Thế giới năm 2023: Bất ổn và lo lắng
Năm 2023 dần khép lại, nhưng tình hình thế giới vẫn đang diễn ra phức tạp và khó đoán định, cục diện chính trị thế giới tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng đa cực, đa trung tâm ngày càng rõ nét với bước mở rộng mạnh mẽ của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế, sự liên kết, hợp tác ngày càng mang tính tất yếu trong một thế giới đầy biến động.
Nhìn lại bức tranh toàn cảnh thế giới năm 2023 có thể điểm lại một số vấn đề nổi bật trên tất cả các phương diện an ninh chính trị, kinh tế, xã hội…
Mở rộng, liên kết, hợp tác – xu hướng tất yếu
Trong một thế giới biến đổi khó lường, nhiều cuộc xung đột chưa tìm được giải pháp gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế – xã hội, ngày càng nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển muốn gia nhập các tổ chức liên kết không chỉ trong khu vực mà còn trên phạm vi thế giới. Ngược lại, các tổ chức, thể chế cũng muốn mở rộng quy mô để tăng cường tiếng nói, ảnh hưởng quốc tế nhằm củng cố vai trò và vị thế của mình trong các vấn đề toàn cầu.
Xung đột Nga – Ukraine có nguy cơ leo thang nguy hiểm.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 tại Indonesia tháng 5/2023, đã thông qua lộ trình kết nạp Timor Leste làm thành viên chính thức. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tháng 7/2023, chính thức kết nạp Iran và đưa ra lộ trình kết nạp Belarus trong thời gian tới. Tháng 8/2023, nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) nhất trí mời 6 quốc gia Argentina, Ai Cập, Iran, Ethiopia, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất gia nhập từ năm 2024. Tháng 9/2023, tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Ấn Độ, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã mở rộng quy mô khi trao tư cách thành viên thường trực cho Liên minh châu Phi (AU). Trước đó, Phần Lan đã trở thành thành viên thứ 31 của NATO.
Việc nhiều tổ chức khu vực và quốc tế đồng loạt mở rộng, kết nạp thêm thành viên phản ánh những thay đổi sâu sắc, toàn diện của cục diện thế giới và khu vực. Thế giới biến chuyển không ngừng đã và đang làm lộ rõ các thách thức và rủi ro đối với môi trường an ninh toàn cầu, từ các điểm “ nóng” xung đột đến dịch bệnh, biến đổi khí hậu… đang tạo ra mối đe dọa đối với sự tồn tại, phát triển chung của toàn nhân loại mà không một quốc gia đơn lẻ nào có đủ sức mạnh và nguồn lực để có thể một mình giải quyết. Việc liên kết, hợp tác để có thể hoạch định các chính sách, cùng hành động, cùng ứng phó với các thách thức và cùng phát triển… trở thành yêu cầu cấp thiết.
Bên cạnh đó, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ đã và đang đẩy mạnh quá trình hợp tác, liên kết, giúp hình thành nên nhiều trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế mới.
Kinh tế thế giới phục hồi nhưng chưa vững chắc
Những hệ lụy của đại dịch COVID-19, xung đột Nga – Ukraine, Isarael – Hamas và căng thẳng Mỹ/phương Tây với Trung Quốc/Nga đã góp phần đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái lớn nhất kể từ cuộc suy thoái 2007-2008. Năm 2023, mặc dù hầu hết các nền kinh tế đều phục hồi và tăng trưởng nhưng là so với 2 năm tăng trưởng âm do đại dịch COVID_19 nên chưa giúp kinh tế thế giới khắc phục được đợt suy thoái lần này. Mặc dù, giới doanh nghiệp đã đẩy mạnh chuyển hướng chuỗi cung ứng nhưng sẽ mất thời gian rất lâu để đi vào ổn định, dẫn đến các đơn đặt hàng không được thực hiện và thiếu hụt, yếu tố gây tăng giá và tình trạng thất nghiệp. Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan, một số tăng lãi suất khiến người tiêu dùng ngừng vay, dẫn đến giảm đáng kể đầu tư và mua sắm.
Xung đột giữa Israel và phong trào Hamas có thể gây nhiều rủi ro với nền kinh tế toàn cầu.
Video đang HOT
Trong khi các quốc gia thu nhập thấp đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá năng lượng và lương thực tăng cao, chủ yếu do những cú sốc kinh tế của xung đột Ukraine, Dải Gaza, các nước giàu lại cùng nhau đưa ra những gói kích thích để giúp người dân và doanh nghiệp vượt qua sóng gió. Bên cạnh đó, cách mạnh công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi phương thức sản xuất, quản lý cả trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng, tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho thế giới và các quốc gia.
Những điểm nóng chưa được giải quyết
Bắt đầu từ ngày 24/2/2022, trải qua gần 2 năm nhưng đến nay xung đột Nga – Ukraine vẫn chưa có dấu hiện kết thúc, làm mất ổn định thị trường lương thực và năng lượng, cùng với những hệ lụy từ đại dịch COVID-19 đã đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái lớn nhất kể từ suy thoái 2007-2008.
Nhiều quốc gia kêu gọi chấm dứt xung đột thông qua ngoại giao, nhưng đến nay, các cuộc đàm phán tìm giải pháp hòa bình cho Ukraine đều chưa có kết quả khả quan. Dù cả Nga và Ukraine đều đã hứng chịu tổn thất nặng nề sau gần 2 năm giao tranh, hai bên đều không cho thấy dấu hiệu nhượng bộ nào. Tình hình xung đột tại Ukraine tiếp tục diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại, kéo theo mối quan hệ giữa Mỹ/phương Tây và Nga vẫn ở trạng thái đối đầu căng thẳng.
Trong lúc cuộc xung đột Nga – Ukraine kéo dài gần 2 năm chưa lắng dịu, ngày 7/10/2023, phong trào Hamas, nhóm Hồi giáo thánh chiến người Palestine nắm quyền kiểm soát Dải Gaza đã bất ngờ phát động cuộc tấn công lớn nhất từ trước đến nay vào Israel. Phía Israel ngay lập tức tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, ra lệnh huy động tất cả lực lượng cảnh sát và an ninh tham gia cuộc chiến nhằm tiêu diệt lực lượng Hamas. Israel cũng đã tiến hành các vụ không kích đáp trả vào các vùng lãnh thổ Palestine. Đến nay, xung đột đã khiến hàng chục nghìn người dân Palestine và Israel thiệt mạng. Đây được xem là đợt leo thang căng thẳng gây thương vong nặng nề nhất trong cuộc xung đột hàng thập niên qua giữa người Palestine và Israel. Ngày 9/10/2023, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres phát biểu bày tỏ phản đối các cuộc tấn công của Hamas và lo ngại về các hành động đáp trả của Israel đồng thời hết sức quan ngại về cuộc “bao vây hoàn toàn” khu vực này của Israel, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của hơn 2,3 triệu dân tại đây.
Mỹ cam kết sẽ hỗ trợ “vững chắc” và cung cấp viện trợ phòng thủ cho Israel đồng thời coi hành vi của nhóm Hamas ở Palestine là “các cuộc tấn công khủng bố”. Nga kêu gọi cả Hamas và Israel “lập tức thực thi một lệnh ngừng bắn”, đồng thời nỗ lực phối hợp với các bên Israel, Palestine và các nhà nước Arab để thảo luận về tình hình bạo lực.
Trong khi đó, căng thẳng giữa Mỹ/phương Tây với Trung Quốc tiếp tục diễn biến phức tạp trong năm 2023, nhất là trên lĩnh vực thương mại và công nghệ cao. Theo một cuộc khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ, nhiều công ty tư nhân nước này đang điều chỉnh chuỗi cung ứng để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, đồng thời giảm đầu tư vào nước này khoảng 20% so với năm trước. EU cũng tìm cách giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, đặc biệt về nguyên liệu thô và vi mạch. Ngoại trừ Canada, hầu hết các nước phương Tây đều dần từ bỏ hợp tác với những công ty viễn thông Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang tìm cách xây dựng một “nền kinh tế pháo đài” nhằm đưa đất nước thoát phụ thuộc vào đầu tư hoặc tài sản của Mỹ và phương Tây.
Một yếu tố quan trọng khác có thể ảnh hưởng tới quan hệ Trung Quốc với Mỹ/phương Tây năm 2023 là sự phát triển của các liên minh khu vực, trong đó có AUKUS (Australia – Anh – Mỹ), nhóm Bộ Tứ (Australia – Ấn Độ – Nhật Bản – Mỹ). Trung Quốc vẫn tiếp tục củng cố sức mạnh quân sự của mình với tốc độ nhanh chóng, nhưng Mỹ cũng đang giúp các bên liên quan khác trong khu vực tăng cường năng lực vũ trang. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gần đây tuyên bố Washington “đã rút ra bài học từ cuộc xung đột ở Ukraine để giúp các đối tác ở khu vực tăng khả năng tự vệ”.
An ninh năng lượng, lương thực, biến đổi khí hậu diễn biến xấu
Các cuộc xung đột Nga – Ukraine, Israel – Hamas đã gây ra gián đoạn lớn trên thị trường năng lượng toàn cầu, buộc hầu hết các quốc gia chú trọng hơn đến an ninh năng lượng. Châu Âu cũng phải khắc phục tình trạng thâm hụt sản xuất điện do các vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng tại các nhà máy điện hạt nhân Pháp. Lo ngại Nga cắt khí đốt, Đức thậm chí còn khởi động lại các nhà máy nhiệt điện than. Đối với dầu thô, ít có khả năng giá sẽ giảm hơn nữa khi các nhà sản xuất lớn, như Arab Saudi, sẽ chú ý đến lời kêu gọi không tăng sản lượng của Tổng thống Nga Putin. Các quốc gia sản xuất dầu mỏ không có động lực tăng nguồn cung, bởi giá cao đồng nghĩa doanh thu lớn hơn với sản lượng thấp hơn.
Biến đổi khí hậu, xung đột, các biện pháp cấm vận, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng thời gian qua tác động nhất định đến tình hình an ninh lương thực trên toàn cầu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ở nhiều khu vực. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, việc Nga rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen ảnh hưởng đến triển vọng an ninh lương thực toàn cầu và làm gia tăng nguy cơ lạm phát giá lương thực, ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm cho các quốc gia có thu nhập thấp vốn phụ thuộc nhiều vào ngũ cốc từ Ukraine, đặc biệt là ở Bắc Phi, Trung Đông và Nam Á. Trong khi đó, tháng 7 vừa qua, Ấn Độ, Nga và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất tuyên bố ngừng xuất khẩu gạo với lý do đảm bảo an ninh lương thực trong nước đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh lương thực toàn cầu về lâu dài, đặc biệt là ở khu vực châu Á, châu Phi và Trung Đông.
Theo các nhà quan sát, dự báo năm 2024 tiếp tục chiều hướng phức tạp, có thể phát sinh những vấn đề mới. Kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng phục hồi nhưng gặp nhiều khó khăn, thách thức, có thể xảy ra suy thoái cục bộ ở một số quốc gia, khu vực. Cạnh tranh các nước lớn vẫn tiếp tục diễn biến khó lường, tăng cường triển khai các sáng kiến tập hợp lực lượng và tranh giành ảnh hưởng gay gắt với nhau, tác động nhất định đến ổn định và an ninh khu vực cũng như thế giới. Các vấn đề an ninh phi truyền thống sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, đe dọa trực tiếp đến phát triển kinh tế – xã hội của nhiều nước cũng như môi trường an ninh quốc tế. Mặc dù vậy, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều nhận thức được những nguy cơ và thách thức nêu trên nên sẽ tăng cường hợp tác, liên kết một cách có trách nhiệm trong thời gian tới nhằm giải quyết hiệu quả những vấn đề quốc tế quan trọng để hướng tới một thế giới hòa bình và ổn định hơn.
Một quyết định lịch sử của BRICS
Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đã nhất trí kết nạp thêm 6 thành viên mới vào khối, gồm Argentina, Ai Cập, Iran, Ethiopia, Saudi Arabia và Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Đây là lần thứ hai khối này mở rộng sau 14 năm thành lập. Quyết định lịch sử này được đánh giá là sẽ cho phép Trung Quốc tiếp tục hy vọng xây dựng một trật tự mới và cũng là cơ hội lớn cho Nga trong bối cảnh bị cô lập hiện nay.
"Hổ mọc thêm cánh"
Sức mạnh kinh tế và chính trị của BRICS sẽ được tăng cường sau khi 6 quốc gia nêu trên trở thành thành viên chính thức của khối từ ngày 1/1/2024. Điều này có nghĩa là BRICS sẽ đại diện cho 47% dân số thế giới và 36% nền kinh tế toàn cầu. Thật vậy, bất chấp sự đa dạng của mình, BRICS sau khi được mở rộng sẽ có ảnh hưởng kinh tế "đáng gờm" hơn, với 6 trong số 10 quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới là thành viên.
Các nhà lãnh đạo BRICS. Ảnh: Reuters
Ông Gustavo de Carvalho, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Quan hệ Quốc tế Nam Phi cho biết, việc kết nạp các quốc gia giàu dầu mỏ như Saudi Arabia, UAE và Iran phù hợp với ý tưởng sử dụng đồng nội tệ.
"Việc kết nạp 3 quốc gia xuất khẩu mạnh các sản phẩm dầu mỏ và năng lượng sẽ mang lại khả năng thanh khoản tiềm năng cho các thành viên BRICS", ông De Carvalho nói và cho biết, hiện tại, các quốc gia này đang chuyển hướng xuất khẩu dầu sang Đông Á và Ấn Độ vì Mỹ không còn là khách hàng tiềm năng nữa.
Theo nhà nghiên cứu này, việc kết nạp Ai Cập không chỉ đưa một quốc gia Trung Đông khác gia nhập khối, mà nước này còn là thành viên tích cực của Liên minh châu Phi (AU) và nền kinh tế lớn thứ 2 ở châu Phi. Ông De Carvalho cũng lưu ý, Ai Cập là đối tác thương mại quan trọng của Nga và Trung Quốc, có kênh đào Suez chiến lược.
Bên cạnh đó, ông nhận định Iran rất quan trọng đối với Moscow, vì nước này có thể giúp tạo ra hành lang Bắc - Nam cho phép Nga - nước xuất khẩu ngũ cốc và dầu mỏ lớn - vận chuyển hàng hóa qua Vịnh Ba Tư đến châu Á và châu Phi, mà không cần đi qua Biển Đen hay Bắc Âu. Về Argentina, theo vị chuyên gia, đây là quốc gia có thu nhập trung bình khá cao.
Tuy nhiên, nước này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng do đồng nội tệ mất giá trong những năm gần đây. Ông cũng cho biết, Ethiopia có dân số đông và nền kinh tế đang phát triển, đồng thời với vị trí chiến lược ở vùng Sừng châu Phi và là trụ sở của AU, quốc gia này có tầm ảnh hưởng lớn trong các vấn đề khu vực. Nhà phân tích địa kinh tế Aly-Khan Satchu nhận định, những thành viên mới "nặng ký" của BRICS bao gồm Iran, Saudi Arabia và UAE.
Ông cho biết, Saudi Arabia và UAE có ngân sách dồi dào và có thể đóng vai trò như nước cho vay khi một thành viên rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính. Đối với Argentina, ông Satchu bình luận quốc gia này đã "gõ cửa" BRICS và điều quan trọng là phải đưa một quốc gia Mỹ Latinh vào khối dựa trên "quan điểm cân bằng lục địa". Nhà phân tích này cũng nói thêm rằng, Ai Cập và Ethiopia là những nước có thế mạnh về nhân khẩu học ở châu Phi. Việc kết nạp hai quốc gia này vào BRICS cũng là cách đảm bảo các dự án của khối trong tương lai.
Quyết định mở rộng của BRICS được cho là một chiến thắng của Trung Quốc và Nga. Người đứng đầu Chương trình Châu Mỹ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Ryan Berg nhận định: "Đối với Trung Quốc, nó cho phép họ tiếp tục xây dựng những gì họ hy vọng là một trật tự lấy Bắc Kinh làm trung tâm. Đối với Nga, nước sẽ giữ chức Chủ tịch luân phiên của BRICS vào năm tới, họ coi đây là một cơ hội to lớn trong thời điểm bị cô lập đáng kể hiện nay". Ngoài việc ứng phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây, BRICS cũng mang lại một động lực khác cho Nga khi khối này đang tìm kiếm các giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Đừng đợi G7
BRICS được cho là đối trọng của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7). Theo quan điểm của nhà kinh tế học nổi tiếng Jim O'Neill - cựu Thư ký Thương mại Bộ Tài chính Anh được gọi là "cha đẻ" của BRICS, G7 ngày càng trở nên không phù hợp trong một thế giới có nhiều cường quốc mới nổi. Quả thực, kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden lên nắm quyền, Mỹ đã tìm cách nâng cao vai trò của G7, gieo kỳ vọng lên một số thành viên trong "câu lạc bộ" này về tầm ảnh hưởng của họ trong nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, thực tế, từng thành viên G7 vẫn đang phải đối mặt trực tiếp với nhiều vấn đề nan giải, xuất phát từ chỉ một vấn đề trọng tâm - "phần đóng góp" của họ trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng giảm. Nhật Bản và Italy gần như không đạt mức tăng trưởng nào trong 20 năm qua. Đức cũng không phát triển tốt lắm. Vương quốc Anh cũng vậy, hầu như không tăng trưởng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Trên thực tế, G7 hiện là câu lạc bộ ngày càng bị Mỹ thống trị về mặt kinh tế.
Chắc chắn, khi nói đến các vấn đề toàn cầu - có thể là thách thức kinh tế toàn cầu, biến đổi khí hậu, bệnh truyền nhiễm hay bất kỳ mối quan tâm thực sự toàn cầu nào khác - riêng G7 không thể giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề này.
Không phải G7, những gì chúng ta đã và đang thấy trong thời gian qua là những nỗ lực chung của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong cuộc khủng hoảng tài chính vì trong nhóm bao gồm cả các thành viên BRICS và toàn bộ G7, để từ đó tạo nên một trung tâm hoạch định chính sách toàn cầu.
Trước những thách thức địa chính trị như hiện nay, khi ngày càng nhiều nền kinh tế mới nổi ngày càng lớn mạnh hơn, dường như không thể tránh khỏi vấn đề tiếng nói của họ có "sức nặng hơn" trong các vấn đề toàn cầu, bất chấp một số thách thức địa chính trị đi kèm.
Các nền kinh tế mới nổi cũng có đầy đủ tiềm năng để duy trì vai trò là động lực quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, cả hiện tại và tương lai. Bằng chứng là, hiện tại, Trung Quốc giữ vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới về mặt danh nghĩa và lớn nhất về sức mua tương đương (PPP).
Trong vài năm tới, Ấn Độ sẵn sàng thách thức Đức để giành vị trí lớn thứ tư, sau khi vượt qua Pháp và Anh. Quỹ đạo tăng trưởng kết hợp của Trung Quốc và Ấn Độ có tác động đáng kể nhất đến GDP toàn cầu. Trong khi đó, một số nền kinh tế mới nổi khác cũng rất đáng chú ý, đặc biệt là Indonesia và Việt Nam - đang nổi lên ở châu Á. Ở Mỹ Latinh, Mexico và châu Phi, mặc dù có xuất phát điểm thấp hơn đáng kể nhưng các quốc gia như Nigeria, Ethiopia và Ai Cập đang dần thể hiện tầm quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, theo phân tích của chuyên gia Jim O'Neill, hiện trong số 5 quốc gia BRICS, có 3 quốc gia không thể hiện được hiệu quả kinh tế mạnh mẽ trong hơn một thập niên qua. Nhưng vận mệnh của họ sẽ thay đổi nếu họ bắt tay vào những cải cách kinh tế đáng kể, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào giá cả hàng hóa và những biến động ở bên ngoài. Trong khi đó, dù gặp khá nhiều vấn đề bên trong nền kinh tế, nhưng Trung Quốc hiện vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Pakistan nộp đơn xin gia nhập BRICS vào năm 2024 Đại sứ Pakistan ở Nga cho biết, Pakistan đã nộp đơn xin gia nhập nhóm Các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) vào năm 2024. Chia sẻ với hãng thông tấn Tass, Đại sứ Pakistan ở Nga Muhammad Khalid Jamali xác nhận Pakistan hy vọng sẽ trở thành thành viên của BRICS vào năm 2024, thời điểm Nga giữ...
![Trung Quốc tung chatbot đấu ChatGPT, cổ phiếu Phố Wall chao đảo bốc hơi 1.000 tỉ](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/10/trung-quoc-tung-chatbot-dau-chatgpt-co-phieu-pho-wall-chao-dao-boc-hoi-1000-ti-600x432-0a6-7368245-250x180.webp)
![Ý tưởng gây sốc của Tổng thống Trump về Dải Gaza](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/y-tuong-gay-soc-cua-tong-thong-trump-ve-dai-gaza-600x432-f7b-7372962-250x180.webp)
![Hé lộ kế hoạch mới của ông Trump về xung đột Nga-Ukraine](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/he-lo-ke-hoach-moi-cua-ong-trump-ve-xung-dot-nga-ukraine-600x432-ff5-7370647-250x180.webp)
![Nga sắp cho chạy thử 'chiến hạm mạnh nhất thế giới' sau cuộc đại tu?](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nga-sap-cho-chay-thu-chien-ham-manh-nhat-the-gioi-sau-cuoc-dai-tu-600x432-d1c-7373414-250x180.webp)
![Tổng thống Trump lên tiếng về 'thảm kịch' hàng không ở thủ đô Washington DC](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/11/tong-thong-trump-len-tieng-ve-tham-kich-hang-khong-o-thu-do-washington-dc-600x432-fe8-7369318-250x180.webp)
![Ông Trump cấm người chuyển giới tham gia các môn thể thao dành cho nữ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/ong-trump-cam-nguoi-chuyen-gioi-tham-gia-cac-mon-the-thao-danh-cho-nu-600x432-a49-7373039-250x180.webp)
![Iran công bố tên lửa đạn đạo mới nhất](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/nghien-cuu-chien-ham-trung-quoc-cung-luoi-tieu-diet-co-the-danh-bai-ham-doi-my-600x432-026-7371520-250x180.webp)
![CIA có đánh giá mới về nguồn gốc Covid-19](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/9/cia-co-danh-gia-moi-ve-nguon-goc-covid-19-600x432-68a-7367289-250x180.webp)
![Ông Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/ong-trump-rut-my-khoi-co-quan-truc-thuoc-lien-hiep-quoc-600x432-a7a-7372616-250x180.webp)
![Mỹ chuẩn bị kế hoạch rút quân khỏi Syria?](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/my-chuan-bi-ke-hoach-rut-quan-khoi-syria-600x432-a14-7372947-250x180.webp)
![Ông Trump được tặng máy nhắn tin bằng vàng, ca ngợi 'chiến dịch tuyệt vời' của Israel](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/ong-trump-duoc-tang-may-nhan-tin-bang-vang-ca-ngoi-chien-dich-tuyet-voi-cua-israel-600x432-e2a-7373210-250x180.webp)
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Ông Trump có thể siết trừng phạt Nga](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/may-bay-cho-10-nguoi-mat-tich-o-alaska-600x432-857-7374736-250x180.webp)
Ông Trump có thể siết trừng phạt Nga
![Số ca cúm tăng mạnh, người Đài Loan đổ xô tiêm phòng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/so-ca-cum-tang-manh-nguoi-dai-loan-do-xo-tiem-phong-600x432-8ab-7374734-250x180.webp)
Số ca cúm tăng mạnh, người Đài Loan đổ xô tiêm phòng
![Cựu cố vấn: Mỗi ngày ông Trump làm tổng thống sẽ đều là "ngày sấm sét"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tinh-bao-han-quoc-tiet-lo-ly-do-linh-trieu-tien-co-the-da-rut-khoi-kursk-600x432-034-7374730-250x180.webp)
Cựu cố vấn: Mỗi ngày ông Trump làm tổng thống sẽ đều là "ngày sấm sét"
![Tướng Nga: 90% tên lửa hiện đại phương Tây cấp cho Ukraine bị bắn hạ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tuong-nga-90-ten-lua-hien-dai-phuong-tay-cap-cho-ukraine-bi-ban-ha-600x432-e29-7374656-250x180.webp)
Tướng Nga: 90% tên lửa hiện đại phương Tây cấp cho Ukraine bị bắn hạ
![Ông Trump sẽ tung "cây gậy và củ cà rốt" để chấm dứt xung đột Ukraine](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/ong-trump-se-tung-cay-gay-va-cu-ca-rot-de-cham-dut-xung-dot-ukraine-600x432-dda-7374654-250x180.webp)
Ông Trump sẽ tung "cây gậy và củ cà rốt" để chấm dứt xung đột Ukraine
![Ukraine nhận lô F-16 thứ 2 từ Hà Lan, có thể tấn công sâu vào nước Nga](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/ukraine-nhan-lo-f-16-thu-2-tu-ha-lan-co-the-tan-cong-sau-vao-nuoc-nga-600x432-d80-7374652-250x180.webp)
Ukraine nhận lô F-16 thứ 2 từ Hà Lan, có thể tấn công sâu vào nước Nga
![Nhóm kỹ sư trẻ "tốt nhất thế giới" được ông Musk trọng dụng trong DOGE](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nhom-ky-su-tre-tot-nhat-the-gioi-duoc-ong-musk-trong-dung-trong-doge-600x432-96c-7374650-250x180.webp)
Nhóm kỹ sư trẻ "tốt nhất thế giới" được ông Musk trọng dụng trong DOGE
![Vai trò chiến lược của khu vực Toretsk mà Nga vừa tuyên bố kiểm soát tại Donetsk](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/vai-tro-chien-luoc-cua-khu-vuc-toretsk-ma-nga-vua-tuyen-bo-kiem-soat-tai-donetsk-600x432-2eb-7374532-250x180.webp)
Vai trò chiến lược của khu vực Toretsk mà Nga vừa tuyên bố kiểm soát tại Donetsk
![Iran tự tin đứng vững trước đòn trừng phạt của phương Tây](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/iran-tu-tin-dung-vung-truoc-don-trung-phat-cua-phuong-tay-600x432-93d-7374529-250x180.webp)
Iran tự tin đứng vững trước đòn trừng phạt của phương Tây
![Liban thành lập chính phủ mới](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tuong-burhan-cam-ket-som-thanh-lap-chinh-phu-chuyen-tiep-o-sudan-600x432-d4e-7374527-250x180.webp)
Liban thành lập chính phủ mới
![Ukraine đổi chiến lược trong xung đột với Nga giữa lúc Tổng thống Trump thúc đẩy ngừng bắn](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/dam-da-ban-sac-viet-nam-tai-le-hoi-da-van-hoa-o-australia-600x432-091-7374472-250x180.webp)
Ukraine đổi chiến lược trong xung đột với Nga giữa lúc Tổng thống Trump thúc đẩy ngừng bắn
![Israel bắt đầu thả tù nhân Palestine theo thỏa thuận trao đổi con tin](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/israel-bat-dau-tha-tu-nhan-palestine-theo-thoa-thuan-trao-doi-con-tin-600x432-9b3-7374469-250x180.webp)
Israel bắt đầu thả tù nhân Palestine theo thỏa thuận trao đổi con tin
Có thể bạn quan tâm
![Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/2/2025: Sửu tích cực, Ngọ thuận lợi](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/du-bao-chi-tiet-van-menh-12-con-giap-nam-2025-than-doi-dao-may-man-tien-bac-lan-cong-viec-deu-len-huong-600x432-6c5-7374791-250x180.webp)
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/2/2025: Sửu tích cực, Ngọ thuận lợi
Trắc nghiệm
14:55:31 09/02/2025![Clip đuổi bắn trên phố ở Nha Trang chỉ là súng đồ chơi bằng... nhựa](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/clip-duoi-ban-tren-pho-o-nha-trang-chi-la-sung-do-choi-bang-nhua-600x432-736-7374801-250x180.webp)
Clip đuổi bắn trên phố ở Nha Trang chỉ là súng đồ chơi bằng... nhựa
Pháp luật
14:51:58 09/02/2025![Khách tố quán bánh mì ở Hà Nội bán 'thịt mốc đen', chủ quán phản bác ra sao?](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/khach-to-quan-banh-mi-o-ha-noi-ban-thit-moc-den-chu-quan-phan-bac-ra-sao-600x432-963-7374798-250x180.webp)
Khách tố quán bánh mì ở Hà Nội bán 'thịt mốc đen', chủ quán phản bác ra sao?
Netizen
14:47:24 09/02/2025![Sao nữ Vbiz khóc lóc hoảng loạn tại Ý: Đã trình báo cảnh sát, nhưng cơ hội mong manh](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/sao-nu-vbiz-khoc-loc-hoang-loan-tai-y-da-trinh-bao-canh-sat-nhung-co-hoi-mong-manh-600x432-a11-7374794-250x180.webp)
Sao nữ Vbiz khóc lóc hoảng loạn tại Ý: Đã trình báo cảnh sát, nhưng cơ hội mong manh
Sao việt
14:40:16 09/02/2025![Chồng Từ Hy Viên lâm nguy: Giam mình, không mở miệng nói chuyện vì lý do này sau cú sốc mất vợ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/chong-tu-hy-vien-lam-nguy-giam-minh-khong-mo-mieng-noi-chuyen-vi-ly-do-nay-sau-cu-soc-mat-vo-600x432-ced-7374792-250x180.webp)
Chồng Từ Hy Viên lâm nguy: Giam mình, không mở miệng nói chuyện vì lý do này sau cú sốc mất vợ
Sao châu á
14:34:57 09/02/2025![Nhà - xe của bầu Đức, món tiền thưởng "lệch pha" của bầu Hiển & món quà triệu đô cho Nguyễn Xuân Son](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nha-xe-cua-bau-duc-mon-tien-thuong-lech-pha-cua-bau-hien-mon-qua-trieu-do-cho-nguyen-xuan-son-600x432-5d1-7374782-250x180.webp)
Nhà - xe của bầu Đức, món tiền thưởng "lệch pha" của bầu Hiển & món quà triệu đô cho Nguyễn Xuân Son
Sao thể thao
14:27:24 09/02/2025![Cuối tuần sau Tết, nấu ngay nồi lẩu thế này vừa ngon lại thanh nhẹ "mát ruột"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/cuoi-tuan-sau-tet-nau-ngay-noi-lau-the-nay-vua-ngon-lai-thanh-nhe-mat-ruot-600x432-dbd-7374762-250x180.webp)
Cuối tuần sau Tết, nấu ngay nồi lẩu thế này vừa ngon lại thanh nhẹ "mát ruột"
Ẩm thực
13:50:24 09/02/2025![Sự thật 'vật thể bí ẩn' dưới đáy biển Baltic](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/su-that-vat-the-bi-an-duoi-day-bien-baltic-600x432-825-7374755-250x180.webp)
Sự thật 'vật thể bí ẩn' dưới đáy biển Baltic
Lạ vui
13:23:41 09/02/2025![Túi xách hình tôm hùm độc lạ, gây sốt với giá hơn 450 triệu đồng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tui-xach-hinh-tom-hum-doc-la-gay-sot-voi-gia-hon-450-trieu-dong-600x432-3a1-7374725-250x180.webp)
Túi xách hình tôm hùm độc lạ, gây sốt với giá hơn 450 triệu đồng
Thời trang
11:26:01 09/02/2025![Chứng kiến Riot "tự hủy", cộng đồng LMHT ngán ngẩm hiến kế "bào tiền"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/chung-kien-riot-tu-huy-cong-dong-lmht-ngan-ngam-hien-ke-bao-tien-600x432-034-7374713-250x180.webp)
Chứng kiến Riot "tự hủy", cộng đồng LMHT ngán ngẩm hiến kế "bào tiền"
Mọt game
11:04:34 09/02/2025![Bé gái đi du lịch chụp ảnh lưu niệm, nhiều năm sau vẫn đứng ở nơi đó nhưng đã thành đại minh tinh](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/be-gai-di-du-lich-chup-anh-luu-niem-nhieu-nam-sau-van-dung-o-noi-do-nhung-da-thanh-dai-minh-tinh-600x432-c4e-7374706-250x180.webp)