Thế giới lo đại dịch kinh hoàng hơn SARS tấn công
Chỉ nửa tháng sau ca nhiễm virus MERS-CoV đầu tiên, số trường hợp nhiễm virus chết người này ở Hàn Quốc hiện tới 25 người. Virus này cũng đã xuất hiện ở hàng chục nước trên thế giới. Tại Việt Nam, bộ Y tế đã họp khẩn để đối phó với nguy cơ lây nhiễm virus MERS-CoV.
Một bệnh nhân đeo khẩu trang để tránh bị lây nhiễm MERS, hội chứng hô hấp Trung Đông, tại bệnh viện Đại học Quốc gia Seul, ngày 1/6/2015
Tử vong nhanh chóng
Ngày 1/6, Hàn Quốc ghi nhận những trường hợp đầu tiên tử vong vì virus MERS-CoV. Nạn nhân là một phụ nữ 58 tuổi. Người phụ nữ này đã tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm MERS-CoV ở Hàn Quốc khi người này đang điều trị tại bệnh viện. Ngày 25/5, người phụ nữ này nhập viện vì khó thở và tử vong 6 ngày sau đó.
Nạn nhân thứ hai người Hàn Quốc cũng mới tử vong vì nhiễm MERS-CoV là một người đàn ông 71 tuổi. Ông bị nhiễm loại virus chết người này khi tiếp xúc với một trường hợp nhiễm MERS-CoV đầu tiên tại Hàn Quốc.
Và thủ phạm gây nên những vụ lây nhiễm virus chết người này là người đàn ông 68 tuổi, trở về Hàn Quốc sau một chuyến công tác ở Ả Rập Saudi vào giữa tháng 4/2015 và được xác nhận nhiễm bệnh vào ngày 20/5.
Hơn 628 người Hàn Quốc đã bị cách ly sau khi tiếp xúc với những ca nhiễm bệnh đầu tiên. Tổng thống Hàn Quốc, Park Geun-hye chỉ trích các quan chức y tế do đã không kịp ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh MERS-CoV (hay còn gọi là Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông).
Tổng thống nước này cũng kêu gọi Chính phủ tăng cường nỗ lực để ngăn chặn sự lây lan trên diện rộng của virus MERS-CoV. Một khu vực cách ly được lập ra khẩn cấp tại trung tâm Y tế Quốc gia ở Seoul tháng 1/2015.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tính đến ngày 2/6, số ca nhiễm MERS-CoV ở Hàn Quốc đã tăng lên 25 người, một con số đáng báo động khiến người dân nước này hết sức lo lắng sự lan rộng của dịch bệnh. Riêng trong ngày 2/6 đã có thêm 6 ca nhiễm mới.
Ngày 3/6, Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc, Hwang Woo-yea cho biết, 209 trường học, tức là hơn 1% tổng số trường của nước này, đã đóng cửa do lo ngại sự lây lan của Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông. Đây là một trong những biện pháp phòng ngừađược áp dụng sau khi Hàn Quốc ghi nhận 2 trường hợp tử vong do MERS, 3 trường hợp lây nhiễm cấp ba.
Hầu hết các trường học phải đóng cửa đều nằm ở tỉnh Gyeonggi, ngay sát Thủ đô Seoul, nơi có bệnh viện ghi nhận trường hợp tử vong vì MERS-CoV đầu tiên ở Hàn Quốc.
Ông Kim Woo Joo, Giáo sư bệnh truyền nhiễm của đại học Hàn Quốc, cũng đang tiến hành nghiên cứu các biện pháp nhằm giúp Chính phủ ngăn chặn dịch MERS-CoV. Ông kêu gọi người dân sử dụng nhiều biện pháp đề phòng để hạn chế sự lây lan của bệnh này như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và che miệng khi ho.
Mối đe dọa toàn cầu
MERS-CoV là một chủng virus mới, tương tự virus gây SARS năm 2003 khiến 8.273 người nhiễm bệnh và hơn 800 người trong số đó đã tử vong. Dù ít lây lan hơn SARS nhưng MERS-CoV lại nguy hiểm hơn vì chưa có vaccine hay phác đồ điều trị đặc hiệu nên tỉ lệ tử vong lên tới gần 30% trường hợp mắc bệnh. Giống như SARS, virus gây bệnh MERS-CoV đã được truyền từ động vật sang người, gây nên các triệu chứng như ho, sốt, viêm phổi.
Tuy nhiên khi còn ở trong cơ thể động vật, MERS-CoV không hoạt động và những con vật này không có triệu chứng mang bệnh. Chỉ khi vào đến cơ thể người, loài virus này mới trở nên nguy hiểm và khó kiểm soát.
Điều thực sự có thể biến MERS-CoV thành một dịch bệnh thế kỷ đó là virus truyền bệnh có thể di chuyển từ người sang người. Theo các nhà khoa học, MERS-CoV có thể truyền giữa những cá thể có tiếp xúc trực tiếp với nhau, thường thông qua đường hô hấp nhưng trong phạm vi giới hạn.
Sự lây lan nhanh chóng và dễ dàng của virus MERS-CoV khiến các chuyên gia y tế khắp thế giới đau đầu. Một trong những thách thức lớn nhất là họ vẫn chưa biết được gì nhiều về loại virus chết người này.
Một nỗi lo khác là diễn biến bệnh do virus này quá “lặng lẽ” khiến các bác sỹ không chú ý kịp thời. Theo WHO, nhiều trường hợp nhiễm bệnh gần đây nhất ở Ả Rập Saudi không có các triệu chứng đặc trưng như sốt cao, ho và viêm phổi.
Theo đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tại Việt Nam, virus MERS-CoV lây từ người sang người, nguy hiểm không kém dịch SARS năm 2003. Nếu như virus ebola có thể biến mất sau một thời gian thì virus MERS có thể tồn tại trong thời gian dài.
Việt Nam sẵn sàng phòng chống dịch Trong khi đó, mỗi ngày có khoảng 1.000 người Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh vào Việt Nam là rất lớn. Ngoài ra, hiện có khoảng 76.000 người Việt Nam đang ở Hàn Quốc và khoảng 20.000 người Việt Nam đang học tập, làm việc tại khu vực Trung Đông (vùng có dịch). Trong cuộc họp khẩn, Thứ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các cửa khẩu quốc tế thực hiện ngay việc khai báo y tế đối với hành khách từ Hàn Quốc và Trung Đông đến Việt Nam, tuyên truyền để người đi từ vùng có dịch MERS- CoV vềkhai báo y tếđể được theo dõi sức khỏe, hạn chế tiếp xúc khi có các triệu chứng bệnh; đồng thời yêu cầu các cơ sở y tế thực hiện giám sát các ca bệnh. Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng yêu cầu các đơn vị chức năng tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch, tuyên truyền để người dân không nên đi du lịch đến vùng có dịch bệnh trong thời điểm này…
Hơn 1.000 trường hợp mắc bệnh Kể từ khi được phát hiện vào năm 2012, đến nay đã phát hiện 1.154 trường hợp nhiễm bệnh do virus MERS-CoV tại 26 nước trên thế giới, trong đó khu vực Trung Đông có 9 quốc gia: Ả-rập Saudi, Qatar, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Oman, Yemen, Cô Oét, Lebenon, Jordan và Iran. Châu Âu có 9 quốc gia: Anh, Pháp, Đức, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ. Châu Mỹ có 1 quốc gia là Mỹ. Châu Phi có 3 quốc gia: Ai Cập, Tunisia và Algeria. Châu Á có 4 quốc gia: Malaysia, Philippines, Hàn Quốc và Trung Quốc. Ngày 29/05, tại Trung Quốc cũng ghi nhận một trường hợp mắc bệnh đầu tiên, là công dân Hàn Quốc. Bệnh nhân này trước đó đã bị lây nhiễm từ Hàn Quốc, khi sang Trung Quốc thì khởi phát bệnh. Tại châu Á, ca đầu tiên nhiễm MERS-CoV là một người đàn ông Malaysia qua đời hồi tháng 4 sau khi trở về từ một chuyến hành hương đến Ả Rập Saudi. Hôm 3/5, Mỹ cũng đã có bệnh nhân đầu tiên, người mới trở về từ Ả Rập Saudi, nhiễm loại virus này. Ai Cập cũng đang xem xét khả năng một phụ nữ 60 tuổi chết vì MERS-CoV. Hồi đầu tháng 5, căn bệnh nguy hiểm này đã khiến trên 414 người phải nhập viện, trong đó có 115 người tử vong tính đến ngày 6/5.
THANH NGỌC
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Thủ tướng yêu cầu đánh giá khả năng lây nhiễm MERS-CoV
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế đánh giá, dự báo khả năng lây nhiễm MERS-CoV vào Việt Nam để chủ động lên kế hoạch cùng các bộ, ngành phòng, chống virus chết người.
Tính đến ngày 3.6, thế giới đã ghi nhận 1179 trường hợp mắc bệnhMERS-CoV trong đó có 442 trường hợp tử vong. Đây là dịch bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh.
Trước tình hình này, Thủ tướng Chính phủ có công điện phòng, chống dịch bệnh gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung đông do virus Corona.
Theo công điện, dịch bệnh MERS-CoV đang bùng phát tại 9 quốc gia vùng Trung Đông và đã lan đến nhiều quốc gia khác, trong đó đáng chú ý có những quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines.
MERS-CoV là loại virus vẫn chưa có vaccine phòng ngừa hay thuốc điều trị hữu hiệu. (Ảnh: Học sinh Hàn Quốc được nghỉ học để phòng MERS-CoV)
Nhằm chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh MERS-CoV lây nhiễm vào Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu, Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới.
Ngành y tế bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh MERS-CoV để thông báo kịp thời về tính nguy hiểm, nguyên nhân lây bệnh, cách thức lan truyền và phương pháp phòng, chống dịch.
"Bộ Y tế phải đánh giá, dự báo khả năng lây nhiễm vào Việt Nam để chủ động lên kế hoạch phòng, chống MERS-CoV", Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao, Công an, Giao thông vận tải, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở kế hoạch phòng, chống dịch bệnh MERS-CoV của Bộ Y tế. Các bộ, ngành có kế hoạch triển khai các biện pháp phòng, chống dịch nhằm chủ động ngăn chặn dịch bệnh MERS-CoV lây nhiễm vào Việt Nam.
Bộ Y tế hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh MERS-CoV tại các cửa khẩu cũng như hướng dẫn, tập huấn, diễn tập việc theo dõi, cách ly y tế, chăm sóc y tế đối với các trường hợp mắc bệnh dịch MERS-CoV tại các cửa khẩu cũng như tại địa phương nhằm chủ động chống dịch, ngăn chặn lan rộng ra cộng đồng và chạn chế thấp nhất tử vong và số người mắc bệnh trong trường hợp có dịch nhiễm vào Việt Nam.
"Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khuyến nghị người dân không nên đi đến các vùng đang có dịch bệnhMERS-CoV; trường hợp đang ở vùng dịch có nhu cầu đến, hoặc trở về Việt Nam", công điện nêu rõ.
Bộ Tài chính bảo đảm đủ kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch của ngành y tế.
Theo_Dân việt
VN hoàn toàn có thể đối phó nếu dịch Ebola xâm nhập Đến nay đã có 5.009 trường hợp tử vong vì Ebola trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Bộ Y tế cho biết, virus Ebola vẫn chưa xuất hiện tại Việt Nam và Việt Nam hoàn toàn có thể đối phó được trong trường hợp dịch Ebola xâm nhập. Sau khi có một hành khách nghi sốt nhiễm Ebola trở về từ châu Phi...