Thế giới năm 2019 có gì để con người ta lạc quan hơn?
Thế giới năm 2019 tiếp tục hứng chịu bất ổn, hỗn loạn và đau thương bởi chiến tranh, suy thoái kinh tế, khủng hoảng di cư và bóng ma của biến đổi khí hậu…
Nhưng hãy tạm quên đi bức tranh màu xám ấy, vẫn đang có những tín hiệu tích cực để chúng ta có thêm hy vọng về một thế giới sẽ tốt đẹp hơn.
Ở lĩnh vực môi trường và năng lượng, mặc dù nhiều thành phố mức độ ô nhiễm không khí gia tăng ở mức báo động nhưng trên phạm vi toàn cầu, số lượng người chết vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí đang ở mức thấp nhất trong vòng 27 năm qua.
Cụ thể, năm 1990, cứ 100.000 người chết thì hơn 100 ca do ô nhiễm không khí, nhưng đến năm 2017, tỷ lệ này chỉ còn 65,8 ca
88,8% dân số toàn cầu đã được tiếp cận với điện, và tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo cũng ở mức cao nhất từ trước đến nay. Theo Bloomberg, năm 2019, gần 11% nguồn năng lượng toàn cầu đến từ thủy điện, năng lượng gió và năng lượng mặt trời
Dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cho thấy, tỷ lệ dân số thế giới tiếp cận với nước sạch tăng cao, từ 84% vào năm 2000 lên tới 92,3% vào năm 2019
Thu nhập đầu người trên toàn cầu cũng cao nhất trong vòng 30 năm qua, trung bình GDP toàn cầu trên mỗi người lao động vào khoảng 37.738 USD trong năm 2019, so với mức trên 20.000 USD vào năm 1991
Tỷ lệ người trên 15 tuổi biết đọc biết viết trên thế giới là 86,3%, tăng hẳn so với mức 65% vào năm 1978,theo thống kê của UNESCO
Tỷ lệ trẻ em tốt nghiệp tiểu học cũng đạt mức cao nhất trong lịch sử thống kê về lĩnh vực này từ năm 1970, đó là mức 89,59%
Video đang HOT
Dữ liệu của Liên hợp quốc cho thấy, ngày càng ít trẻ em gái tảo hôn hay buộc phải có con ở tuổi thiếu niên. Hôn nhân trẻ em vào năm 2018 giảm xuống mức 5% so với 8,1% vào năm 2003
Diễn đàn Kinh tế Thế giới dự đoán phải 100 năm nữa loài người mới có thể thu hẹp khoảng cách về bình đẳng giới, nhưng ít nhất tình hình đang đi đúng hướng. Đơn cử, năm 2018, phụ nữ đã chiếm 23,97% vị trí trong các cơ quan lập pháp của Mỹ
Về sức khỏe và y tế, cơ quan Dân số Liên hợp quốc ước tính, năm 2017, tuổi thọ trung bình trên toàn thế giới là 72,4 tuổi, tăng cao nhất và liên tục trong 57 năm qua
Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh vào năm 2018 là 28,9 ca so với 1.000 ca sinh thành công, giảm 29 lần trong giai đoạn 29 năm theo dõi lĩnh vực này
Một lý do khiến tuổi thọ gia tăng là ngày càng nhiều người trên thế giới được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu. Đến năm 2017, lần đầu tiên trong lịch sử, 2/3 dân số thế giới được tiếp cận với chăm sóc y tế
Tỷ lệ nhiễm HIV mới đang ở mức thấp mọi thời đại (0,25 phần nghìn) và tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus ở mức cao nhất mọi thời đại (62%)
Nhờ khoa học phát triển, trong khoảng 20 năm, tỷ lệ tử vong do ung thư toàn cầu đã giảm khoảng 15%.
Việc ngày càng có nhiều người chữa khỏi hoặc sống lâu hơn kể từ khi phát hiện ung thư chỉ là một trong nhiều ví dụ cho thấy thế giới tiếp tục khai thác được những tiềm năng to lớn về mặt sức khỏe con người
Theo anninhthudo.vn
#10yearschallenge của đất mẹ: Nhìn lại 10 năm, cảm xúc gói gọn trong 2 chữ "xót xa"
Khi nghĩ lại những gì đã xảy ra với Trái đất trong vòng 10 năm qua, mọi thứ trở nên thật ảm đạm.
2019 sắp qua đi, chúng ta chuẩn bị bước sang năm 2020 - một thập niên mới, đánh dấu nhiều biến chuyển dành cho nhân loại.
Đời người có được mấy lần 10 năm? Đó là một khoảng thời gian không quá dài, nhưng đủ để tạo ra những thay đổi rõ rệt, có thể tốt, cũng có thể theo hướng tiêu cực hơn. Và khi các nhà khoa học nhìn lại chặng đường 10 năm của Trái đất, thì hành tinh này dường như đã thay đổi theo cái cáh khiến con người ta phải đau lòng.
Biến đổi khí hậu
Chẳng thể nào phủ nhận được một sự thật rằng 10 năm qua, khí hậu Trái đất đã có những thay đổi cực kỳ rõ nét. Mà đáng buồn thay, đó lại là những thay đổi đầy tiêu cực.
Ảnh: Greenpeace
Theo như thống kê từ NASA, mỗi năm Nam Cực mất đến 127 gigaton băng đá (1 gigaton tương đương 1 tỉ tấn). Và con số ấy còn khủng khiếp hơn nếu chúng ta vòng lên phương Bắc, đến hòn đảo Greenland trong vành đai Bắc Cực. Nơi đây mất tới 286 gigaton mỗi năm.
Số băng này mất đi chủ yếu là bởi nhiệt độ toàn cầu đã tăng lên, và toàn bộ đã chảy ra các đại dương. Ước tính, nhiệt độ trung bình của nước biển đã tăng 0,9 độ C kể từ cuối thế kỷ 19, và nhiều khả năng sẽ tăng thêm 0,3 độ nữa vào cuối thập niên này - nghĩa là năm 2020.
Ảnh: WWF UK
Ô nhiễm nhựa
Bên cạnh biến đổi khí hậu thì từ năm 2018, cả thế giới như thức tỉnh trước thực trạng rác nhựa đang xâm chiếm các đại dương với mức độ kinh khủng như thế nào.
Ước tính mỗi năm, có khoảng 8 - 10 triệu tấn rác nhựa lọt ra ngoài đại dương. Mà tính chất của nhựa thì chắc ai cũng biết rồi, chúng sẽ ở đó hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm mà vẫn không hề suy chuyển.
Ảnh: WWF - Philippines
Theo các nhà khoa học thì đến năm 2050, lượng rác nhựa trên đại dương sẽ còn vượt qua số cá về mặt khối lượng.
Xung đột bạo lực toàn cầu
Tháng 12/2010, Mohamed Bouazizi - một người bán hàng rong tại Tunisia đã cương quyết không chịu đóng tiền "bảo kê" cho quan chức tham nhũng địa phương. Hệ quả, sạp hàng rau củ của anh đã bị đập nát toàn bộ. Và trước áp lực ngày càng quá quắt của hệ thống công quyền, Bouazizi đã quyết định tự thiêu
Đó là chuyện xảy ra 10 năm trước, nhưng cũng là khởi nguồn cho sự kiện "Mùa xuân Arab" - làn sóng tuần hành xảy ra khắp Trung Đông và Bắc Phi những năm sau đó, để rồi kết thúc bằng những cuộc nội chiến đẫm máu và làn sóng người tị nạn ồ ạt của những người bị buộc phải rơi cư trú của mình.
Và những thay đổi tích cực?
Dĩ nhiên, chúng ta cũng có những câu chuyện tốt đẹp xảy ra trong 10 năm qua. Các vấn đề môi trường đang nghiêm trọng hơn, nhưng cùng với đó là nhận thức của người dân và các quốc gia cũng tăng lên. Nhiều đất nước đang dần chuyển dịch, hướng đến sự tăng trưởng bền vững và coi trọng hơn các nguồn năng lượng tái tạo.
Theo thống kê từ Ngân hàng thế giới (World Bank) và UN (Liên Hợp Quốc - LHQ), tình trạng đói nghèo đang ở mức thấp nhất trong lịch sử. Tỉ lệ trẻ em tử vong và giới trẻ mù chữ cũng giảm đi đáng kể, đồng thời tuổi thọ trung bình của thế giới cũng tăng lên.
Dẫu vậy, bức tranh toàn cảnh vẫn thật ảm đạm. Dù tỉ lệ đói nghèo giảm xuống, nhưng tại nhiều khu vực như châu Phi Hạ Sahara thì lại tăng đến chóng mặt. Tỷ lệ đói nghèo ở đây hiện đã lên tới 41%.
Với câu chuyện mù chữ, dù tổng quan đã giảm, nhưng tại các nước kém phát triển thì lại tăng mạnh, chủ yếu ảnh hưởng tới phụ nữ trẻ. Theo nghiên cứu gần nhất vào năm 2019, 59% người mù chữ hiện tại là các phụ nữ và trẻ em gái.
Tham khảo: BBC
Theo thegioitre.vn
Israel làm điều này ở Crimea bất chấp phương Tây trừng phạt Israel đã xây dựng một trung tâm y tế ở Crimea bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây. "Một trung tâm tim mạch mới sẽ được xây dựng tại Yevpatoria (Crimea) "với sự hỗ trợ của các bác sĩ Israel", báo Rossiyskaya Gazeta dẫn lời giám đốc tương lai của trung tâm Alexander Lichstein cho biết. Một trung tâm tim mạch...