Thế giới lo ngại Trung Quốc quân sự hóa và lập ADIZ trên Biển Đông
Các nhà phân tích lo ngại Trung Quốc sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông và lập vùng nhận diện phòng không ( ADIZ) sau khi nước này đưa máy bay ra Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc có thể điều thêm nhiều máy bay quân sự ra các đảo nhân tạo xây phi pháp trên Biển Đông – Ảnh: Reuters
Reuters ngày 5.1 dẫn nhận định của giới quan chức nước ngoài và các chuyên gia phân tích sau sự kiện Trung Quốc đưa máy bay ra Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 2.1. Các chuyên gia lo ngại về tình hình Biển Đông sẽ phức tạp thêm sau hành động gây căng thẳng này của Trung Quốc.
Các chuyên gia cho rằng việc Trung Quốc tiến hành bay thử nghiệm tại một trong những đường băng mà nước này xây dựng bất hợp pháp trên các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông cho thấy các cơ sở hạ tầng Bắc Kinh xây dựng trái phép đã hoàn thành, và tiếp theo chắc chắn Trung Quốc sẽ điều máy bay quân sự tới đó.
Reuters cũng cho biết, các quan chức nước ngoài và chuyên gia phân tích nhận định việc tăng cường hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ là bước khởi đầu cho việc lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông do Bắc Kinh kiểm soát, chắc chắn gây căng thẳng trong khu vực.
Trung Quốc đã ngang nhiên xây dựng các đường băng trên các đảo nhân tạo mà nước này cải tạo phi pháp suốt hơn một năm qua, vì thế việc đáp thử máy bay trên Đá Chữ Thập vừa qua không gây bất ngờ nhưng lại gia tăng căng thẳng. Với chiều dài khoảng 3.000 mét, đường băng trên đảo nhân tạo đủ để các máy bay ném bom tầm xa, máy bay vận tải cũng như các loại máy bay chiến đấu tốt nhất của Trung Quốc có thể hoạt động.
Giới chức Mỹ tại khu vực cho biết, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục xây dựng một loạt cảng, kho chứa và các khu đồn trú quân sự trên các đảo nhân tạo. Riêng Đá Chữ Thập, Trung Quốc có thể sẽ lắp đặt hệ thống radar cảnh báo sớm và các phương tiện liên lạc quân sự khác.
Video đang HOT
Trung Quốc đã xây dựng phi pháp đường băng trên Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: CSIS/Reuters
Chuyên gia nghiên cứu Leszek Buszynski tại Trung tâm nghiên cứu quốc phòng và chiến lược, Đại học Quốc gia Úc cho rằng việc Trung Quốc đưa các máy bay quân sự tới những đảo này là “không thể tránh khỏi”. Theo ông Buszynski, mặc dù Trung Quốc có thể chưa sớm tuyên bố một vùng phòng không, nhưng một khi Trung Quốc đã củng cố xong sức mạnh không quân của họ thì điều đó sẽ xảy ra.
Chuyên gia Buszynski nhận định, Trung Quốc sau khi đã thử nghiệm nhiều chuyến bay sẽ điều tới các đảo nhân tạo những chiếc Su-27 và Su-33 và hoạt động cố định tại đó. “Đó là những gì Trung Quốc sẽ làm”, Reuters dẫn lời ông Buszynski.
Trong khi đó, ông Ian Storey, một chuyên gia về Biển Đông tại Viện ISEAS Yusof Ishak của Singapore, cho rằng khi Trung Quốc sử dụng các cơ sở hạ tầng mà nước này xây dựng trái phép trên Biển Đông nhằm tăng cường ảnh hưởng tại khu vực thì căng thẳng trên Biển Đông sẽ càng tồi tệ hơn.
Theo ông Ian Storey, ngay cả khi Trung Quốc chưa chính thức tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không thì chắc chắn họ sẽ vẫn có những hành động để bảo vệ các đường băng mới cùng nhiều công trình hạ tầng khác. “Khi các công trình này đi vào hoạt động, việc Trung Quốc đưa ra những cảnh báo với cả máy bay quân sự và dân sự sẽ trở nên thường xuyên hơn. Và đây là những tiền đề để Trung Quốc tuyên bố ADIZ”.
Trung Quốc ngày 2.1 đã lần đầu tiên sử dụng đường băng do nước này xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngay sau đó, Việt Nam đã trao công hàm phản đối hành động của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, hành động của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa; đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, cũng như các thỏa thuận và tuyên bố đã đạt được giữa hai bên.
Các nước Mỹ, Philippines và Nhật Bản sau đó cũng lên tiếng chỉ trích hành động đơn phương này của Trung Quốc làm căng thẳng thêm tình hình Biển Đông.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Philippines tố Trung Quốc đang ngầm thực thi ADIZ ở Biển Đông
Một thẩm phán của Tòa án Tối cao Philippines cáo buộc Trung Quốc đang gần như thực thi Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
Một tàu tuần duyên của Trung Quốc cản đường tàu tiếp tế của hải quân Philippines trên Biển Đông vào tháng 3.2014 - Ảnh: AFP
Kể từ khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông, nhiều chuyên gia nhận định Bắc Kinh sẽ lập ADIZ ở Biển Đông, theo chuyên san The Diplomat (trụ sở ở Nhật Bản) ngày 13.10.
Tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS, trụ ở tại Washington, Mỹ) ngày 13.10, thẩm phán Antonio Carpio, Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines, cho biết Trung Quốc đang gần như thực thi ADIZ ở Biển Đông. Hiện bất kỳ máy bay Philippines nào bay qua quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông đều nhận được lời cảnh báo từ Trung Quốc thông qua điện đàm yêu cầu "tránh xa khu vực này", ông Carpio lý giải.
ADIZ được định nghĩa là vùng trời do một quốc gia tự ấn định và đòi hỏi mọi máy bay dân sự xâm nhập vùng này phải thông báo nhận dạng, vị trí và chịu sự kiểm soát của quốc gia đó. ADIZ không đồng nghĩa với không phận nhưng được xem là khu vực song hành với an ninh quốc phòng của một quốc gia.
ADIZ là một phần trong kế hoạch lớn của Trung Quốc nhằm kiểm soát phi pháp toàn bộ Biển Đông và tất cả tài nguyên ở vùng biển này, theo ông Carpio.
Những hành động của Trung Quốc trong những năm gần đây, từ quấy rối tàu cá các nước láng giềng cho đến xây đảo nhân tạo phi pháp, cho thấy Bắc Kinh muốn chiếm hết ngư trường, dầu mỏ, khí đốt, tài nguyên trong tuyên bố chủ quyền phi lý "đường lưỡi bò" của Trung Quốc nuốt trọn gần cả Biển Đông, ông Carpio cho hay.
"Kế hoạch lớn của Trung Quốc là kiểm soát toàn bộ Biển Đông cả về kinh tế lẫn quân sự", ông Carpio nhận định.
Ông Carpio thừa nhận về mặt quân sự, khả năng của Philippines để đáp trả những hành động ngang ngược của Trung Quốc khá hạn chế, bởi Trung Quốc đang sản xuất đại trà nhiều loại tàu chiến ở tốc độ nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trong thời bình.
"Chúng tôi rất thận trọng bởi vì đó là chiến lược của Trung Quốc. Và chúng tôi không thể chống lại Trung Quốc về mặt quân sự", ông Carpio cho hay.
Dù vậy, ông nhấn mạnh Philippines sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện phản đối "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở tòa án quốc tế. Manila đã chính thức đệ đơn kiện vào năm 2013, nhưng Bắc Kinh phớt lờ không tham gia các phiên phân xử.
Mới đây, truyền thông Trung Quốc tối 9.10 đưa tin Bắc Kinh đã hoàn tất việc xây dựng phi pháp hai hải đăng ở Đá Châu Viên và Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Philippines và Mỹ đã lên tiếng phản đối động thái này, theo Reuters. Washington cũng vừa thông báo với các đồng minh châu Á về kế hoạch tuần tra hải quân áp sát đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây phi pháp ở Trường Sa.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Chuyên gia cảnh báo Trung Quốc sớm muộn cũng lập ADIZ trên Biển Đông Trên Hoa Đông, Trung Quốc đã không cho một máy bay dân dụng vào ADIZ nước này đơn phương ấn định, còn trên Biển Đông, việc thiết lập vùng này dường như chỉ còn là vấn đề thời gian. Chiến đấu cơ Su-27 của Trung Quốc bay áp sát máy bay của lực lượng phòng vệ Nhật Bản trên biển Hoa Đông tháng...