Thế giới mạnh tay chi tiền mua vũ khí
Theo Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), doanh thu của 100 nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới tăng 1,9% so với năm trước đó, đạt 374,8 tỷ USD.
SIPRI nói rằng sự tăng trưởng trong lĩnh vực bán vũ khí “đã được dự báo trước” và xuất phát từ việc “triển khai các chương trình vũ khí mới của các quốc gia, các hoạt động quân sự đang diễn ra ở một số nơi, và những căng thẳng liên tục trong khu vực.”
Các nhà sản xuất vũ khí ở Hàn Quốc, vốn cung cấp vũ khí ngày càng nhiều cho quân đội nước này, có tốc độ sản xuất tăng cao nhất trong số các nước phát triển.
Chi tiêu cho sản suất vũ khí tăng nhanh như thế cho thấy mối lo ngại về một cuộc xung đột tiềm ẩn với Triều Tiên. Doanh thu của các công ty sản xuất vũ khí Hàn Quốc đã tăng hơn 20% trong năm 2016, lên tới 8,4 tỷ USD.
Các công ty Mỹ vẫn đứng đầu ngành công nghiệp vũ khí trong năm 2016, với doanh số bán hàng tăng 4%, đạt hơn 217 tỷ đôla. Hoa Kỳ chiến 58% tổng số doanh thu bán vũ khí toàn cầu.
Công ty quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ- nhà sản xuất lớn nhất thế giới – có doanh số bán vũ khí tăng 11% trong năm 2016, nhờ bán máy bay chiến đấu F-35 và mua lại thương hiệu máy bay trực thăng Sikorsky.
Video đang HOT
Bà Aude Fleurant, Giám đốc Chương trình Chi tiêu Quân sự của Viện SIPRI, nói rằng tốc độ tăng doanh thu bán vũ khí của Mỹ có thể sẽ tiếp tục. Tổng thống Trump muốn tăng ngân sách của Lầu Năm Góc và tân trang lại kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Doanh số của các công ty Nga tăng 3,8%, đạt 26,6 tỷ đôla, tăng chậm hơn chút ít so với những năm gần đây.
Nga đã tăng chi tiêu quốc phòng để tăng cường khả năng quân sự, nhưng việc mua sắm vũ khí đã chậm lại vì vấn đề tài chính.
Theo Danviet
Uy lực loại vũ khí Mỹ quyết không từ bỏ
Lầu Năm Góc tuần qua quyết định hoãn thực hiện chương trình nhằm từ bỏ việc sử dụng bom chùm - loại vũ khí từng được sử dụng trong nhiều cuộc xung đột với khả năng sát thương trên diện rộng.
Là loại bom được thả từ trên cao xuống hoặc phóng từ mặt đất lên, bom chùm sẽ giải phóng các quả bom nhỏ hơn khi chúng phát nổ. Một trong những điểm yếu của bom chùm là không phải tất cả các đầu đạn đều phát nổ khi tiếp xúc với mặt đất. Bom chùm được mô tả là vũ khí "ác mộng" đối với dân thường vì chúng có thể phá hủy một khu vực rộng lớn. Trong ảnh: Tên lửa MGR-1 của Mỹ chứa những quả bom con với chất độc sarin. (Ảnh: CCO)
Được chế tạo thành nhiều phiên bản khác nhau, bom chùm vẫn đang được một số quốc gia trên thế giới sử dụng. Trong ảnh: Các binh sĩ thuộc Không quân Hàn Quốc chuẩn bị đưa các quả bom chùm CBU-58B lên máy bay chiến đấu F-4E trong cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc tại căn cứ không quân Suwon, phía nam thủ đô Seoul ngày 19/8/1997. (Ảnh: Yonhap)
Tổ tiên của bom chùm được chế tạo từ đầu thế kỷ 19. Đây là loại vũ khí giá rẻ nhưng có độ sát thương cực cao. Trong ảnh: Một quả bom chùm chứa hơn 600 bom con do máy bay chiến đấu Israel thả xuống một ngôi làng ở Lebanon trong cuộc chiến Hezbollah-Israel kéo dài 34 ngày năm 2006. (Ảnh: AP)
Bom chùm có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như khai thác mỏ, tấn công xe bọc thép và lực lượng binh sĩ của đối phương. Trong ảnh: Tổng Giám đốc Obukhov của công ty nghiên cứu và chế tạo vũ khí vùng Bazalt giải thích về thiết kế và tính năng hoạt động của bom chùm. (Ảnh: Sputnik)
Công ước quốc tế về bom chùm đã yêu cầu tất cả các quốc gia phá hủy kho bom chùm trong vòng 8 năm, bắt đầu từ khi ký kết hiệp ước. Trong ảnh: Bom chùm bị phá hủy bên trong một nhà máy ở Đức. (Ảnh: AFP)
Cùng với các nước chế tạo và sử dụng bom chùm khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Pakistan và Israel, Mỹ không ký kết Công ước quốc tế về bom chùm. Tuy nhiên, trên thực tế, Lầu Năm Góc đã cấm việc sử dụng loại vũ khí này từ năm 2008. Trong ảnh: Bom chùm của Mỹ được tìm thấy ở Libya sau một cuộc ném bom của Không quân Mỹ (Ảnh: Sputnik)
Nga cũng không gia nhập Công ước quốc tế về bom chùm. Hiện Moscow sử dụng bom chùm trong hầu hết hệ thống tên lửa, bao gồm hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka-U và Iskander. Trong ảnh: Hệ thống tên lửa đa nòng Smerch bắn đạn thật trong cuộc tập trận tác chiến thí điểm ở trường bắn. (Ảnh: Sputnik)
Thành Đạt
Theo Dantri
Vũ khí có thể giúp Mỹ hạ tên lửa Triều Tiên ngay trên bệ phóng Tên lửa hành trình trang bị vi sóng công suất cao có thể phá hủy các mạch điện trong hệ thống phóng tên lửa của Triều Tiên Một tên lửa CHAMP đang được phát triển. Ảnh: NBC News. Triều Tiên hôm 29/11 phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-15 đạt tầm bắn lý thuyết 13.000 km, đủ sức bao...