bệnh trong khi Mỹ đóng góp 50.000 liều vaccine cho CHDC Congo, 10.000 liều cho Nigeria. Pháp và Đức cũng thông báo quyên góp 100.000 liều vaccine cho các quốc gia có dịch bệnh lây lan mạnh. Ngoài ra, Nhật Bản cũng có tên trong danh sách nước hỗ trợ vaccine.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 28/8, Bộ Y tế Philippines cho biết nước này đã phát hiện thêm 2 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, đưa tổng số ca mắc bệnh lên 5 trường hợp. Theo Bộ trưởng Teodoro Herbosa, giống như 3 bệnh nhân trước đó, 2 ca mới này cũng nhiễm chủng clade II thể nhẹ.
Theo người phát ngôn của bộ trên, kể từ tháng 7/2022, Philippines đã ghi nhận tổng cộng 14 ca mắc. Hiện bộ đang tiếp tục truy vết những người có tiếp xúc gần với các bệnh nhân mắc bệnh.
CDC châu Phi dự báo về sự thuyên giảm dịch bệnh đậu mùa khỉ vào đầu năm 2025 Ngày 28/11, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu Phi nhận định số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (mpox) ở châu lục này sẽ tiếp tục tăng trong 4 tuần tới trước khi bắt đầu có dấu hiệu giảm vào đầu năm 2025. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho người dân ở...